Trong cách học, phải lấy tự học làm cốt''

Đăng nhập
 » Kế hoạch » Kế hoạch năm

Phó Hiệu trưởng

Cập nhật lúc : 04:57 08/10/2015  

Kế hoạch năm 2016-2017

KẾ HOẠCH

HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN

NĂM HỌC 2015 – 2016

 

          Căn cứ công văn số 131/PGD&ĐT-CM ngày 17 tháng 9 năm 2015 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Phong Điền V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2015 - 2016 cấp Tiểu học;

            Căn cứ vào quy trình chỉ đạo chuyên môn cấp tiểu học năm học 2015 - 2016 của Phòng Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ báo cáo tổng kết năm học 2014 - 2015 và phương hướng năm học 2015 - 2016 của Trường Tiểu học Phò Ninh, bộ phận chuyên môn Trường Tiểu học Phò Ninh xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên môn năm học 2015 - 2016 như sau:

I. Tình hình đội ngũ, học sinh:

Tình hình đội ngũ:

Tổng số CB-GV: 24, trong đó: CBQL: 2, TPT: 1, GV đứng lớp: 17, Nhân viên: 4

Đảng viên: 8, Đoàn viên: 6

Trình độ CM:  Đại học: 21/14, Cao đẳng: 4/2, Trung cấp: 2/2

GV đứng lớp đạt chuẩn, trên chuẩn 100%

Tình hình học sinh: Tổng số học sinh là 365 em/ 12 lớp. Trong đó:

Khối 1: 71 em/41 nữ (2 lớp)

Khối 2: 69 em /28 nữ (2 lớp)

Khối 3: 86 em/19 nữ (3 lớp)

Khối 4: 55 em/21 nữ (2 lớp)

Khối 5: 84/42 nữ (3 lớp)

Số lớp học 2 buổi/ngày: 06/12 lớp (Khối 1, lớp 2/2, khối 5)

II. Đặc điểm tình hình:

1. Thuận lợi:

- Phò Ninh là một mảnh đất có truyền thống hiếu học, không những phụ huynh mà còn các lực lượng, người con ở xa quê hương luôn quan tâm đến công tác giáo dục của quê nhà.

- Được sự quan tâm của lãnh đạo Huyện, Phòng GD & ĐT Phong Điền, lãnh đạo chính quyền địa phương và Ban đại diện cha mẹ học sinh.

- Đội ngũ giáo viên có trình độ đạt chuẩn 100%, năng động, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, luôn đoàn kết, quan tâm,  giúp đỡ lẫn nhau trong công tác chuyên môn.

            - Trường tập trung một cơ sở giảng dạy nên các phong trào thi đua được tổ chức đều khắp, tương đối có hiệu quả.

- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học khá đầy đủ.

- Có đầy đủ phòng chức năng.

- Đội ngũ giáo viên ổn định.

2. Khó khăn:

-  Địa hình thấp trũng , sớm ngập lụt.

-  Tỷ lệ lớp học 2 buổi/ ngày chỉ đạt 50%.

            -  Một số phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình.

III. Nhiệm vụ:

1. Nhiệm vụ chung:

Tiếp tục thực hiện có chiều sâu các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và nhiệm vụ “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập GDTH đúng độ tuổi. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tiếp tục đổi mới công tác quản lí chỉ đạo. Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình, tích hợp các nội dung giáo dục vào các môn học và hoạt động giáo dục. Đẩy mạnh mô hình xây dựng thư viện xanh, thân thiện, thực hiện tốt việc sử dụng sách, tài liệu tham khảo trong trường theo đúng quy định. Sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả. Đẩy mạnh các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp Bàn tay nặn bột, dạy học Mĩ thuật đa phương tiện,…Tiếp tục đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh theo Thông tư 30.

2. Nhiệm vụ cụ thể:

2.1. Công tác huy động và duy trì số lượng: 

* Chỉ tiêu: Duy trì 365 em từ đầu năm học đến cuối năm học. 

* Biện pháp:

- Ngay từ đầu năm học, nhà trường phân công cán bộ giáo viên về các thôn điều tra nắm chắc độ tuổi trẻ trên địa bàn để huy động ra lớp đạt chỉ tiêu.

- Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể, ban quản lí chính quyền các thôn, ban đại diện cha mẹ học sinh để tiếp tục huy động trẻ đến trường.

- Tạo mọi điều kiện giúp đỡ về mặt tinh thần, vật chất cho học sinh nghèo, học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn để các em được tiếp sức đến trường.

- Duy trì số lượng từng bước nâng cao chất lượng dạy học, hạn chế mức thấp nhất học sinh lưu ban, bỏ học giữa chừng. 

- Khai thác tối đa phần mềm phổ cập: Phó Hiệu trưởng chỉ đạo chung công tác phổ cập; nhân viên phụ trách công tác phổ cập kiểm tra, rà soát số liệu hoàn chỉnh phổ cập; giáo viên chủ nhiệm lập mẫu 1 PT chính xác, cập nhật số liệu hàng tháng; bộ phận phụ trách xử lý kỹ thuật, đưa số liệu vào phần mềm phổ cập.

- Phối hợp chặt chẽ với PHHS đặc biệt là những học sinh có năng lực học tập còn hạn chế, có ý định nghỉ học để trao đổi, tìm cách giải quyết.

- Giáo dục cho các em ý thức kỉ luật cao, nghỉ học phải có đơn xin phép của phụ huynh. 

- Tổ chức có hiệu quả các hoạt động sinh hoạt tập thể như múa hát sân trường, các trò chơi dân gian,…để học sinh cảm thấy vui vẻ, hứng thú khi đến trường. 

- Chỉ đạo tổ, giáo viên theo dõi sĩ số, cập nhật số buổi vắng. Giáo viên phải nắm chắc tình hình chuyên cần của học sinh hằng ngày để biết nguyên nhân và đưa ra biện pháp vận động HS đi học đều. 

- Nâng cao chất lượng dạy học đại trà, không để học sinh bị lưu ban, bị ngồi nhầm lớp. Duy trì số lượng đảm bảo 100%. 

- Xây dựng môi trường học thân thiện để học sinh càng thêm yêu trường, mến lớp.

- Khen thưởng, động viên giáo viên nào có biện pháp tích cực trong việc duy trì sĩ số và không có học sinh lưu ban.

2.2. Kế hoạch thời gian năm học:

- Ngày bắt đầu năm học 2015 – 2016: 17/08/2015

- Ngày kết thúc năm học 2015– 2016: 31/05/2016

- Kết thúc học kỳ I: 29/12/2015

- Kết thúc học kỳ II: 25/5/2016

- Kết thúc năm học: 31/05/2016

-  Thời gian thực học: bảo đảm 35 tuần, trong đó học kỳ 1 là 18 tuần, học kỳ 2 là 17 tuần.

2.3. Công tác nâng cao chất lượng

2.3.1. Tổ chức thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch dạy học và quy chế chuyên môn:

Chỉ tiêu:

- 100% giáo viên thực hiện nghiêm túc chương trình, đảm bảo dạy đủ các môn và tổ chức có hiệu quả các hoạt động dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng.

- 100%  giáo viên thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn về soạn, giảng, chấm, chữa, nhận xét đối với học sinh; thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư 30.

Biện pháp:  

- Thực hiện chương trình các môn học một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh và thực tiễn giáo dục địa phương theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

- Tổ chức cho GV nghiên cứu, nắm vững tài liệu dạy học theo chuẩn KTKN để có những điều chỉnh về nội dung giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh. 

- Tập trung chỉ đạo việc soạn giảng theo công văn số 5842/BGD&ĐT-VP, ngày 01/9/2011 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông.

- Tích hợp hợp lí, hiệu quả các nội dung giáo dục: Bảo vệ môi trường; bảo vệ tài nguyên; môi trường biển; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; quyền và bổn phận của trẻ em, an toàn giao thông, giáo dục kĩ năng sống; phòng tránh tai nạn thương tích; ứng phó với biến đổi khí hậu; bình đẳng giới vào tất cả các môn học và hoạt động giáo dục. Việc tích hợp không gây áp lực học tập đối với học sinh và giảng dạy đối với giáo viên.

- Chỉ đạo nghiêm túc việc giảng dạy giáo dục địa phương theo tinh thần công văn số 5982/BGDĐT-GDTH ngày 07/7/2008 về thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở các cấp học phổ thông và thực hiện dạy học theo tài liệu được Sở biên soạn.

- Dạy học đảm bảo tính phân hóa, cá thể hóa từng đối tượng, từng mặt hoạt động của học sinh. Chú trọng phụ đạo, kèm cặp giúp đỡ những học sinh sức học còn hạn chế để hạn chế tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp. Tăng cường sử dụng thiết bị dạy học , tạo điều kiện cho học sinh thực hành kiến thức đã học, hoàn thành bài tập ngay tại lớp. Mỗi giáo viên cần xây dựng kế hoạch dạy học buổi 2 cụ thể, bám sát đối tượng học sinh để soạn giảng hiệu quả. Trong các tiết luyện cần chú ý tăng cường thực hành Tiếng Việt và Toán phù hợp với các đối tượng.

- Chỉ đạo việc dạy học tiếng Anh có chất lượng, đúc rút kinh nghiệm khi dạy tiếng Anh thời lượng 4 tiết/ tuần với khối 5 theo chương trình Family and Friends; lớp 3, 4 thời lượng 2 tiết/tuần theo chương trình của Bộ. Đối với các lớp dạy tiếng Anh với thời lượng 4 tiết /tuần ở lớp 3, lớp 4 cần dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh, trong đó tập trung phát triển 2 kỹ năng Nghe và Nói.

- Chỉ đạo việc dạy học Tin học cho 100% học sinh lớp 3, 4, 5 và trong giờ học đảm bảo 2 học sinh/máy tính. 

- Xây dựng đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn. Chú trọng việc đổi mới phương pháp dạy của GV và học của học sinh, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; dạy học nhiều đối tượng trong một tiết học góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy.  

- Tổ chức có hiệu quả các hội thi cấp trường: Hội thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi, ĐDDH tự làm, triển lãm phong trào “ Giữ vở sạch- Viết chữ đẹp”,.... Tổ chức giao lưu học sinh có năng khiếu tin học như: vẽ tranh trên máy tính, IOE,…  

- Nội dung HĐGDNGLL (4 tiết/ 1 tháng) được thực hiện tích hợp vào các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thủ công, Kỹ thuật theo hướng dạy học phù hợp điều kiện thực tế địa phương và nhà trường. 

2.3.2. Thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học:

Yêu cầu:

- Đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa, cá thể hóa. Đẩy mạnh việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp “Bàn tay nặn bột”, thảo luận nhóm,…phù hợp với trình độ và tâm lí học sinh để các em tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng và hiệu quả theo phương châm “Dạy thật – Học thật”.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào dạy học để thiết kế những bài giảng sinh động, hiệu quả tạo hứng thú học tập của học sinh.

Chỉ tiêu:

- Mỗi giáo viên UDCNTT vào giảng dạy ít nhất 3 tiết/năm.

Biện pháp:

- Tập trung chỉ đạo thực hiện dạy học phù hợp với đối tượng học sinh trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình. Giáo viên chú trọng tổ chức hoạt động học và trò chơi học tập trong từng tiết học; giúp học sinh biết kết hợp với bạn, học tập từ bạn, nhận xét giúp đỡ bạn về cả kiến thức, kĩ năng và hợp tác. Phát huy tác dụng các thiết bị dạy học cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Sử dụng hiệu quả các tài liệu và các chuyên đề đã triển khai.

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học; chỉ đạo triển khai áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” đối với các môn học Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học.

- Chỉ đạo giáo viên dạy Mĩ thuật chủ động sắp xếp bài dạy theo tinh thần nhóm các bài học thành các chủ đề, lập kế hoạch cho từng hoạt động hoặc cho toàn quy trình mĩ thuật phù hợp với tình hình thực tế, không nhất thiết phải tổ chức dạy nhiều tiết trong cùng một buổi và sử dụng các quy trình của phương pháp mới để thực hiện bài dạy.

- Tổ chức tốt các buổi thao giảng, tích cực dự giờ thăm lớp trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Đồng thời qua dự giờ giúp GV nâng cao chất lượng cách sử dụng thiết bị dạy học.

- Tăng cường chỉ đạo việc xây dựng và thiết kế bài dạy giáo án điện tử. Mỗi giáo viên dạy ít nhất 2 tiết có sử dụng công nghệ thông tin. Thực hiện việc áp dụng hoạt động trò chơi trong các môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội. 

- Tổ chức tốt các chuyên đề căn cứ vào yêu cầu về chuẩn kiến thức và kỹ năng của bộ môn ở từng khối lớp. 

- Giáo viên cần chủ động và tích cực đổi mới phương pháp dạy học tạo không khí thân mật, lôi cuốn học sinh tham gia tích cực trong quá trình học tập. 

- Quan tâm đến chất lượng đại trà, đồng thời phát huy năng lực học tập của học sinh có năng khiếu và giúp đỡ, động viên học sinh tiếp thu bài còn chậm, tạo cơ hội để các em được tham gia vào các hoạt động học tập.              

- Tăng cường rèn kĩ năng sống cho học sinh như kĩ năng học tập theo nhóm, kĩ năng giao tiếp,.... 

- Đẩy mạnh việc quản lí lớp học bằng biện pháp tích cực, phát huy tính năng động sáng tạo của học sinh. 

2.3.3. Đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn:

Yêu cầu:

- Đưa sinh hoạt tổ chuyên môn trở thành hoạt động thường xuyên, có chất lượng, tránh tổ chức một cách hình thức, bám sát nội dung sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới trong các buổi sinh hoạt.  Kịp thời tháo gỡ những khó khăn về chuyên môn và có giải pháp phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện của nhà trường.

- Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lí trong chỉ đạo chuyên môn; nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm cho giáo viên trong hoạt động dạy học.

- Tạo cơ hội chia sẻ, học tập, giúp đỡ lẫn nhau giữa CBQL và GV, giữa GV và GV. Tạo cơ hội để mỗi cán bộ, GV được phát huy khả năng sáng tạo, đóng góp sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục của trường Tiểu học Trung Chánh.

Chỉ tiêu:

- Các tổ tổ chức sinh nhoạt chuyên môn theo hướng đổi mới một cách có chất lượng.

Biện pháp:  

            - Triển khai kịp thời đến GV các văn bản chỉ đạo chuyên môn của các cấp, triển khai để giáo viên nắm kĩ sự khác nhau giữa sinh hoạt chuyên môn truyền thống và sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới.

            - BGH  thông qua các buổi hội thảo chuyên đề, các lớp tập huấn, các phiên trực báo đầu tuần để bồi dưỡng cho TTCM các kiến thức, kỹ năng xây dựng, nghiệp vụ kiểm tra như kiểm tra hồ sơ, việc thực hiện chương trình; kỹ năng tổ chức, sắp xếp nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn qua cả năm học; năng lực tổ chức, điều hành một buổi sinh hoạt chuyên môn; tổ chức một chuyên đề, một cuộc thi trong tổ; kỹ năng ra đề kiểm tra cho học sinh trong các đợt kiểm tra định kỳ, khảo sát hằng tháng; kỹ năng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ đúng người, đúng việc; kiểm tra, đôn đốc để điều chỉnh và giúp đỡ giáo viên một cách kịp thời.

            - Chỉ đạo tổ trưởng khi xây dựng kế hoạch hoạt động năm học cho tổ chuyên môn phải dựa trên cơ sở cụ thể hóa kế hoạch năm học, kế hoạch kiểm tra nội bộ, kế hoạch chuyên môn nhà trường.   

           

            - Sinh hoạt tổ chuyên môn đều đặn có chất lượng ít nhất 2 lần/tháng theo một trong 2 hình thức: sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề hoặc sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

            - Cuối năm học, tổ chức cuộc họp để tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm cho công tác sinh hoạt tổ chuyên môn.   

- Trong năm học, ngoài việc dạy minh họa và dự giờ, mỗi giáo viên phải thực hiện ít nhất 04 tiết dạy thao giảng và dự giờ của đồng nghiệp ít nhất 18 tiết/năm. 

2.3.4. Thực hiện tốt việc kiểm tra và đánh giá học sinh:

Chỉ tiêu:

- 100% giáo viên thực hiện nghiêm túc và hiệu quả việc kiểm tra và đánh giá học sinh theo định hướng chỉ đạo của Bộ là phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực học sinh, chú trọng việc nhận xét, động viên, góp ý học sinh trong quá trình học tập; đảm bảo đánh giá đúng trình độ, năng lực học tập của học sinh, tích cực chống tiêu cực trong kiểm tra đánh giá.

Biện pháp:

- Chỉ đạo giáo viên tiếp tục thực hiện nghiêm túc Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 về quy định đánh giá học sinh tiểu học và các công văn hướng dẫn thực hiện Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT của BGD, SGD, PGD. Đặc biệt là việc đánh giá học sinh có hoàn cảnh khó khăn cần căn cứ vào mức độ đạt được so với nội dung và yêu cầu đã được điều chỉnh theo quy định tại Thông tư 39/2009/TT-BGDĐT và có hồ sơ theo dõi sự tiến bộ của học sinh.

- Thực hiện nghiêm túc công văn số 125/PGD&ĐT-CM, ngày 16 tháng 4 năm 2015 của PGD&ĐT V/v Hướng dẫn thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư 30/2014 và học tập Mô hình Trường học mới (VNEN) cấp tiểu học:

• Không sử dụng sổ theo dõi chất lượng giáo dục. Để việc ghi đánh giá, nhận xét vào học bạ vào cuối kỳ 1 và cuối năm học có hiệu quả, giáo viên ghi chép lại những biểu hiện tiến bộ, cũng như những mặt còn hạn chế về học tập, năng lực và phẩm chất của học sinh để làm minh chứng đánh giá của từng học sinh khi phụ huynh quan tâm đến việc đánh giá của con em mình.

• Tăng cường hiệu quả việc sử dụng sổ liên lạc, sổ liên lạc dùng để trao đổi việc học của học sinh giữa nhà trường và gia đình. Vì vậy, sổ này cần được học sinh mang đến lớp hàng ngày, khi giáo viên cần trao đổi với phụ huynh thì ghi vào sổ liên lạc để phụ huynh biết được việc học tập của con em mình.

- Nhà trường sẽ thực hiện theo quy trình tổ chức kiểm tra theo hướng đề chung theo khối lớp các bài kiểm tra định kỳ. Đó là một trong những cơ sở để đối chiếu, đánh giá năng lực và tinh thần trách nhiệm, sự cố gắng của học sinh và giáo viên đồng thời là cơ sở nhằm điều chỉnh hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.          

2.3.5. Tổ chức phụ đạo học sinh có năng lực học tập còn hạn chế với kế hoạch phù hợp:

Chỉ tiêu:

- 100% học sinh trong lớp học đều được giáo viên giảng dạy quan tâm, đặc biệt là những học sinh có năng lực học tập còn hạn chế, hoàn cảnh khó khăn.

Biện pháp:

- Chỉ đạo giáo viên dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh, phân hóa theo từng đối tượng (đặc biệt ở buổi thứ 2).

- Trong quá trình dạy học cần quan tâm, có biện pháp và lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp đối với những học sinh học không chuyên cần, có hoàn cảnh khó khăn.

- Tổ chuyên môn cần tổ chức các chuyên đề nhằm tháo gỡ những khó khăn mà học sinh thường gặp phải trong quá trình học tập. Hằng tháng, tổ trưởng cần ra bài khảo sát chất lượng học tập của học sinh đối với các môn học.

- Giáo viên chủ nhiệm cần lập danh sách và theo dõi những học sinh có năng lực học tập còn hạn chế của lớp mình. Có kế hoạch xoá yếu một cách cụ thể.

- Các tổ khối trưởng, Ban giám hiệu có kế hoạch hàng tháng trong công tác kiểm tra phụ đạo học sinh có năng lực học tập hạn chế, kiểm tra mức độ tiến bộ của tất cả các học sinh đó trong toàn trường. 

2.3.6. Sách, thiết bị dạy học:

Sách: Sách quy định tối thiểu đối với mỗi học sinh theo hướng dẫn của Bộ.

Thiết bị:

Chỉ tiêu:

- Mỗi giáo viên tự làm 1 đồ dùng dạy học thiết thực và áp dụng vào dạy học hiệu quả.

- Phấn đấu các tiết dạy trên lớp đều có sử dụng thiết bị dạy học hiệu quả.

- Mỗi giáo viên đều có danh mục thiết bị dạy học cho lớp, môn mình phụ trách.

Biện pháp:

- Giáo viên xây dựng tủ đồ dùng dạy học tại lớp và sắp xếp khoa học, có danh mục cụ. Sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học được trang cấp. 

- Phát huy tối đa tính hiệu quả dàn máy vi tính ở lớp. 

- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học thông qua các hoạt động làm mới, cải tiến, sửa chữa đồ dùng dạy học. Tổ chức Hội thi Đồ dùng dạy học tự làm và phát hiện, nhân rộng những sáng kiến của giáo viên về tự làm và sáng tạo thiết bị dạy học ở các môn học. Thu thập, tuyển chọn các sản phẩm tốt để lưu giữ, phổ biến và nhân rộng. 

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học (soạn, giảng bằng giáo án điện tử, tạo lập nguồn dữ liệu tham khảo phục vụ dạy học, …); tiếp tục tổ chức tốt phong trào tự làm đồ dùng dạy học, tăng cường việc bảo quản và sử dụng có hiệu quả các loại cơ sở vật chất trường học hiện có, nhất là việc sử dụng phòng học, phòng máy vi tính và sách (giáo khoa, tham khảo). 

2.3.7. Công tác thao giảng, dự giờ, triển khai chuyên đề:

Chỉ tiêu: 

- Thao giảng: 3 tiết / 1 học kỳ/ 1 giáo viên ( khuyến khích ứng dụng CNTT). 

- Dự giờ: 9 tiết/ 1 học kỳ/ 1 giáo viên

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới ( sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề hoặc sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học). Các chuyên đề triển khai trong năm là:

 

Thời gian

Tên chuyên đề

 

Giáo viên thực hiện

Tháng 10

Khối 1: Môn Tự nhiên và Xã hội: Phát huy tác dụng tích cực của hoạt động nhóm trong quá trình dạy học môn Đạo đức lớp 1

Trần Thị Minh Hạnh

 

Tháng 11

Khối 2: Phân môn Tập viết

Ngô Thị Xuân Thắm

Môn Âm nhạc: Phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình trình trình bày bài hát

Đoàn Thị Thùy Trâm

 

 

Tháng 12

 

Khối 3: Gây hứng thú cho học sinh trong giờ kể chuyện

Hoàng Thị Ngọc Thủy

Môn Tiếng Anh: Cách hướng dẫn học sinh lớp 5 học tốt môn Tiếng Anh qua bài hát

Trần Thị Khánh Hương

Tháng 2

 

Khối 4: Một số biện pháp để làm tốt vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp

Văn Đình Thạnh

 

Biện pháp:

- BGH, tổ trưởng thường xuyên dự giờ, thăm lớp, kiểm tra các mặt liên quan đến hoạt động dạy học.

- BGH thường xuyên động viên và tạo điều kiện cho giáo viên tham gia tốt các dự án phát triển giáo dục, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ do sở, phòng tổ chức.

- BGH định hướng cho các tổ khi tổ chức thao giảng, xây dựng và triển khai thực hiện chuyên đề phải xuất phát từ những vấn đề khó, những vấn đề còn vướng mắc cần tháo gỡ. Thao giảng, chuyên đề cần có mục tiêu rõ ràng, cần tháo gỡ điều gì, điều gì chưa làm được, tránh sinh hoạt chuyên môn mang tính hình thức.

2.3.8. Công tác dạy và học:

a. Chỉ tiêu:

* Học sinh:

- Nâng cao kết quả đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ đối với các môn học, hoạt động giáo dục:

 

Môn

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

SL

HT/Đ

Tỷ lệ

SL 

HT/Đ

Tỷ lệ

SL

HT/Đ

Tỷ lệ

SL 

HT/Đ

Tỷ lệ

SL 

HT/Đ

Tỷ lệ

Tiếng Việt

71

68

95,8

69

69

100

86

86

100

55

52

94,5

84

80

95,2

Toán

71

68

95,8

69

69

100

86

86

100

55

53

96,4

84

80

95,2

TNXH/KH

71

71

100

69

69

100

86

86

100

55

55

100

84

84

100

LS&ĐL

0

0

0

0

0

0

0

0

0

55

55

100

84

84

100

Ngoại ngữ

0

0

0

0

0

0

86

86

100

55

55

100

84

84

100

Tin học

0

0

0

0

0

0

86

86

100

55

55

100

84

84

100

Đạo đức

71

71

100

69

69

100

86

86

100

55

55

100

84

84

100

Âm nhạc

71

71

100

69

69

100

86

86

100

55

55

100

84

84

100

Mỹ thuật

71

71

100

69

69

100

86

86

100

55

55

100

84

84

100

TC/KT

71

71

100

69

69

100

86

86

100

55

55

100

84

84

100

Thể dục

71

71

100

69

69

100

86

86

100

55

55

100

84

84

100

Năng lực

71

71

100

69

69

100

86

86

100

55

55

100

84

84

100

Phẩm chất

71

71

100

69

69

100

86

86

100

55

55

100

84

84

100

K. thưởng

50

 

70,4

46

 

66,7

65

 

75,6

28

 

50,9

55

 

65,5

-  Mức độ hình thành và phát triển năng lực:

 

Đạt

Chưa đạt

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

365

100%,

0

0%

 

-         Mức độ hình thành và phát triển phẩm chất:

-          

Đạt

Chưa đạt

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

365

100%,

0

0%

 

- Phấn đấu để đội tuyển học sinh năng khiếu tham gia giao lưu cấp Huyện, cấp Tỉnh đều có giải, cụ thể là: 02 em đạt giải môn Tiếng Anh trên mạng Internet cấp Huyện, 01 em đạt giải cấp Tỉnh; 02 em đạt giải thi vẽ tranh trên máy vi tính bậc Tiểu học cấp Huyện, 01 em đạt giải cấp Tỉnh .

- Phấn đấu có từ 2 đến 3 lớp tham gia trưng bày “ Giữ vở sạch, viết chữ đẹp ”  và được tuyên dương cấp huyện, 1 lớp được tuyên dương cấp tỉnh.

- Phấn đấu có từ 5 - 7 học sinh tham gia trưng bày bộ vở “ Giữ vở sạch, viết chữ đẹp ”  được tuyên dương cấp huyện, 01 - 02  học sinh được tuyên dương cấp tỉnh.

- Phấn đấu có 01 học sinh tham gia giải Cờ vua truyền thống lần thứ II học sinh tiểu học cấp tỉnh.

* Về giáo viên:

- Phấn đấu có 1 giáo viên đạt giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện và tỉnh.

- Xây dựng được 12 lớp học thân thiện, tích cực.

- Hạn chế tối đa số học sinh chưa hoàn thành vào cuối năm học, nâng tỷ lệ học sinh được khen thưởng theo Thông tư 30.

b. Biện pháp:

- Học sinh đến lớp phải đảm bảo các điều kiện học tập: sách giáo khoa, dụng cụ học tập, thực hiện tốt quy định, nề nếp khác. 

- Đi học chuyên cần, nghỉ học phải có đơn xin phép của phụ huynh, không nghỉ học tùy tiện. 

- Trong học tập cần phải tích cực chủ động sáng tạo nắm bắt kiến thức, tham gia học tổ học nhóm có chất l­ượng, thi đua học tập. 

- Thầy cô giáo phải thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm g­ương đạo đức Hồ Chí Minh” cùng với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm  gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, lồng ghép với phong trào thi đua có sáng tạo“ Xây dựng tr­ường học thân thiện, học sinh tích cực”. 

- Tăng cường các hoạt động giáo dục toàn diện, đẩy mạnh cải tiến chất lượng dạy và học theo chuẩn kiến thức kỹ năng, thực hiện đầy đủ chương trình không ngừng cải tiến đổi mới phương pháp, phát huy hình thức học 2 buổi/ngày, không ra thêm bài tập về nhà, tận dụng thiết bị đồ dùng dạy học hiện có để sử dụng một cách có hiệu quả, chống dạy chay, dạy tùy tiện, thiếu chuẩn bị khi lên lớp, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và dạy học, thực hiện tốt công tác nhận xét  thường xuyên đối với học sinh. 

- Tổ chức các phong trào thi đua học tập, xây dựng phong trào thi đua lớp học thân thiện, tích cực, xây dựng nề nếp học tập tốt: tổ chức nề nếp truy bài đầu giờ, tổ chức học sinh khá, giỏi giúp đỡ học sinh yếu. 

- Động viên khích lệ kịp thời học sinh có tinh thần thái độ học tập tốt và học sinh tiến bộ. 

- Tạo điều kiện để học sinh được học 2 buổi/ngày. 

- Xây dựng 12/12 lớp học thân thiện. 

- Th­ường xuyên theo dõi, đánh giá tình hình lên lớp của giáo viên, kết quả học tập của học sinh. 

- Xây dựng chế độ khen th­ưởng đối với giáo viên có công trong việc thực hiện tốt các hoạt động phong trào, giảm tỉ lệ học sinh được đánh giá theo các tiêu chí chưa hoàn thành và chưa đạt, nâng cao tỉ lệ học sinh hoàn thành xuất sắc nội dung học tập các môn học, khen thưởng theo các mặt của Thông tư 30.

            -  Nâng cao trách nhiệm của giáo viên đối với chất lượng của học sinh thông qua công tác kiểm tra, thanh tra, khảo sát chất lượng học sinh ở nhiều thời điểm trong năm học. Việc đánh giá giáo viên (chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học) phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

  &nb