Phó Hiệu trưởng
Kế hoạch năm 2023-2024
PHÒNG GD& ĐT PHONG ĐIỀN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH PHÒ NINH Độc lập -Tự do -Hạnh phúc
Số /KH - CMTHPN Phong An, ngày 19 tháng 9 năm 2023
KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH CHỈ ĐẠO CHUYÊN MÔN
NĂM HỌC 2023 - 2024
Căn cứ Quyết định số 1937/QĐ-UBND ngày 17/8/2023 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;
Căn cứ Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi Quy định đánh giá học sinh tiểu học kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục.
Căn cứ Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành ngày 04/9/2020 về đánh giá học sinh tiểu học;
Căn cứ công văn số 325 /PGD&ĐT- CM ngày 31 tháng 8 năm 2023 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Phong Điền V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 cấp Tiểu học;
Căn cứ vào quy trình chỉ đạo chuyên môn cấp tiểu học năm học 2023- 2024 của Phòng Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ báo cáo tổng kết năm học 2022 - 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2023- 2024 của Trường Tiểu học Phò Ninh,
Bộ phận chuyên môn Trường Tiểu học Phò Ninh xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên môn năm học 2023 - 2024 như sau:
PHẦN THỨ NHẤT
KẾ HOẠCH CHỈ ĐẠO CHUYÊN MÔN
A. Đặc điểm tình hình:
I. Thuận lợi, khó khăn:
1. Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo trực tiếp của Tổ chuyên môn Phòng Giáo dục & Đào tạo, của Hiệu trưởng nhà trường; sự quan tâm, phối hợp của các tổ chức, đoàn thể cũng như chính quyền địa phương và cha mẹ học sinh.
- Có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, có năng lực giảng dạy, tinh thần trách nhiệm, đoàn kết và tâm huyết với nghề nghiệp.
Đội ngũ cán bộ giáo viên nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm cao, có nhiều giáo viên làm nòng cốt trong từng tổ khối phụ trách chuyên môn nghiệp vụ.
Đa số giáo viên nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học, có ý thức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, có ý thức rèn luyện kỹ năng sử dụng trang thiết bị dạy học hiện đại.
- Có cơ sở vật chất tương đối đảm bảo. Sân chơi, bãi tập đã được nâng cấp.
- Đa số học sinh (HS) ngoan ngoãn, chăm học, có đầy đủ điều kiện học tập.
- Có sự kế thừa các thành tích đã đạt được trong những năm trước.
2. Khó khăn:
- Trường có 07 học sinh khuyết tật học hòa nhập.
- Số lượng phòng học và phòng chức năng còn thiếu 02, chỉ có 15/15 lớp học 2 buổi/ngày.
- Một số giáo viên lớn tuổi có tay nghề chưa cao. HS đa số là con nông dân, đời sống khó khăn, khả năng và ý thức học tập của một số em còn hạn chế, sự quan tâm của phụ huynh chưa nhiều.
- Một số bộ phận phụ huynh học sinh khó khăn về kinh tế, việc đầu tư cho con cái học hành còn hạn chế.Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là rất cấp thiết nhưng điều kiện thiết bị máy móc so với yêu cầu chưa được đáp ứng được 100% lớp học được UDCNTT.
B. Nhiệm vụ
I. Nhiệm vụ chung
1. Chủ động, tích cực, kịp thời trong công tác tham mưu và tổ chức triển khai nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 bảo đảm an toàn trường học; thực hiện hiệu quả phân cấp quản lí gắn với trách nhiệm giải trình trong tổ chức thực hiện kế hoạch năm học theo quy định và phù hợp với thực tiễn tại địa phương.
1. Thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT (Chương trình giáo dục phổ thông 2018) đối với lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4 và Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 (Chương trình giáo dục phổ thông 2006) đối với lớp 5.
1. Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên; thực hiện xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để có đủ giáo viên, bảo đảm chất lượng dạy các môn học, hoạt động giáo dục theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
1. Chú trọng thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp và đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và thực hiện giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc theo quy định của Luật Giáo dục 2019.
1. Chú trọng đổi mới công tác quản lí, quản trị trường học; coi trọng công tác kiểm tra, giám sát theo thẩm quyền; khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; phát động, tổ chức các phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong công tác dạy học.
II. Nhiệm vụ cụ thể
1. Tiếp tục phát huy hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua:
1.1. Có kế hoạch phát động các cuộc vận động, phong trào thi đua và tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá quá trình thực hiện các cuộc vận động và phong trào.
1.2. Tuyệt đối không được thu các khoản ngoài quy định của cấp có thẩm quyền. Định kỳ công khai minh bạch các khoản thu, chi của nhà trường.
1.3. Xây dựng trường lớp Xanh - Sạch - Sáng. Tổ chức vườn trường, sân tập thể dục thể thao cho các em chăm sóc và rèn luyện;
1.4. Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, đẩy mạnh các hoạt động của câu lạc bộ GOAL; hướng dẫn học sinh tự quản, tự chủ động tổ chức, điều khiển các hoạt động tập thể, các hoạt động ngoài giờ lên lớp; phối hợp với cha mẹ học sinh tổ chức các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa, dã ngoại cho học sinh.
1.5. Đưa các nội dung giáo dục văn hóa truyền thống, di sản văn hóa vào nhà trường;
1.6. Tổ chức Lễ ra trường cho học sinh trang trọng, tạo dấu ấn tốt đẹp cho các em khi ra trường.
1.7. Xây dựng kế hoạch theo dõi, tạo điều kiện học tập phát huy năng khiếu của học sinh; có giải pháp tích cực để giảm tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành kiến thức kỹ năng, học sinh bỏ học và có nguy cơ bỏ học; đánh giá đúng chất lượng giáo dục không chạy theo thành tích; thực hiện nghiêm túc công tác bàn giao chất lượng theo hướng dẫn của Thông tư 22 của Bộ GD&ĐT và đảm bảo trách nhiệm của từng giáo viên khi bàn giao; huy động và duy trì sĩ số trên lớp theo đúng quy định của Tỉnh và Huyện.
1.8. Thực hiện tốt các công văn, hướng dẫn của tỉnh, huyện về môi trường không rác thải nhựa, các vật dụng dùng một lần không sử dụng các chất liệu không phân hủy, không dùng bìa ni long bao bọc sách, vở…
2. Các chỉ tiêu phấn đấu đạt được trong năm học 2023 - 2024
2.1. Số lượng, chất lượng
a. Số lượng
* Chỉ tiêu:
Số lượng: 485 học sinh/ 15 lớp (235 nữ). Trong đó trẻ 6 tuổi huy động vào lớp 1: 85/45 học sinh đạt 100% (Có 02 em lưu ban). Kế hoạch duy trì đến cuối năm 485 học sinh/15 lớp, đạt 100%.
Lưu ban: 04 ( Lớp 1/2: 01 lớp 1/3: 01; Lớp 2/2: 01; lớp 2/3: 01)
Khuyết tật: 07 ( Trong đó lớp 1: 02, lớp 2: 03, lớp 4: 01, lớp 5: 01)
Trong đó:
Khối 1: 3 lớp/ 85 học sinh. Nữ: 38 học sinh
Khối 2: 3 lớp/ 94 học sinh. Nữ: 44 học sinh
Khối 3: 3 lớp/ 96 học sinh. Nữ: 53 học sinh
Khối 4: 3 lớp/ 103 học sinh. Nữ: 52 học sinh
Khối 5: 3 lớp/ 107 học sinh Nữ: 48 học sinh
Toàn trường: 485 học sinh. Nữ: 235 học sinh; Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày là 100 % ( 485/485 học sinh).
* Biện pháp huy động và duy trì số lượng:
Công tác tuyển sinh lớp 1 dựa vào số liệu điều tra độ tuổi để soát xét số liệu học sinh.
Lấy số liệu trẻ 6 tuổi ở mẫu giáo làm căn cứ để huy động học sinh. Đảm bảo 100% học sinh 6 tuổi được vào lớp 1.
Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp cần theo dõi diễn biến số lượng học sinh của lớp mình, khi học sinh vắng mặt nhiều ngày cần phải tìm hiểu nguyên nhân.
Giáo dục cho các em tinh thần thái độ kỉ luật cao, nghỉ học phải có đơn xin phép của phụ huynh. Giáo dục cho các em tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập, quan tâm chia sẻ với nhau trong những lúc gặp khó khăn hoạn nạn.
Tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể múa hát sân trường, gần gũi giúp đỡ học sinh.
Quan tâm đến việc học tập của học sinh, đặc biệt là những học sinh chậm tiến bộ, học sinh khuyết tật tạo giúp các em vui vẻ, hoà nhập, luôn phấn khởi ham thích đến lớp, đến trường.
Phối hợp chặt chẽ với PHHS đặc biệt là những học sinh tiếp thu bài chưa nhanh, có hoàn cảnh khó khăn, có ý định nghỉ học để trao đổi, tìm cách giải quyết.
b. Chất lượng
* Chỉ tiêu:
1. Chỉ tiêu cụ thể:
- Về phẩm chất:
TT |
Khối |
TSHS |
Tốt |
Đạt |
Cần cố gắng |
|||
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
|||
1 |
1 |
85 |
60 |
65.9% |
31 |
34.1% |
0 |
0 |
2 |
2 |
94 |
57 |
58.2% |
41 |
41.8% |
0 |
0 |
3 |
3 |
96 |
54 |
51.9% |
50 |
48.1% |
0 |
0 |
4 |
4 |
103 |
52 |
60.6% |
41 |
39.4% |
0 |
0 |
5 |
5 |
107 |
65 |
61.9% |
40 |
38.1% |
0 |
0 |
6 |
TT |
485 |
299 |
59.5% |
203 |
40.5% |
0 |
0 |
-Về năng lực:
TT |
Khối |
TSHS |
Tốt |
Đạt |
Cần cố gắng |
|||
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
|||
1 |
1 |
85 |
60 |
65.9% |
23 |
30.8% |
03 |
3.5% |
2 |
2 |
94 |
54 |
58.2% |
38 |
40.8% |
02 |
2.1% |
3 |
3 |
96 |
56 |
51.9% |
40 |
47.1% |
|
|
4 |
4 |
103 |
63 |
60.6% |
40 |
39.4% |
|
|
5 |
5 |
107 |
67 |
61.9% |
40 |
38,1% |
|
|
6 |
TT |
485 |
320 |
59.5% |
160 |
39.5% |
05 |
1% |
- Về chất lượng các môn học và các hoạt động giáo dục:
TT |
Khối |
TSHS |
Hoàn thành tốt |
Hoàn thành |
Chưa hoàn thành |
|||
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
|||
1 |
1 |
85 |
60 |
65.9% |
22 |
30.8% |
03 |
3.5% |
2 |
2 |
94 |
54 |
58.2% |
38 |
40.8% |
02 |
2.1% |
3 |
3 |
96 |
56 |
51.9% |
40 |
47.1% |
|
|
4 |
4 |
103 |
63 |
60.6% |
40 |
39.4% |
|
|
5 |
5 |
107 |
67 |
61.9% |
40 |
38,1% |
|
|
6 |
TT |
485 |
299 |
59.5% |
198 |
39.5% |
05 |
1% |
* Khen thưởng:
Khối |
TS |
Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện |
Học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc một số môn học |
||||
SL |
Nữ |
% |
SL |
Nữ |
% |
||
1 |
60 |
48 |
12 |
52,2% |
12 |
5 |
13,2% |
2 |
70 |
51 |
15 |
60% |
11 |
10 |
11,2% |
3 |
59 |
47 |
10 |
45,2% |
12 |
12 |
11,55% |
4 |
63 |
36 |
21 |
57,1% |
27 |
12 |
42,9% |
5 |
66 |
39 |
22 |
59,1% |
27 |
10 |
40,9% |
Toàn trường |
318 |
221 |
80 |
57,4% |
89 |
49 |
42,6% |
Tỉ lệ học sinh lên lớp thẳng: 99,0%
Hoàn thành chương trình tiểu học: 100%
c. Tham gia các hội thi do Trường, Phòng giáo dục và Sở giáo dục tổ chức
* Chỉ tiêu:
* Đối với học sinh:
- Giao lưu “Vẽ tranh trên máy vi tính” Tổ chức giải Cờ vua, cờ tướng (tháng 12): Phấn đấu có 01- 02 học sinh đạt giải cấp huyện. 01 học sinh đạt giải cấp tỉnh.
- Tổ chức triển lãm “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” đề nghị Phòng GD&ĐT kiểm tra công nhận ( tháng 01). Chỉ tiêu có tối thiểu 11 lớp được công nhận. Tham gia giao lưu “Viết chữ đẹp” cấp huyện. Thời gian tổ chức cấp trường: Tháng 12/2023. Chọn 12 em của các khối 2-5 tham gia giao lưu cấp huyện (tháng 01). Phấn đấu có 10 học sinh đạt giải.
- Tuyển chọn, bồi dưỡng và tổ chức giao lưu Câu lạc bộ học sinh năng khiếu môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh khối 4&5 nhằm tham gia giao lưu cấp huyện và cấp tỉnh đạt kết quả tốt nhất. Chỉ tiêu: Cấp huyện có 5-7 em đạt giải, cấp tỉnh có 3-4 em.
- Hàng tuần, vào sáng thứ hai tổ chức cho HS kể chuyện Bác Hồ trong lễ chào cờ đầu tuần. Tham giao lưu trưng bày sách, kể chuyện sách của cán bộ thư viện và chia sẻ sách của học sinh
- Thư viện chuẩn bị đón đoàn kiểm tra, đánh giá thư viện tiên tiến sau 5 năm.
* Đối với giáo viên:
- Thi giáo viên dạy giỏi cấp trường vào dịp phát động thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh tham gia các Hội thi.
+ Phân công cô Nguyễn Thị Như Hạnh, Hồ Thị Minh Hương tham gia thi GVCN giỏi cấp huyện.
+ 15 GVCN hướng dẫn học sinh “Giữ vở sạch- Viết chữ đẹp” và luyện viết chữ đẹp.
+ Cô Trần Thị Khánh Hương - Cô Phạm Thị Thúy Diễm: Bồi dưỡng học sinh thi Tiếng Anh. Chi tiêu: Có HS 02 đạt giải cấp tỉnh.
+ Cô Trương Thị Mỵ: Bồi dưỡng học sinh dự thi Vẽ tranh trên máy vi tính. Chỉ tiêu: Có HS đạt giải cấp huyện, tham gia thi cấp tỉnh.
+ Thầy Hoàng Đăng Hiếu, Cô Hoàng Thị Ánh Diệu bồi dưỡng HS năng khiếu môn Toán; Tiếng Việt.
+ Cô Nguyễn Thị Nhàn bồi dưỡng HS năng khiếu Tin học.
- Nhân viên Thư viện chuẩn bị đón đoàn kiểm tra, đánh giá thư viện sau 5 năm
III. Biện pháp thực hiện kế hoạch giáo dục
1. Tổ chức thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch giáo dục, tổ chức dạy học:
1.1. Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục:
- Thực hiện chương trình các môn học theo quy định của Bộ, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh và thực tiễn giáo dục địa phương.
- Đối với lớp 1,2,3,4: Kết hợp giữa bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”, “Cánh diều” và “ Chân trời sáng tạo”. Môn Tiếng Anh sử dụng bộ sách Tiếng Anh 3 (Global Success ) của Nhà xuất bản GD, tác giả Hoàng Văn Vân (Tổng CB), Phan Hà.
- Tổ chức GV nghiên cứu chương trình GDPT 2018 và nghiên cứu bộ sách giáo khoa “Kết nối tri thức và cuộc sống ” để dạy học có hiệu quả đối với học sinh khối 1 đáp ứng được mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.” Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.
- Đối với chương trình môn Tiếng Việt lớp 1,2,3,4 dạy học theo bộ sách “Kết nối tri thức và cuộc sống”
- Tích hợp hiệu quả các nội dung giáo dục như bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, quyền và bổn phận của trẻ em, an toàn giao thông, phòng tránh tai nạn thương tích, ứng phó với biến đổi khí hậu, bình đẳng giới, giáo dục địa phương,Stem… vào dạy học và các hoạt động giáo dục khác.
- Tăng cường các hoạt động thực hành, hoạt động trải nghiệm, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và tổ chức cho các em tham gia các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại để phát huy các năng lực và phẩm chất của học sinh.
- Duy trì và nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ngày đối với học sinh khối 1- khối 5. Hướng dẫn cho học sinh tự học để hoàn thành nội dung học tập trong giờ học trên lớp, sử dụng hiệu quả các tài liệu bổ trợ. Tổ chức cho học sinh để sách vở và đồ dùng học tập tại lớp (nếu có điều kiện hoặc khi trời mưa gió). Tăng cường thời lượng cho bồi dưỡng học sinh có năng khiếu; tổ chức các hoạt động ngoại khóa; hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
- Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mỗi tiết 35 phút; thực hiện kế hoạch dạy học tối thiểu 9 buổi/tuần với 32 tiết/tuần; kế hoạch giáo dục bảo đảm phân bổ hợp lí giữa các nội dung giáo dục, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, yêu cầu cần đạt của chương trình; tạo điều kiện cho học sinh được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở tiểu học; thời khóa biểu cần được sắp xếp một cách khoa học, bảo đảm tỷ lệ hợp lí giữa các nội dung dạy học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lí về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học.
Tăng cường dạy học theo phương pháp lấy hoạt động học sinh làm trung tâm, tích hợp các nội dung giáo dục: Bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; quyền và bổn phận trẻ em, an toàn giao thông, giáo dục kĩ năng sống; ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên môi trường biển hải đảo, tài lệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” trong nhà trường, giáo dục địa phương theo công văn số 5982/BGDĐT-GDTH ngày 07/7/2008… một cách có hiệu quả.
Tiếp tục triển khai dạy học Mỹ thuật đa phương tiện đối với khối 2,3,4,5. Chỉ đạo giáo viên thiết kế nội dung học tập bằng cách sắp xếp lại từ các bài học riêng lẻ trong sách giáo khoa hiện nay thành từng bài học theo chủ đề, dựa trên cốt truyện, liên kết giữa nội dung học tập với thực tế cuộc sống. Thông qua các chủ đề học tập, giáo viên vận dụng được phương pháp dạy học mới, khuyến khích học sinh chủ động tìm tòi, khám phá để tự hình thành kiến thức, kĩ năng.
Tiếp tục thực hiện Kế hoạch 1288/KH-SGDĐT ngày 25/5/2015 của Sở về việc triển khai các nhiệm vụ của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020. Tổ chức cho học sinh từ khối 1 đến khối 5 đều được học Tiếng Anh ( Trong đó khối 1, 2 mỗi tuần học 2 tiết chương trình Tiếng Anh 1 của nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam được Bộ GD&ĐT thẩm định và phê duyệt và chương trình I- learn. My phonics Grade 2 do phụ huynh đóng góp). Khối 3, 4, 5 học Tiếng Anh chương trình của Bộ 4 tiết/tuần.
Tiếp tục triển khai 100% học sinh lớp 3, 4 và 5 được học tin học và trong giờ học đảm bảo 2 học sinh/máy tính. Về nội dung dạy học có thể sử dụng bộ sách “Hướng dẫn học tin học” của Bộ và Vở bài tập Tin học do Sở biên soạn. Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục có nội dung Tin học để học sinh có điều kiện vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế như tổ chức giao lưu học sinh có năng khiếu; vẽ tranh trên máy tính, tin học trẻ không chuyên, … đặc biệt tổ chức các trò chơi mang tính tư duy khoa học, tư duy logic nhằm hạn chế các trò chơi điện tử mang tính bạo lực hiện nay. Hướng dẫn học sinh làm quen với internet, thư điện tử và đẩy mạnh các hoạt động giáo dục có nội dung tin học để học sinh có điều kiện vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế.
Tập trung chỉ đạo việc soạn giảng theo tinh thần công văn số 896/BGD&ĐT-GDTH, ngày 13/02/2006 của Bộ GD&ĐT trong việc hướng dẫn điều chỉnh dạy học cho học sinh tiểu học.
Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 2325/CT-BGD&ĐT ngày 28/6/2013 về việc chấn chỉnh tình trạng dạy học trước chương trình lớp 1 và thông tư số 17/TT- BGD&ĐT ngày 16/5/2013 Ban hành quy định về dạy thêm học thêm của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Tạo điều kiện để trẻ khuyết tật được học tập bình đẳng trong trong nhà trường; điều chỉnh linh hoạt về tổ chức, nội dung, phương pháp và đánh giá xếp loại cho phù hợp với mỗi đối tượng học sinh.
Tiếp tục tổ chức cho học sinh đọc và chia sẻ sách vào 15 phút đầu giờ cho các khối lớp. Tổ chức ngày hội Đọc sách, giới thiệu sách, triển lãm sách… với mục đích tạo phong trào đọc sách trong học sinh, giáo viên và trong cộng đồng; xây dựng văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh; hướng dẫn học sinh lớp làm quen với các thủ tục, các quy định mượn sách tại thư viện.
Thực hiện kế hoạch, thời gian năm học:
* Các mốc thời gian thực hiện
1. Các mốc thời gian thực hiện:
Thực hiện theo Quyết định số 1937/QĐUBND ngày 17/8/2023 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Ngày tựu trường lớp 1: 22/8/2023
- Ngày tựu trường lớp 2, 3, 4, 5: 28/8/2023
- Ngày khai giảng: 05/9/2023
- Ngày bắt đầu học kì I: 06/9/2023
- Kết thúc học kì I trước ngày 15/01/2024, trong đó có 18 tuần thực học.
- Hoàn thành kế hoạch giáo dục học kì II trước ngày 25/5/2024, trong đó có 17 tuần thực học và kết thúc năm học trước 31/5/2024.
- Xét công nhận hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học trước ngày 31/5/2024.
- Thời gian nghỉ lễ, Tết thực hiện theo quy định của Luật Lao động và văn bản hướng dẫn của UBND tỉnh.
Trong trường hợp đặc biệt như: thời tiết khắc nghiệt, thiên tai,...Trường sẽ cho học sinh nghỉ học và bố trí dạy bù vào thời gian phù hợp theo kế hoạch của Phòng Giáo dục.
1.Về thực hiện quy chế chuyên môn
Giáo viên phải thực hiện đúng nhiệm vụ phân công ngay từ đầu năm. Có đủ các loại hồ sơ do trường, phòng giáo dục, sở quy định. Soạn giảng đúng chương trình của BGD yêu cầu. Sinh hoạt chuyên môn đúng định kì. Thực hiện dạy đúng số tiết quy định, đúng chương trình, kế hoạch, nội dung dạy học, không tự tiện cắt xén chương trình.
Tổ chức nghiêm túc các kỳ kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của học sinh và chất lượng dạy học của giáo viên. Kiểm tra việc thực hiện đánh giá học sinh qua bảng tổng hợp đánh giá kết quả học tập ở lớp.
Sử dụng tối đa bộ đồ dùng dạy học hiện có, phấn đấu có 100% số tiết dạy phải sử dụng đồ dùng dạy học. Chú trọng việc đổi mới phương pháp dạy của GV và học của học sinh, dạy học nhiều đối tượng trong một tiết học. Tổ chức các phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, nâng cao chất lượng nâng cao chất lượng giờ dạy. Tổ chức bồi dưỡng học sinh năng khiếu và phụ đạo học sinh chậm tiến vào các tiết tăng buổi chiều.
2. Tổ chức thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Nhà trường nối mạng Internet và kết nối màn hình để đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học và xây dựng kho GAĐT của tổ phong phú nhằm phục vụ cho việc dạy học đạt kết quả cao.
Giáo viên dạy lớp 1 có đủ các thiết bị, đồ dùng dạy học theo đúng quy định tại TT 05; phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học đáp ứng theo yêu cầu của lớp, tổ chức triển lãm các thành quả của giáo viên và học sinh trong công tác này. ĐDDH phải thiết thực dễ sử dụng và đáp ứng được nhiều nội dung.
Tập trung chỉ đạo thực hiện dạy học phù hợp với đối tượng học sinh trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình. Giáo viên chú trọng tổ chức hoạt động học và trò chơi học tập trong từng tiết học; giúp học sinh biết kết hợp với bạn, học tập từ bạn, nhận xét giúp đỡ bạn về cả kiến thức và kĩ năng. Phát huy tác dụng và hiệu quả của các phòng chức năng và các TBDH cho việc đổi mới PPDH. Sử dụng hiệu quả các tài liệu và các chuyên đề đã triển khai trong năm học trước.
Kết hợp dạy trên lớp với hoạt động của thư viện, kết hợp với dạy học môn Tin học và hướng dẫn học sinh làm quen với internet, thư điện tử.
Tiếp tục thực hiện các giải pháp tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học; chỉ đạo triển khai áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” đối với các môn học Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học; phương pháp dạy học Mỹ thuật đa phương tiện. Hướng dẫn học tin học lớp 3, lớp 4, lớp 5 của Bộ và vở bài tập do sở biên soạn; Phương pháp lấy hoạt động học sinh làm trung tâm.
Tổ chức hiệu quả Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp trường, tích cực thao giảng, dự giờ thăm lớp trao đổi kinh nghiệm. Đồng thời qua dự giờ giúp GV nâng cao chất lượng giảng dạy, phương pháp sử dụng thiết bị dạy học.
Tổ chức Hội thi “Tự làm đồ dùng dạy học” cấp trường góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học.
Bình bầu giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường.
Tăng cường việc xây dựng và thiết kế bài dạy giáo án điện tử. Thực hiện việc áp dụng hoạt động trò chơi trong các môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lý.
Tổ chức tốt các chuyên đề căn cứ vào yêu cầu về chuẩn kiến thức và kỹ năng của bộ môn ở từng khối lớp.
Giáo viên cần chủ động và tích cực đổi mới phương pháp dạy học tạo không khí thân mật, lôi cuốn học sinh tham gia tích cực trong quá trình học tập. Chú trọng tổ chức các trò chơi học tập trong từng tiết học; giúp học sinh biết hợp tác với bạn, học tập từ bạn, nhận xét giúp đỡ bạn về cả kiến thức, kĩ năng.
Phát huy tác dụng các phòng chức năng và các thiết bị dạy học cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Khai thác, sử dụng hiệu quả các thiết bị, tài liệu và các chuyên đề đã triển khai. Kết hợp dạy trên lớp với dạy học tại Thư viện; kết hợp dạy học trên lớp với dạy học ngoài lớp, với internet và trong thực tế.
Cần chuyển mạnh các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa sang hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm và làm quen một số nghề truyền thống ở địa phương.
Quan tâm đến chất lượng đại trà, đồng thời phát huy năng lực học tập của học sinh năng khiếu và giúp học sinh yếu có cơ hội tham gia vào các hoạt động học tập.
Đầy mạnh phong trào soạn giảng bằng giáo án điện tử. Trung bình mỗi giáo viên dạy ít nhất 2 tiết/ ngày có sử dụng công nghệ thông tin. Những lớp được trang bị máy vi tính và màn hình rộng, giáo viên dạy ít nhất 3 tiết có ứng dụng CNTT/ ngày.
Tổ chức các hình thức câu lạc bộ phù hợp với nhu cầu, năng lực của các nhóm đối tượng HS. Giáo viên chủ động bố trí thời gian và nội dung hợp lí đối với các hoạt động dạy học và giáo dục để thực hiện chương trình và sách quy định cho mỗi lớp; thực hành kiến thức đã học và tổ chức học sinh tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương; học sinh được tự học có sự hướng dẫn của giáo viên để hoàn thành yêu cầu học tập, hoặc bồi dưỡng học sinh năng khiếu; dạy học các môn học tự chọn;
Tăng cường rèn kĩ năng sống cho học sinh như kĩ năng học tập theo nhóm, kĩ năng giao tiếp,.. Đẩy mạnh việc quản lí lớp học bằng biện pháp tích cực, phát huy tính năng động sáng tạo của học sinh.
Xây dựng kế hoạch giáo dục trải nghiệm, kỹ năng sống cho học sinh với nhiều nội dung, chủ đề như giáo dục trẻ em gái, an toàn giao thông, tuyên truyền biển đảo…; phối hợp với cha mẹ học sinh tổ chức các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa, dã ngoại cho học sinh. Hướng dẫn học sinh viết bài thu hoạch sau mỗi lần tham gia các hoạt động giáo dục. Tổ chức cho học sinh cùng tập thể giáo viên chung tay xây dựng văn hóa giao thông trước cổng trường.
3. Hình thành các năng lực, các phẩm chất của học sinh:
* Hình thành và phát triển một số năng lực cho học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi theo thông tư 27/2020:
- Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Những năng lực cốt lõi:
+ Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo;
+ Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mĩ, thể chất.
* Hình thành và phát triển một số năng lực cho học sinh thông qua thông tư 22/2016
Tập trung giáo dục học sinh các kĩ năng cho học sinh: Tự phục vụ, tự quản; Hợp tác; Tự học và giải quyết vấn đề.
Hình thành và phát triển một số phẩm chất cho học sinh: Tập trung giáo dục học sinh: Chăm học, chăm làm; Tự tin, trách nhiệm; Trung thực, kỉ luật; Đoàn kết, yêu thương.
Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy và 5 nhiệm vụ của người học sinh.
Vâng lời, lễ phép với thầy cô giáo, người lớn tuổi.
Đi học đúng giờ, chuyên cần, giữ trật tự khi ra vào lớp và trong giờ học. Có ý thức giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
Có tinh thần yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, ứng xử thân thiện với bạn bè.
Chăm học, ham tìm hiểu, ham hiểu biết, có tin thần tự học, chủ động sáng tạo trong học tập, mạnh dạn trong giao tiếp.
Không ăn quà vặt, biết chấp hành luật giao thông đường bộ.
Yêu quê hương đất nước, biết giữ gìn và chăm sóc di tích lịch sử ở địa phương.
Giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh cá nhân, biết cách phòng một số bệnh thông thường.
Tham gia các hoạt động của lớp, trường tích cực.
* Biện pháp
Xây dựng và kiểm tra thường xuyên nề nếp, nội qui nhà trường đề ra.
Tăng cường giáo dục truyền thống cho học sinh dưới nhiều hình thức; tổ chức các hoạt động chủ điểm, các đợt thi tìm hiểu theo chủ đề, các hoạt động chào mừng các sự kiện chính trị, các ngày lễ lớn trong năm, thông qua các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, hoạt động nhân đạo và các hoạt động văn hoá, xã hội khác ở địa phương. Tổ chức để học sinh được tham gia các trò chơi dân gian, tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương mà nhà trường chăm sóc, bảo trợ, qua đó để giáo dục tư tưởng, chính trị, phẩm chất đạo đức và hành vi ứng xử cho học sinh.
Phát huy vai trò của Đội TNTP thông qua các buổi sinh hoạt theo chủ điểm, ngoài giờ, giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh. Giáo dục học sinh đọc và làm theo báo Đội.
Mỗi thầy cô giáo phải hết sức mẫu mực từ cử chỉ, lời nói đến cách cư xử để làm gương cho học sinh noi theo, cần thực hiện tốt cuộc vận động: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”.
Thực hiện sáng tạo phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đi vào chiều sâu, nâng cao chất lượng giáo dục trường học với 5 nội dung cụ thể, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua việc trang trí trường lớp, xây dựng nội quy lớp học, tổ chức các hoạt động ngoại khóa: đăng kí chăm sóc, giữ gìn xanh sạch đẹp; thăm viếng chăm sóc Đền Liệt sĩ, tổ chức cho hoc sinh lớp 3,4,5 tham quan, dã ngoại. Phối hợp với gia đình và cộng đồng trong các hoạt động giáo dục. Tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi dân gian. Tổ chức Hội thi Tiếng hát học sinh. Tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao vui chơi giải trí tích cực phù hợp đối tượng học sinh, điều kiện của nhà trường và địa phương. Thực hiện hiệu quả việc đánh giá công nhận “ Lớp học thân thiện, học sinh tích cực” và tự đánh giá các tiêu chí “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm đánh giá kết quả thực hiện phong trào của giáo viên và học sinh. Thực hiện tốt Ngày chủ nhật xanh “ Xanh - Sạch - Sáng”
Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá thi đua hàng tuần, xây dựng nề nếp tự quản.
Thông qua tiết chào cờ đầu tuần đội cờ đỏ nhận xét, đánh giá tuyên dương lớp có thành tích xuất sắc trong các phong trào. Bên cạnh đó sau 1 tiết chào cờ kể cho học sinh nghe hoặc tổ chức thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Phát động phong trào: “Nói lời hay, làm việc tốt”; khen thưởng, động viên các học sinh thực hiện tốt phong
Quan tâm lưu ý đến học sinh cá biệt, học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn
Giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm, thường xuyên kiểm tra nhận thức của học sinh về 5 nhiệm vụ của người học sinh.
4. Cải tiến, nâng cao chất lượng tổ sinh hoạt chuyên môn
Thực hiện theo công văn số 1315/BGDĐT- GDTH về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn thực hiện chương trình GDPT cấpTH ngày 16/4/2020.
Các TCM đổi mới nội dung và cách thức sinh hoạt chuyên môn theo các nội dung sau:
4.1. Tìm hiểu chương trình GDPT 2018:
Được tiến hành vào đầu năm học, TTCM giao nhiệm vụ cho giáo viên nghiên cứu chương trình GDPT 2018 đề xuất nội dung cần thảo luận trong năm học.
4.2. Xây dựng kế hoạch dạy học các môn học và hoạt động giáo dục
Căn cứ vào chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, TCM xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình và hoạt động giáo dục theo tuần, học kì. TTCM trình hiệu trưởng nhà trường phê duyệt thực hiện.
4.3. Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
- Xây dựng bài minh họa: TCM thảo luận, thống nhất lựa chọn bài học minh họa căn cứ vào mục đích cụ th