Sau thực phẩm, giáo dục là nhu cầu số một của dân tộc ''

Đăng nhập
 » Kế hoạch » Kế hoạch năm

Phó Hiệu trưởng

Cập nhật lúc : 08:49 11/10/2021  

Kế hoạch năm 2021-2022

   PHÒNG GD& ĐT PHONG ĐIỀN                    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

     TRƯỜNG TH PHÒ NINH                                               Độc lập -Tự do -Hạnh phúc

        Số 01  /KH -CMTHPN

                                                                               Phong  An, ngày 01  tháng 10  năm 2021

 

KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH CHỈ ĐẠO CHUYÊN MÔN

NĂM HỌC 2021 - 2022

Căn cứ công văn hướng dẫn số 465 /PGD&ĐT-CM, ngày  20 / 9 /2021, v/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 cấp Tiểu học của Chuyên môn Phòng GD&ĐT; Báo cáo số  01 /KH-TH, ngày 06 / 10 /2021 về Kế hoạch, nhiệm vụ năm học 2021-2022 của trường tiểu học Phò Ninh và đặc điểm, tình hình của các tổ chuyên môn nay Trường tiểu học Phò Ninh lập kế hoạch, quy trình chỉ đạo công tác chuyên môn năm học 2021-2022 như sau:

PHẦN THỨ NHẤT

KẾ HOẠCH CHỈ ĐẠO CHUYÊN MÔN

A. Đặc điểm tình hình:

I. Thuận lợi, khó khăn:

   1. Thuận lợi:

- Được sự chỉ đạo trực tiếp của Tổ chuyên môn Phòng Giáo dục & Đào tạo, của Hiệu trưởng nhà trường; sự quan tâm, phối hợp của các tổ chức, đoàn thể cũng như chính quyền địa phương và cha mẹ học sinh.

         

- Có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, có năng lực giảng dạy, tinh thần trách nhiệm, đoàn kết và tâm huyết với nghề nghiệp.

- Có cơ sở vật chất tương đối đảm bảo. Sân chơi, bãi tập đã được nâng cấp.

- Đa số học sinh (HS) ngoan ngoãn, chăm học, có đầy đủ điều kiện học tập.

- Có sự kế thừa các thành tích đã đạt được trong những năm trước.

    2. Khó khăn:

            - Trường có 08 học sinh khuyết tật học hòa nhập.

- Số lượng phòng học và phòng chức năng còn thiếu 01, chỉ có 14/14 lớp học 2 buổi/ngày. (Nhưng chưa có bàn ghế)

- Một số giáo viên lớn tuổi có tay nghề chưa cao. HS đa số là con nông dân, đời sống khó khăn, khả năng và ý thức học tập của  một số em còn hạn chế, sự quan tâm của phụ huynh chưa nhiều.

II. Tình hình đội ngũ:

1.      Giáo viên:         

- Tổng số CB-GV-NV: 28 Nữ: 19 Trong đó: 14 GV 1- 1 ( 02 GV hợp đồng); 06 GV bộ môn (Âm nhạc: 01, Mĩ thuật: 01, Thể dục: 01, Tin học: 01, Tiếng Anh: 02); 01 GV- TPT Đội; 05 Nhân viên ( 01 Văn thư – Thủ quỹ;  01 Kế toán- Y tế;  01Thư viện – Thiết bị; 01 Bảo vệ và 01 nhân viên đang làm việc tại PGD); 02 CBQL ( 01 Hiệu trưởng và 01 Phó hiệu trưởng)

Trình độ đào tạo:

CBQL: ĐHSP: 02

GV: ĐHSP: 14; CĐSP: 03; TCSP: 02 ( GV hợp đồng)

Nhân Viên: ĐHSP: 01; CĐSP: 01; TCKT: 02; SC: 01

     2. Học sinh: TSHS 477/14 lớp - nữ: 238/14 lớp

Trong đó:  + Nữ: 238

                  + Lưu ban: 03 ( Lớp 1/2: 01; lớp 1/3: 01 lớp 2/3: 01)

                  + Khuyết tật: 08 ( Trong đó lớp 2: 01, lớp 3: 01, lớp 4: 04, lớp 5: 02)

                  + Hộ nghèo: 15 ( Trong đó: Lớp 1: 01;  lớp 2: 02, lớp 3: 03, lớp 3: 04, lớp 5: 02)

Chia ra: Lớp 1: 103em/ 3 lớp – Học 2 buổi/ ngày ( có 02 HS lưu ban)

              Lớp 2: 101 em/ 3 lớp – Học 1 buổi

              Lớp 3: 103 em/ 3 lớp – Học 1 buổi

              Lớp 4: 102 em/ 3 lớp – Học 1 buổi

              Lớp 5: 68 em/ 2 lớp – Học 2 buổi/ngày

-         Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày là 36,9 % ( 159/431 học sinh).Chưa

- Trẻ 6 tuổi huy động vào lớp 1:101 em ( chỉ tiêu được giao: 96, có 22 em từ địa bàn khác đến).

- Phấn đấu duy trì số lượng đến cuối năm là 477 em, tỷ lệ 100%

III. Cơ sở vật chất:

- Xây mới 06 phòng học và phòng chức năng ( nguồn ngân sách của UBND Tỉnh).

- Lắp đặt thêm 02 màn hình Tivi 55 inch và hệ thống máy vi tính ở 02 phòng học ( Sở GD&ĐT trang cấp).

- Sửa chữa, thay thế, mua mới thêm một số máy vi tính bổ sung cho phòng dạy học môn Tin học, đảm bảo 02 học sinh sử dụng 01 máy. (Từ ngân sách thường xuyên và đề nghị cấp trên bổ sung).

-Thay thế, sửa chữa hệ thống điện thắp sáng và quạt máy ở tất cả các phòng học và phòng chức năng đảm bảo ánh sáng và không khí thoáng mát cho công tác dạy và học của GV và HS ( từ nguồn chi thường xuyên của nhà trường).

- Mở rộng và lót gạch thêm một phần diện tích của sân trường đảm bảo đủ diện tích cho học sinh hoạt động, trồng thêm một số bồn hoa, chậu hoa ở phía trước và phia trái của sân trường, sắp xếp và loại bỏ một số chậu cây và nhánh cây không cần thiết để tạo thêm cảnh quang cho trường.

- Mở rộng và làm mới nhà để xe cho GV và HS (Từ quỹ hỗ trợ của Ban ĐDCMHS và ngân sách thường xuyên của nhà trường).

- Nghiêm túc thực hiện phong trào ngày Chủ Nhật xanh theo kế hoạch của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế.

B. Mục tiêu:

     1. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT theo hướng tiếp cận CTGDPT 2018 từ lớp 2 đến lớp 5; tổ chức thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo CTGDPT 2018 ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 bảo đảm chất lượng, hiệu quả với trọng tâm là lớp 1.

 

2. Thực hiện tốt  các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí  Minh”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

3. Giữ vững PCGDTH-ĐĐT. Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo hướng tích cực, chủ động của học sinh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phục vụ đổi mới phương pháp dạy học nhằm  nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

4. Đạt kết quả cao trong các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt.

C. NHIỆM VỤ CỤ THỂ:

I. Tiếp tục phát huy hiệu quả và thực hiện tốt các cuộc vận động, phong trào thi đua:

1. Triển khai, thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua; tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá quá trình thực hiện các cuộc vận động và phong trào.

2. Định kỳ công khai minh bạch các khoản thu, chi của nhà trường. Tuyệt đối không được thu các khoản ngoài quy định của cấp có thẩm quyền.

3. Xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp - an toàn theo quy định của UBND tỉnh, của Sở; các đơn vị tổ chức vườn trường, sân tập thể dục thể thao, bể bơi… để tạo điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho học sinh.

4. Xây dựng kế hoạch giáo dục trải nghiệm, kỹ năng sống cho học sinh, giáo dục trẻ em gái (câu lạc bộ GOAL); phối hợp với cha mẹ học sinh tổ chức các hoạt động nhằm xây dựng văn hoá đọc, hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa, dã ngoại cho học sinh. Hướng dẫn học sinh viết bài thu hoạch sau mỗi lần tham gia các hoạt động giáo dục.

5. Đưa các nội dung giáo dục văn hóa truyền thống, di sản văn hóa vào nhà trường. Xây dựng phòng truyền thống (nếu có điều kiện) để tôn vinh các thế hệ thầy cô giáo, học sinh tiêu biểu.

6. Hướng dẫn học sinh, cán bộ giáo viên tham dự Lễ khai giảng năm học mới qua truyền hình TRT tạo dấu ấn tốt đẹp của năm học mới cho các em, tổ chức Lễ ra trường cho học sinh trang trọng đồng thời nêu những gương điển hình của nhà trường.

7. Xây dựng kế hoạch theo dõi, tạo điều kiện học tập phát huy năng khiếu cho học sinh, có giải pháp tích cực để giảm tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành kiến thức kỹ năng hoặc chưa đạt được yêu cầu cần đạt; đánh giá đúng chất lượng giáo dục, không chạy theo thành tích; thực hiện nghiêm túc công tác bàn giao chất lượng đảm bảo trách nhiệm của từng giáo viên khi bàn giao; huy động và duy trì 100% sĩ số trên lớp theo kế hoạch.

II. Thực hiện chương trình giáo dục:

1.      Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục:

Năm học 2021 - 2022 giáo dục tiểu học thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1, lớp 2 và Chương trình giáo dục phổ thông 2006 đối với lớp 3, lớp 4, lớp 5.

1.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học:

- Thực hiện chương trình các môn học theo quy định của Bộ, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh và thực tiễn giáo dục địa phương. Nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ (CV số 2345/BGDĐT-GDTH ban hành ngày 07/6/2021 của Bộ GD&ĐT).

- Tích hợp hiệu quả các nội dung giáo dục như bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, quyền và bổn phận của trẻ em, an toàn giao thông, phòng tránh tai nạn thương tích, ứng phó với biến đổi khí hậu, bình đẳng giới, giáo dục địa phương…vào dạy học và các hoạt động giáo dục khác.

- Tổ chức xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục đảm bảo mỗi giáo viên nắm vững mạch nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình môn học, hoạt động giáo dục và nội dung bài học, chủ đề học tập được thiết kế trong sách giáo khoa; đặc điểm địa phương, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường và đặc điểm đối tượng học sinh.

- Khuyến khích các trường có điều kiện tham khảo những nội dung giáo dục tiên tiến, hiện đại để đưa vào kế hoạch giáo dục nhà trường một cách phù hợp với thực tế của địa phương và thực hiện những hoạt động hợp tác quốc tế về giáo dục.

- Đối với chương trình môn Tiếng Việt lớp 3 phân môn Chính tả - Tập chép chuyển sang hình thức nghe - viết, nội dung bài viết như chương trình hiện hành.

1.2. Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1 và lớp 2:

Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1, lớp 2 theo các văn bản  hướng dẫn chuyên môn đối với cấp tiểu học đã được Bộ GDĐT ban hành, cụ thể:

- Đảm bảo tỷ lệ 01 phòng học/lớp, cơ sở vật chất, sĩ số học sinh/lớp theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học; có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định (mỗi lớp đều có thiết bị ƯDCNTT); đảm bảo tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp và cơ cấu giáo viên để dạy đủ các môn học và hoạt động giáo dục theo quy định.

- Thực hiện dạy học các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học tự chọn  theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tổ chức các hoạt động củng cố để học sinh tự hoàn thành nội dung học tập, các hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh; các hoạt động tìm hiểu tự nhiên, xã hội, văn hóa, lịch sử, truyền thống của địa phương.

- Tổ chức 100% lớp 1, 2 học 2 buổi/ngày; mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mỗi tiết 35 phút; tối thiểu là 9 buổi/tuần với 32 tiết/tuần; kế hoạch giáo dục đảm bảo phân bổ hợp lý giữa các nội dung giáo dục, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, yêu cầu cần đạt của chương trình; tạo điều kiện cho học sinh được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở tiểu học; thời khóa biểu cần được sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa các nội dung dạy học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lý về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức bán trú với nội dung, hình thức phù hợp điều kiện thực tế, trên cơ sở thống nhất, tự nguyện của học sinh, cha mẹ học sinh và theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên; các hoạt động bán trú được tổ chức trong khoảng thời gian từ sau giờ học buổi sáng đến trước khi bắt đầu giờ học buổi chiều, thông qua hoạt động bán trú góp phần rèn luyện học sinh về kỹ năng sống, đạo đức, tính kỷ luật, tự phục vụ, trách nhiệm, chia sẻ, yêu thương; việc tổ chức hoạt động bán trú cần linh hoạt, có thể bao gồm các hoạt động: tổ chức ăn trưa, ngủ trưa, vui chơi, giải trí,…cho học sinh; tổ chức ăn trưa, bán trú phải bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm, bảo đảm dinh dưỡng, sức khỏe cho học sinh.

- Tổ chức các hoạt động cho học sinh sau giờ học chính thức trong ngày là hoạt động theo nhu cầu, sở thích của học sinh trong khoảng thời gian từ sau giờ học chính thức cho đến thời điểm được cha mẹ học sinh đón về nhà; căn cứ vào nhu cầu, sở thích của học sinh, có thể tổ chức các hoạt động dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ hoặc sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường (thư viện, sân chơi, bãi tập, nhà đa năng…) tạo điều kiện để học sinh vui chơi, giải trí sau giờ học chính thức trong ngày; việc tổ chức hoạt động sau giờ học chính thức trong ngày bảo đảm an toàn, hiệu quả, theo đúng mục tiêu đã đề ra dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ được thực hiện trên cơ sở thống nhất, tự nguyện của học sinh, cha mẹ học sinh và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

1.3. Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2006 từ  lớp 3 đến lớp 5:

Trên cơ sở Chương trình giáo dục phổ thông 2006, Phòng GDĐT giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục tiểu học xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục đối với  lớp 3, lớp 4 và lớp 5 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh để chủ động tiếp cận với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, cụ thể:

- Thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học một cách hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục tiểu học, phù hợp với đối tượng học sinh các vùng miền, địa phương, đồng thời từng bước thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh trên nguyên tắc: đảm bảo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng và phù hợp điều kiện thực tế; rà soát, tinh giản những nội dung chồng chéo, trùng lặp giữa các môn học, giữa các khối lớp trong cấp học và các nội dung quá khó, chưa thực sự cấp thiết đối với học sinh tiểu học; sắp xếp, điều chỉnh nội dung dạy học theo các chủ đề học tập phù hợp với đối tượng học sinh; không cắt xén cơ học mà tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục sao cho nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tạo điều kiện cho học sinh được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở tiểu học.

- Tăng cường giáo dục đạo đức lối sống, giá trị sống, kỹ năng sống, hiểu biết xã hội cho học sinh; tổ chức thực hiện hiệu quả các hoạt động thực hành, hoạt động trải nghiệm, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh.

- Tích cực, chủ động tham mưu chính quyền địa phương quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất để đảm bảo tỷ lệ 01 phòng học/lớp, sĩ số học sinh/lớp theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học; có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định; đảm bảo tỷ lệ giáo viên/lớp và cơ cấu giáo viên để dạy đủ các môn học, hoạt động giáo dục theo quy định và tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho học sinh.

- Tổ chức dạy học cho học sinh lớp 5 chuẩn bị học lớp 6 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó tập trung xây dựng kế hoạch phù hợp, bồi dưỡng cho giáo viên tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh và không kiểm tra định kỳ vào nội dung kiến thức bổ sung chuẩn bị cho học sinh học lớp 6 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

2. Tổ chức lớp học:

2.1. Đối với lớp học 1 buổi/ngày:

- Thời lượng tối đa 5 tiết/buổi, mỗi buổi không quá 240 phút và tối thiểu 5 buổi/tuần;

- Tạo điều kiện để các em ở các điểm trường lẻ được hưởng thụ các thành quả của thư viện, các phòng học bộ môn, sân chơi bãi tập…

- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách sử dụng sách vở hàng ngày để học sinh không mang theo nhiều sách, vở khi đến trường.

- Tăng cường hoạt động thực hành để các em vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn và tổ chức cho các em tham gia các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại, trải nghiệm sáng tạo để phát huy các năng lực và phẩm chất của học sinh.

2.2. Đối với lớp học 2 buổi/ngày:

- Thời lượng tối thiểu 35 tiết/tuần, mỗi ngày 7 - 8 tiết và không quá 420 phút (đối với lớp 3, 4, 5).

- Tăng cường thời lượng bồi dưỡng học sinh có năng khiếu thông qua hoạt động của các câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện và tạo điều kiện cho học sinh thực hành, trải nghiệm. 

- Cần hướng dẫn cho học sinh tự học để hoàn thành nội dung học tập trong giờ học trên lớp, khuyến khích học sinh để sách vở và đồ dùng học tập tại lớp.

- Đẩy mạnh tổ chức bán trú cho học sinh với nhiều hình thức linh hoạt; tổ chức các hoạt động giáo dục trong giờ nghỉ trưa như xem phim, xem tivi, đọc sách,... Phải đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, an toàn thực phẩm, nơi ăn, nơi nghỉ cho học sinh.

- Đối với vùng khó khăn, vùng học sinh dân tộc thiểu số cần tập trung thời lượng, tạo điều kiện học tập cho học sinh đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng; chú trọng củng cố kiến thức môn Tiếng Việt, Toán và dạy tăng cường tiếng Việt. Tổ chức nhiều hoạt động cho học sinh giao lưu Tiếng Việt.

- Phòng GD&ĐT sẽ tham mưu UBND huyện có kế hoạch và lộ trình nâng tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày, học sinh bán trú. Các đơn vị tham mưu, đề xuất cho UBND xã/thị trấn xây dựng cơ sở vật chất nâng tỉ lệ học 2 buổi/ngày và tổ chức bán trú nhằm tạo thuận lợi cho việc học tập của học sinh.

2.3. Tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình (khi có yêu cầu của các cấp quản lý):

- Chủ động xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến; thực hiện dạy học qua truyền hình cho học sinh hiệu quả, thiết thực và phù hợp với thực tế của học sinh.

- Triển khai thực hiện việc tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình đúng theo các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ, ngành và các cấp quản lý.

3. Ðổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá học sinh tiểu học:

3.1. Việc tổ chức phụ đạo, bồi dưỡng năng lực học tập cho học sinh:

- Tiếp tục rà soát chất lượng học tập của học sinh ngày từ đầu năm học để có giải pháp phụ đạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.

- Theo dõi từng cá nhân học sinh để đưa ra những biện pháp phù hợp, tuyệt đối không để học sinh “ngồi nhầm lớp”; học sinh đọc, viết còn chậm ở các lớp 3, 4, 5.

- Căn cứ kết quả bài kiểm tra của học sinh để làm cơ sở cho sinh hoạt chuyên môn tháo gỡ những vướng mắc mà học sinh gặp phải trong quá trình tiếp thu kiến thức và xây dựng các chuyên đề.

3.2. Việc tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới:

- Trường Tiểu học Hương Lâm dạy học theo VNEN (khối 5) căn cứ điều kiện cụ thể như nguồn lực, tài liệu, sách giáo khoa của trường và sự đồng thuận của cha mẹ học sinh để tổ chức. Nếu khó khăn thì tập trung vào việc duy trì, phát triển các thành tố tích cực của VNEN để dạy học phù hợp.  

- Các đơn vị tiếp tục nhân rộng cho các khối lớp ứng dụng một số thành tố tích cực của mô hình VNEN, dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, dạy học lấy học sinh làm trung tâm theo hướng dẫn của Sở, Phòng GD&ĐT.

3.3. Việc tổ chức dạy học môn Mỹ thuật theo hướng phát triển năng lực:

- Tiếp tục chỉ đạo tổ chức dạy học môn Mỹ thuật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh. Trường có sĩ số trên lớp cao so với quy định, cần xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học vào buổi 2 theo nhóm chủ đề để học sinh có điều kiện tiếp cận cách học mới và phát huy năng lực học sinh.

- Khuyến khích giáo viên thiết kế nội dung học tập bằng cách sắp xếp lại từ các bài học riêng lẻ trong sách giáo khoa thành từng bài học theo chủ đề, dựa trên cốt truyện, trong đó mỗi chủ đề có thể dạy trong 2 đến 3 tiết để tạo điều kiện hoàn thành nhiệm vụ dạy học hiệu quả.

- Sản phẩm của học sinh có thể dùng vào việc trang trí lớp học, quà tặng nhân ngày sinh nhật cho các bạn… việc làm này rất có ý nghĩa khi tạo môi trường giáo dục thân thiện cho các em.

3.4. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh:

- Tiếp tục thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Thông tư 22 đối với học sinh các lớp 3, 4, 5 và đánh giá theo Thông tư 27 đối với học sinh các lớp 1, 2; đánh giá đúng thực chất, chính xác từng môn học trên từng học sinh.

- Trong đánh giá thường xuyên cần chỉ đạo giáo viên kết hợp nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá để đảm bảo có thêm minh chứng tin cậy, xác đáng trong quá trình đánh giá học sinh.

- Về đánh giá kết quả học tập của học sinh, giáo viên xác định mức độ hoàn thành, yêu cầu cần đạt đối với từng môn học để có biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, phụ đạo học sinh năng lực học tập còn hạn chế.

- Trong quá trình đánh giá bằng nhận xét ngoài bằng lời nói, khi chấm bài cần ghi rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu và phải chỉ ra được những chỗ chưa đạt so với yêu cầu của học sinh để giúp các em tiếp tục cố gắng nhằm đạt được yêu cầu cần đạt.

- Chú trọng việc xây dựng ma trận đề kiểm tra định kỳ đảm bảo theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, định hướng phát triển năng lực học sinh. Thực hiện theo quy trình tổ chức kiểm tra theo hướng đề chung cho khối lớp ở các bài kiểm tra định kỳ.

- Thực hiện bàn giao chất lượng giáo dục cuối năm học một cách nghiêm túc, phù hợp với từng nhóm đối tượng, kiên quyết không để học sinh “ngồi nhầm lớp”; thực hiện khen thưởng học sinh thực chất, đúng quy định; tránh tùy tiện, máy móc, khen tràn lan gây bức xúc cho cha mẹ học sinh và dư luận xã hội.

- Phòng GD&ĐT, các đơn vị có thể ra đề kiểm tra khảo sát năng lực của học sinh nhằm có đủ thông tin để chỉ đạo, điều chỉnh hoạt động dạy - học cho giáo viên và học sinh mà đơn vị quản lý.

3.5. Tổ chức các hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh:

- Chú trọng tổ chức các hoạt động học tập như các trò chơi học tập trong từng tiết học; giúp học sinh biết hợp tác với bạn, học tập từ bạn, nhận xét giúp đỡ bạn về cả kiến thức, kĩ năng.

- Phát huy tác dụng các phòng chức năng và các thiết bị dạy học cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Khai thác, sử dụng hiệu quả các thiết bị, tài liệu và các chuyên đề đã triển khai.

- Kết hợp dạy trên lớp với dạy học tại Thư viện; kết hợp dạy học trên lớp với dạy học ngoài lớp, với internet và trong thực tế.

- Thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn với các nội dung dạy học, phương pháp dạy học, đánh giá học sinh, tổ chức lớp học, sự tham gia của cha mẹ học sinh và cộng đồng…

- Căn cứ vào kết quả của các bài kiểm tra để phát hiện những khó khăn của học sinh khi tiếp thu bài học, từ đó xây dựng các chuyên đề về chuyên môn và định hướng những nội dung dạy học cần thiết để hỗ trợ học sinh học tập tốt hơn.

- Đa dạng hóa các hình thức dạy học, tăng cường các hoạt động trải nghiệm, thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống hàng ngày của học sinh. Cần chuyển mạnh các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa sang hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm và làm quen một số nghề truyền thống ở địa phương.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; gắn dạy học lý thuyết với thực hành; cập nhật các nội dung học tập gắn với thời sự của quê hương, đất nước. Hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu bài học tại nhà thông qua các website (như môn Toán, Khoa, Sử Địa, TNXH…) trước khi học bài mới tại trường.

4. Nâng cao chất lượng dạy học môn Ngoại ngữ và Tin học:

4.1. Dạy học Ngoại ngữ:

a) Dạy học tiếng Anh:

- Tiếp tục nâng tỷ lệ học sinh học tiếng Anh theo chương trình 4 tiết/tuần, mở rộng quy mô tổ chức dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 1, 2 ở những trường có nhu cầu, đủ điều kiện trên tinh thần tự nguyện tham gia của cha mẹ học sinh. Sử dụng sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 1, 2 đã được Bộ GD&ĐT thẩm định và phê duyệt. Nếu thực hiện chương trình có yếu tố nước ngoài thì hiệu trưởng chịu trách nhiệm về nội dung, về kết quả học tập của học sinh và báo cáo cụ thể với cấp quản lý.

- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, trong đó tập trung phát triển 2 kỹ năng: Nghe và Nói.

- Khuyến khích các trường tổ chức dạy học Tiếng Anh thông qua dạy các môn TNXH, Khoa học và Toán để các em có điều kiện mở rộng vốn từ.

- Tăng cường môi trường sử dụng tiếng Anh cho giáo viên và học sinh; khuyến khích đọc sách, truyện tiếng Anh; phát động phòng trào tất cả giáo viên tham gia cùng học tiếng Anh với học sinh.

b) Dạy học tiếng Pháp: Thực hiện dạy học theo hướng dẫn chương trình song ngữ và tăng cường Tiếng Pháp của Bộ. Các trường tranh thủ các nguồn lực từ Viện Pháp tại Huế để tổ chức các hoạt động cho học sinh.

4.2. Dạy học môn Tin học và tổ chức hoạt động giáo dục tin học:

- Ngoài chương trình dạy học đã quy định cần hướng dẫn học sinh làm quen với internet, thư điện tử và đẩy mạnh các hoạt động giáo dục có nội dung tin học để học sinh có điều kiện vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế.

- Các trường có giải pháp phù hợp tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục tin học cho học sinh cấp tiểu học nhằm giúp học sinh lớp 1, lớp 2 được làm quen với tin học và đáp ứng sở thích, nhu cầu, phát hiện và bồi dưỡng phát triển năng lực tin học, tư duy khoa học máy tính, hình thành và nuôi dưỡng đam mê khoa học, công nghệ cho học sinh.

- Tổ chức các hoạt động dạy học Tin học và hoạt động giáo dục Tin học thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1989/SGDĐT-GDTH ngày 03/9/2019 của Sở GD&ĐT về việc tổ chức dạy học môn Tin học và tổ chức HĐGD Tin học cấp tiểu học.

- Rà soát, sửa chữa và thanh lý những máy tính bị hỏng, đảm bảo trong giờ học 2 học sinh/máy tính.

5. Thực hiện giáo dục đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn:

5.1. Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số:

- Tiếp tục tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số.

- Tập trung chỉ đạo tích hợp dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số vào tất cả các môn học và hoạt động giáo dục để các em có điều kiện nói, đọc, hiểu và viết được tiếng Việt tốt hơn đặc biệt đối với lớp 1.

- Khuyến khích tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ giữa các lớp, giữa các trường có học sinh dân tộc thiểu số; sử dụng hiệu quả các hoạt động của thư viện trường học để các em có điều kiện rèn luyện tiếng Việt.

- Tham mưu với chính quyền địa phương thực hiện chính sách đối với học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn nhằm động viên, khích lệ học sinh chuyên cần tới trường, đảm bảo quyền bình đẳng của học sinh giữa các vùng miền. Đồng thời, làm tốt công tác xã hội hoá nhằm huy động các nguồn lực hỗ trợ tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.

4. Thực hiện giáo dục đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn:

4.1. Giáo dục học sinh khuyết tật:

- Thực hiện có hiệu quả chính sách về người khuyết tật và giáo viên tham gia giáo dục học sinh khuyết tật theo đúng quy định của nhà nước.

- Tạo điều kiện để trẻ khuyết tật được học tập bình đẳng; điều chỉnh linh hoạt về tổ chức, nội dung, phương pháp và đánh giá xếp loại cho phù hợp với mỗi đối tượng học sinh; theo dõi sự tiến bộ của học sinh và thực hiện đầy đủ hồ sơ giáo dục theo quy định.

- Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục đối với trẻ khuyết tật theo Luật Người khuyết tật và các văn bản hướng dẫn về giáo dục người khuyết tật; các đơn vị xây dựng, triển khai thực hiện Kế hoạch giáo dục người khuyết tật của đơn vị mình.

- Các đơn vị huy động 100% học sinh khuyết tật đến trường; phối hợp với cơ sở y tế ở địa phương để tổ chức xác nhận các em khuyết tật đang học; phối hợp với trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật, mồ côi trên địa bàn tổ chức hoạt động giáo dục cho các em.

- Triển khai thực hiện Thông tư 17/2020/TT-BGDĐT ngày 29/6/2020 ban hành Quy định Chuẩn quốc gia về ngôn ngữ kí hiệu cho người khuyết tật và hướng dẫn giáo viên tự nghiên cứu TT 17 để áp dụng vào học sinh của lớp mình.

4.2. Đối với trẻ em lang thang cơ nhỡ, học sinh có hoàn cảnh khó khăn:

- Đối với trẻ em lang thang, cơ nhỡ: Làm tốt công tác huy động và tổ chức lớp học linh hoạt cho các em theo kế hoạch dạy học được điều chỉnh phù hợp; chương trình tập trung vào các môn Tiếng Việt, Toán và chú trọng rèn kĩ năng đọc, viết và tính toán cho học sinh.

- Đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (khó khăn về kinh tế, con em hộ nghèo): Có giải pháp để quan tâm, giúp đỡ học sinh đến trường, huy động các nguồn hỗ trợ hợp pháp để tạo điều kiện cho học sinh, không để tình trạng học sinh bỏ học vì gặp khó khăn về kinh tế.

5. Tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm; xây dựng, phát triển Thư viện trường tiểu học đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực học sinh:

5.1. Tổ chức các hoạt động tập thể, giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động trải nghiệm:

- Chú trọng tổ chức các trò chơi học tập trong từng tiết học; giúp học sinh biết hợp tác với bạn, học tập từ bạn, nhận xét giúp đỡ bạn về cả kiến thức, kĩ năng.

- Phát huy tác dụng các phòng chức năng và các thiết bị dạy học cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Khai thác, sử dụng hiệu quả các thiết bị, tài liệu và các chuyên đề đã triển khai. Kết hợp dạy trên lớp với dạy học tại Thư viện; kết hợp dạy học trên lớp với dạy học ngoài lớp.

- Tiếp tục chuyển mạnh các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa sang hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm và làm quen một số nghề truyền thống ở địa phương.

- Xây dựng kế hoạch giáo dục trải nghiệm, kỹ năng sống cho học sinh với nhiều nội dung, chủ đề như giáo dục trẻ em gái, an toàn giao thông, tuyên truyền biển đảo…; phối hợp với cha mẹ học sinh tổ chức các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa, dã ngoại cho học sinh. Hướng dẫn học sinh viết bài thu hoạch sau mỗi lần tham gia các hoạt động giáo dục. Tổ chức cho học sinh cùng tập thể giáo viên chung tay xây dựng văn hóa giao thông trước cổng trường.

- Các trường tích hợp nội dung giáo dục địa phương vào dạy học các môn học, hoạt động trải nghiệm theo hướng dẫn của Bộ, Sở và Phòng GD&ĐT.

- Việc tổ chức hoạt động giáo dục dưới nhiều hình thức mà sau giờ học chính thức trong ngày phải được thực hiện trên cơ sở thống nhất tự nguyện của học sinh, của cha mẹ học sinh và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5.2. Hoạt động Thư viện trường tiểu học:

- Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên và nhân viên thư viện về công tác tổ chức hoạt động đọc cho học sinh.

- Sử dụng có hiệu quả sách, tài liệu hiện có; tổ chức ngày hội về Sách như Đọc, chia sẻ, giới thiệu, triển lãm sách… với mục đích tạo phong trào đọc sách trong học sinh, giáo viên và trong cộng đồng; xây dựng văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh.

- Khai thác hiệu quả các mô hình thư viện thân thiện và dành thời lượng phù hợp cho tiết đọc sách tại thư viện nhằm hình thành thói quen đọc sách, ý thức tự học, tự nghiên cứu và phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh. Tạo điều kiện để học sinh được đọc sách mọi lúc, mọi nơi.

- Nhân rộng các mô hình Thư viện thân thiện, Thư viện xanh… phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường một cách linh hoạt và hiệu quả; tiếp tục xây dựng tủ sách ở lớp học.

- Đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật, học liệu và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và tổ chức hoạt động thư viện.

- Huy động sự tham gia của cha mẹ học sinh và cộng đồng trong quá trình tổ chức các hoạt động nhằm góp phần xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.

6. Đổi mới công tác quản lí và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục:

6.1. Đổi mới công tác quản lý:

- Quản lý điều hành hoạt động giáo dục của nhà trường bằng các kế hoạch, quyết định, quy định, quy chế và các văn bản quy phạm khác; xây dựng kế hoạch thật cụ thể, có đủ các cấp độ (ngày, tuần, tháng, năm, từng giai đoạn). Triển khai, thực hiện kế hoạch và các nội dung mới do Sở, Phòng chỉ đạo phải kịp thời, cụ thể; có sự giám sát, hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; đánh giá kết quả đạt được sau khi triển khai thực hiện một nội dung nào đó để rút kinh nghiệm, điều chỉnh kịp thời để thực hiện đạt hiệu quả.

- Ngay từ đầu năm học, giao chỉ tiêu phải công bằng, phải cụ thể đến từng giáo viên, từng lớp; tạo điều kiện, tạo môi trường cho cha mẹ học sinh cùng tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường.

- Đẩy mạnh công tác tự bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý theo chuẩn đã quy định. Tiếp tục xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp. Đánh giá giáo viên phải công bằng, khách quan, dân chủ, đúng thực chất không cào bằng, gắn trách nhiệm của giáo viên với các hoạt động giáo dục, với kết quả học tập của học sinh.

- Tiếp tục xây dựng và quản lý môi trường giáo dục lành mạnh, dân chủ, an toàn, thân thiện, chất lượng và bình đẳng. Xây dựng “hình ảnh đẹp” cho trường.

- Các đơn vị công khai mục tiêu phát triển của nhà trường, chất lượng giáo dục của trường. Xây dựng kế hoạch triển khai và làm tốt công tác xã hội hóa để phát triển các thành quả đạt được trong năm học một cách bền vững.  

- Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật để tham mưu với địa phương ban hành các chính sách, chủ trương nhằm phát triển giáo dục đúng thẩm quyền. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm về các số liệu khi báo cáo cho các cấp.

6.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục:

- Hiệu trưởng xây dựng và triển khai thực hiện tốt quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học (văn hóa ứng xử, văn hóa đọc,...), mỗi cán bộ quản lý của nhà trường cần tạo cho trường mình một bản sắc riêng, một “dấu ấn” tốt đẹp trong quá trình quản lý của mình về hoạt động giáo dục.

- Nâng cao trách nhiệm của đội ngũ và gắn trách nhiệm của từng giáo viên với chất lượng giáo dục học sinh mà mình phụ trách, bên cạnh đó giao chỉ tiêu cho giáo viên về môi trường xanh - sạch - đẹp - an toàn trong trường học.

- Mỗi đơn vị trường học đều phải thực hiện công khai mục tiêu phát triển của nhà trường, chất lượng giáo dục của trường.

- Tiếp tục triển khai tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý, thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thăng hạng giáo viên theo chuẩn chức danh nghề nghiệp cấp tiểu học đúng quy định và hướng dẫn của các cấp quản lý.

- Tiếp tục phát huy việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên dạy học lớp 1, lớp 2 thông qua dạy học thực tế và qua các website của các nhà xuất bản.

- Hồ sơ sổ sách của giáo viên thực hiện đúng theo Điều lệ trường tiểu học, quản lý kế hoạch dạy học, kế hoạch bài dạy (giáo án), hồ sơ sổ sách của giáo viên qua tài nguyên của website nhà trường hoặc qua các phầm mềm.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; cán bộ thư viện phối hợp với giáo viên, sưu tầm tuyển chọn tư liệu dạy học điện tử theo từng môn học, lớp học.

- Chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; nhân rộng các mô hình quản lý, những sáng kiến, việc làm tốt trong công tác chủ nhiệm lớp, trong công tác giảng dạy của giáo viên.

- Thực hiện tốt quy chế dân chủ, nâng cao vai trò, trách nhiệm, lương tâm, đạo đức nhà giáo; mỗi thầy giáo, cô giáo phải thực sự là tấm gương sáng cho các em học sinh noi theo. Kiên quyết “Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”.

III. Thực hiện kế hoạch, thời gian năm học:

1.      Các mốc thời gian thực hiện:

- Ngày tựu trường 26/8/2021 đối với lớp 1, ngày 01/9/2021 đối với lớp 2,3,4,5; Khai giảng năm học 05/9/2021;

- Học kỳ 1: từ 06/9/2021 đến trước 14/01/2022;

- Học kỳ 2: từ 17/01/2022 đến trước 25/5/2022;

       - Ngày kết thúc năm học: 31/5/2022;

- Xét công nhận Hoàn thành chương trình tiểu học trước ngày 05/6/2022;

       - Hoàn thành công tác tuyển sinh lớp 1 trước ngày 31/7/2022.

2. Thời gian thực học: đảm bảo thời gian tối thiểu 35 tuần (trong đó học kỳ 1, 18 tuần, học kỳ 2, 17 tuần)

3. Thời gian nghỉ cuối kỳ và nghỉ Tết Âm lịch:

- Nghỉ cuối kỳ 1: 1 tuần, sau khi thực hiện xong chương trình tuần 18;

- Nghỉ Tết Âm lịch: theo kế hoạch chỉ đạo chung.

Trong trường hợp đặc biệt như thời tiết khắc nghiệt, thiên tai,... Phòng GD&ĐT sẽ báo cáo Huyện để quyết định cho học sinh nghỉ học và bố trí dạy bù vào thời gian phù hợp.

* Thời gian nghỉ giữa kỳ, cuối kì tiến hành các nội dung sau:

     Dành cho học sinh nghỉ ngơi vui chơi, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; bồi dưỡng học sinh yếu, kém; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên (bồi dưỡng thường xuyên; hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học; tập huấn, triển khai chuyên đề; tổ chức trao đổi kinh nghiệm quản lý dạy học và quản lý học sinh).

IV. Thực hiện chương trình, sách, thiết bị dạy học

            1. Chương trình:

- Thực hiện chương trình linh hoạt, vừa sức, phù hợp với đối tượng HS và thực tiễn giáo dục địa phương theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT, ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học; Công văn số 7975/BGD& ĐT-GDTH, ngày 10/9/2009 về việc Hướng dẫn dạy học môn Thủ công, Kĩ thuật ở tiểu học; Công văn số 5842/BGDĐT-VP, ngày 01/9/2011 về Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông. Quyết định số 3321/QĐ-BGDĐT ngày 12/8/2014 về việc Ban hành Chương trình thí điểm Tiếng Anh tiểu học.

- Chương trình lớp 1 (theo CTGDPT 2018) nhà trường xây dựng phân phối chương trình, thời khóa biểu để thực hiện giảng dạy có hiệu quả phù hợp với tâm sinh lý của học sinh.

- Đối với chương trình môn Tiếng Việt lớp 2, 3 phân môn Chính tả - Tập chép chuyển sang hình thức nghe - viết, nội dung bài viết như chương trình hiện hành.

       - Tích hợp hợp lí các nội dung giáo dục: Bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả; quyền và bổn phận của trẻ em, an toàn giao thông, giáo dục kĩ năng sống; ứng phó với biến đổi khí hậu; Giáo dục bảo vệ môi trường biển đảo.

- Tiếp tục triển khai nghiêm túc việc giảng dạy giáo dục địa phương theo công văn số 5982/BGDĐT-GDTH ngày 07/7/2008 về thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở các cấp học phổ thông và thực hiện dạy học theo tài liệu được Sở biên soạn. Sở phối hợp với Phòng GD&ĐT kiểm tra các trường tiểu học tổ chức dạy học phần giáo dục địa phương

            2. Sách:

- Sách quy định tối thiểu đối với mỗi học sinh theo Công văn số 4323/BGDĐT-GDTH ngày 28/5/2015 của Bộ GD&ĐT về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2020 - 2021 đối với giáo dục tiểu học.

- Sách quy định tối thiểu đối với mỗi học sinh:

+ Lớp 1: Tiếng Việt 1 (tập 1, 2), Tập viết 1 (tập 1, 2), Toán 1, TN&XH .

+ Lớp 2: Tiếng Việt 2 (tập 1, 2), Tập viết 2 (tập 1, 2), Toán 2, TN&XH 2.

+ Lớp 3: Tiếng Việt 3 (tập 1, 2), Tập viết 3 (tập 1, 2), Toán 3, TN&XH 3.

+ Lớp 4: Tiếng Việt  4 (tập 1, 2), Toán 4, Đạo đức 4, Khoa học 4, Lịch sử và Địa lý 4, Âm nhạc 4, Mỹ thuật 4, Kỹ thuật 4;

+ Lớp 5: Tiếng Việt  5 (tập 1, 2), Toán 5, Đạo đức 5, Khoa học 5, Lịch sử và Địa lý 5, Âm nhạc 5, Mỹ thuật 5, Kỹ thuật 5.

- Giáo viên hướng dẫn sử dụng sách vở hàng ngày để học sinh không mang theo nhiều sách, vở khi đến trường.

3. Thiết bị dạy học:

- Thực hiện nghiêm túc tinh thần Công văn số 2316/SGDĐT-GDTH ngày 28/9/2015 của Sở về Quy định việc quản lý và sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học (TBDH) trong trường tiểu học; Công văn số 1692/SGDĐT-GDT ngày 27/7/2016 của Sở về chỉ đạo công tác quản lý hoạt động thư viện trường tiểu học;

- Ngay từ đầu năm học, các trường tiểu học phải tổ chức tiến hành ngay việc thống kê, rà soát, sắp xếp, bảo quản tốt TBDH; có kế hoạch khai thác, sử dụng chi tiết đồ dùng cho các hoạt động giáo dục; sau một học kỳ nhà trường tiến hành kiểm kê để bàn giao TBDH cho giáo viên sử dụng trong học kỳ tiếp theo. 

-  Bổ sung kịp thời TBDH theo danh mục tối thiểu của Bộ quy định tại Thông tư 15/2009/TT-BGDĐT ngày 16/7/2009. Bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách TBDH và Thư viện.

- Tiếp tục thực hiện Công văn số 7842/BGDĐT-CSVCTBTH ngày 28/10/2013 của Bộ về đầu tư mua sắm thiết bị dạy học, học liệu tại các cơ sở giáo dục đào tạo. Nhà trường có kế hoạch từng bước mua mới, thay thế, sửa chữa bàn ghế đáp ứng các yêu cầu về đúng chuẩn quy định thẩm mỹ, bền, phù hợp với độ tuổi quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ GD&ĐT và Bộ Y Tế.

- Có giải pháp quản lý nhằm khai thác sử dụng hiệu quả và bảo quản tốt các TBDH, đặc biệt là tủ ĐDDH các lớp; tiếp tục thực hiện Công văn số 86/SGDĐT-KHTC ngày 12/01/2015 của Sở về việc tăng cường công tác Quản lý và sử dụng TBDH; tiếp tục thực hiện Công văn số 2136/SGDĐT ngày 14/10/2011 của Sở về Hướng dẫn triển khai sử dụng bảng trắng tương tác. Giao chỉ tiêu cho tổ chuyên môn, giáo viên về việc sử dụng loại bảng trắng tương tác trong năm học.

- Đẩy mạnh phong trào tự làm ĐDDH và phát hiện, nhân rộng những sáng kiến, sáng tạo của giáo viên về tự làm TBDH ở các môn học. Cần tổ chức hoạt động tự làm đồ dùng học tập của học sinh (qua học bộ môn Mỹ thuật, Thủ công) và tổ chức triển lãm các thành quả của giáo viên và học sinh trong việc tự làm ĐDDH. Tiếp tục triển khai Đề án “Phát triển thiết bị dạy học tự làm giáo dục mầm non và phổ thông giai đoạn 2010 -2015” theo Quyết định số 4050/QĐ-BGDĐT ngày 16/9/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

- Khai thác các nguồn lực để tăng cường các TBDH hiện đại, TBDH có yếu tố công nghệ thông tin, phần mềm dạy học; chỉ đạo, quản lý và kiểm tra các đơn vị về công tác bảo quản và sử dụng các loại thiết bị hiện đại vào hoạt động giảng dạy. Có nhật ký theo dõi đối với các TBDH hiện đại và đắt tiền. Riêng phòng LAB, cần khai thác các tính năng một cách có hiệu quả để nâng cao kỹ năng nghe, nói cho học sinh.

- Chỉ đạo các trường có điều kiện xây dựng và tổ chức các sân chơi vận động ngoài trời, trong đó cần chú trọng các loại đồ chơi, thiết bị vận động phù hợp với học sinh tiểu học; chỉ đạo thực hiện tốt Công văn số 266/SGDĐT-VP ngày 24/02/2014 về việc ngăn ngừa việc sử dụng các loại thiết bị, đồ dùng và đồ chơi không rõ nguồn gốc, có thể gây nguy hại cho học sinh.

- Cần chú trọng đến việc bảo quản, sử dụng, khai thác có hiệu quả đàn PIANO kỹ thuật số, các loại nhạc cụ khác và thực hiện nghiêm túc Công văn số 493/SGDĐT-GDTH ngày 03/3/2015 của Sở về đẩy mạnh việc sử dụng đàn PIANO kỹ thuật số trong dạy học môn Âm nhạc và các hoạt động giáo dục. Đối với các trường có trang bị đàn Organ khuyến khích đưa vào chỉ tiêu học sinh phải biết sử dụng đàn. Trường có học sinh dân tộc thiểu số cần khuyến khích các em sử dụng các loại nhạc cụ dân tộc.

- Các trường tiểu học được trang cấp tài liệu về giáo dục môi trường, dụng cụ dạy bơi cần có giải pháp bảo quản và sử dụng tốt khi tổ chức dạy học hằng năm.

- Tổ chức kiểm tra và bàn giao cho giáo viên tủ đồ dùng tại lớp. Bổ sung thiết bị dạy học theo danh mục TBDH tối thiểu của Bộ (Thông tư 15/2009/TT-BGD&ĐT, ngày 16/7/2009). Mỗi giáo viên có một quyển sổ ghi danh mục TBDH. Thực hiện bảo quản và sử dụng tốt; Khuyến khích GV tự làm đồ dùng dạy học.

- Tăng cường sử dụng các thiết bị hiện đại để ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Sử dụng có hiệu quả đàn PIANO kỹ thuật số.

V. Công tác huy động, duy trì số lượng:

      1. Chỉ tiêu: ( Có biểu mẫu tổng hợp cụ thể đính kèm)

* Chỉ tiêu chung:

- Chỉ tiêu hoàn thành chương trình lớp học: 477/477 em ( 100% ).

   Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học: 68/68, Tỉ lệ  100% 

- Học sinh khen thưởng:  288/477; tỉ lệ 60,4 %

- Kết quả HS hoàn thành các môn học: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, LS& ĐL, Tiếng Anh, Tin học phấn đấu đạt 100%.

2. Biện pháp:

             - Tổ chức tốt  ngày toàn dân đưa trẻ đến trường.

             - Tuyên truyền và vận động phụ huynh đưa con em đến trường học tập đầy đủ, đặc biệt là học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật.

- Nhà trường thường xuyên liên hệ với giáo viên để nắm tình hình học sinh khi học sinh có dấu hiệu bỏ học.

- Kết hợp với gia đình, Ban đại diện cha mẹ học sinh và chính quyền địa phương động viên, giúp đỡ các em cả về vật chất lẫn tinh thần.

- Trong giảng dạy: GV luôn chú ý động viên khuyến khích học sinh, xây dựng môi trường thân thiện để học sinh thích thú học tập, thích đến trường, yêu thầy mến bạn.

- Thường xuyên theo dõi và kiểm tra sĩ số lớp học.

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hạn chế thấp nhất số lượng học sinh yếu, học sinh lưu ban nhằm thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục đúng độ tuổi.

            - Giao chỉ tiêu cho giáo viên và xem đây là 1 trong những tiêu chí thi đua cuối năm.

VI. Công tác giáo dục toàn diện:

      1. Công tác giáo dục đạo đức:

a, Chỉ tiêu: có 477/477 hs thực hiện tốt phẩm chất của người hs- tốt, đạt 100%

b, Yêu cầu:

- Đánh giá sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh:

 Chăm học, chăm làm; tích cực tham gia hoạt động giáo dục;

 Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm;

 Trung thực, kỉ luật, đoàn kết; 

 Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước.

- Giáo dục HS thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa trong trường học, kịp thời uốn nắn, ngăn chặn các tệ nạn xã hội.

c, Biện pháp:

Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, thường xuyên nhắc nhở giáo viên quan tâm đến một số vấn đề sau:

- Giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, công phu và thường xuyên quan tâm đến học sinh.

- Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

- Giáo dục đạo đức không chỉ dừng lại ở các tiết dạy giờ lên lớp mà phải được gắn kết chặt chẽ với các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Giáo viên cần kết hợp với Liên đội, phụ huynh học sinh và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường cũng như chính quyền địa phương để giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Phải thực sự thương yêu học sinh, xem học sinh như con em của mình, gần gũi uốn nắn các em từng hành vi nhỏ.

- Xây dựng nội quy trường học, lớp học. Áp dụng các biện pháp giáo dục tích cực để giáo dục học sinh.