Dạy học là nghề đào tạo nên mọi nghề khác''

Đăng nhập
 » Kế hoạch » Kế hoạch năm

Phó Hiệu trưởng

Cập nhật lúc : 17:43 13/10/2014  

Kế hoạch năm 2015-2016

KẾ HOẠCH CHỈ ĐẠO CHUYÊN MÔN

 

Năm học  2014– 2015

 

 

 

          Căn cứ công văn số 11/PGD&ĐT-CM ngày 12 tháng 9 năm 2014 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Phong Điền V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014- 2015 cấp Tiểu học;

 

          Căn cứ báo cáo tổng kết năm học 2013-2014 và phương hướng năm học 2014-2015 của Trường Tiểu học Phò Ninh, bộ phận chuyên môn Trường Tiểu học Phò Ninh xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên môn năm học 2014-2015 như sau:

 

 

 

A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

 

1. Thuận lợi:

 

- Phò Ninh là một mảnh đất có truyền thống hiếu học, không những phụ huynh mà còn các lực lượng, người con ở xa quê hương luôn quan tâm đến công tác giáo dục của quê nhà.

 

- Được sự quan tâm của lãnh đạo Huyện, Phòng GD & ĐT Phong Điền, lãnh đạo chính quyền địa phương và Ban đại diện cha mẹ học sinh.

 

- Đội ngũ giáo viên có trình độ đạt chuẩn 100%, năng động, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, luôn đoàn kết, quan tâm,  giúp đỡ lẫn nhau trong công tác chuyên môn.

 

            - Trường tập trung một cơ sở giảng dạy nên các phong trào thi đua được tổ chức đều khắp, tương đối có hiệu quả.

 

- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học khá đầy đủ.

 

- Có đầy đủ phòng chức năng.

 

- Đội ngũ giáo viên ổn định.

 

2. Khó khăn:

 

-  Địa hình thấp trũng , sớm ngập lụt, dòng nước chảy xiết gây xói lở.

 

-  Tỷ lệ lớp học 2 buổi/ ngày chưa đạt 100%.

-  Một số phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, còn khoán trắng cho nhà trường.

B. NHIỆM VỤ:

 

I. NHIỆM VỤ CHUNG:

 

1.1. Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

 

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, củng cố kết quả cuộc vận động chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục; Chỉ thị số 2516/CT-BGD&ĐT ngày 18/5/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được lồng ghép vào các môn học Đạo đức, TNXH, Tiếng Việt, Lịch sử và đẩy mạnh hoạt động ngoại khoá như xây dựng chủ đề sinh hoạt theo tháng, vào thời điểm đầu năm học, ngày thành lập Đảng, Đoàn, Đội, ngày sinh của Bác....... Nội dung tập trung vào giáo dục học sinh lễ phép, kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn tuổi; thương yêu giúp đỡ bạn bè, xây dựng lối sống văn minh trong ứng xử, giao tiếp, không vi phạm nội quy nhà trường; thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy….

 

Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo theo tinh thần Quyết định số 16/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/4/2008 về Ban hành Quy định đạo đức nhà giáo; coi trọng rèn luyện phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp gắn liền với việc thực hiện Điều lệ trường tiểu học; tạo điều kiện, cơ hội động viên, khuyến khích cán bộ quản lý, giáo viên học tập và sáng tạo, phát hiện và đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo.

 

2.2. Tiếp tục thực hiện sáng tạo các nội dung “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thông qua các hoạt động và việc làm thiết thực, thường niên của các trường tiểu học.

 

Xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp - an toàn, đảm bảo đủ nước sạch và nhà vệ sinh hợp vệ sinh. Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho học sinh khi ở trường.

 

Chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua việc trang trí trường lớp, xây dựng các quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường, các môn học, các hoạt động ngoại khóa và việc phối hợp với gia đình và cộng đồng trong các hoạt động giáo dục.

 

Đưa các nội dung giáo dục văn hóa truyền thống vào nhà trường như hát dân ca, trò chơi dân gian,...Chú trọng các hoạt động thể dục, thể thao vui chơi giải trí tích cực phù hợp đối tượng học sinh, điều kiện của nhà trường và địa phương.

 

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ:

 

I. CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VÀ DUY TRÌ SỐ LƯỢNG

 

1. Chỉ tiêu: Duy trì 348 em từ đầu năm học đến cuối năm học.

 

2. Biện pháp công tác huy động và duy trì số lượng:

 

- Giáo dục cho các em ý thức kỉ luật cao, nghỉ học phải có đơn xin phép của phụ huynh.

 

- Tổ chức có hiệu quả các hoạt động sinh hoạt tập thể như múa hát sân trường, các trò chơi dân gian,…để học sinh cảm thấy vui vẻ, hứng thú khi đến trường.

 

 - Quan tâm đến việc học tập của học sinh, đặc biệt là những học sinh yếu tạo cho các em vui vẻ, luôn phấn khởi ham thích đến lớp, đến trường.

 

 - Phối hợp chặt chẽ với PHHS đặc biệt là những học sinh yếu, có ý định nghỉ học để trao đổi, tìm cách giải quyết.

 

            - Khai thác tối đa phần mềm phổ cập: Phó Hiệu trưởng chỉ đạo chung công tác phổ cập; nhân viên thư viện kiểm tra, rà soát số liệu hoàn chỉnh phổ cập; giáo viên chủ nhiệm lập mẫu 1 PT chính xác, cập nhật số liệu hàng tháng; GV Tin học xử lý kỹ thuật, đưa số liệu vào phần mềm phổ cập.

 

          - Tham mưu với Đảng uỷ, HĐND, UBND xã trong việc chuẩn bị cơ sở vật chất để tổ chức tốt ngày toàn dân đưa trẻ đến trường năm 2014 -  2015.

 

          - Chỉ đạo Tổ, giáo viên theo dõi sĩ số, cập nhật số buổi vắng vào sổ chủ nhiệm. Giáo viên phải nắm chắc tình hình chuyên cần của học sinh hằng ngày để biết nguyên nhân và đưa ra biện pháp vận động HS đi học đều.         

 

- Nâng cao chất lượng dạy học đại trà, không để học sinh bị lưu ban, bị ngồi nhầm lớp. Duy trì số lượng đảm bảo 100%.

 

            - Xây dựng môi trường học thân thiện để học sinh càng thêm yêu trường, mến lớp, thường xuyên đến lớp.

 

-  Công tác thi đua khen thưởng kịp thời, đúng người, đúng việc. Đầu tư đội ngũ dạy lớp 1 và 5 để huy động hết số trẻ ĐĐT trong địa bàn vào trường.

 

II. CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC, GIÁO DỤC:

 

1. Tổ chức thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch dạy học và quy chế chuyên môn:

 

- Thực hiện tốt việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thực hiện tốt phong trào thi đua “ Dạy tốt – Học tốt”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

 

- Tiếp tục thực hiện sáng tạo các nội dung “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thông qua các hoạt động và việc làm thiết thực, thường niên.

 

- Tổ chức cho GV nghiên cứu, nắm vững tài liệu dạy học theo chuẩn KTKN để có những điều chỉnh về nội dung giảng dạy phù hợp với đối tượng 1học sinh. 

 

- Tập trung chỉ đạo việc soạn giảng theo công văn số 5842/BGD&ĐT-VP, ngày 01/9/2011 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông.

 

 - Tăng cường tích hợp các nội dung giáo dục: Bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; quyền và bổn phận trẻ em, an toàn giao thông, giáo dục kĩ năng sống; ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo một cách phù hợp.

 

- Nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ ngày.

 

- Chỉ đạo việc dạy học tiếng Anh có chất lượng, rút kinh nghiệm khi dạy tiếng Anh thời lượng 4 tiết/ tuần với khối 4,5.

 

- Xây dựng đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn.

 

- Chú trọng việc đổi mới phương pháp dạy của GV và học của học sinh, dạy học nhiều đối tượng trong một tiết học. Tổ chức các phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, nâng cao chất lượng nâng cao chất lượng giờ dạy. Tổ chức bồi dưỡng học sinh năng khiếu và phụ đạo học sinh yếu vào các tiết tăng buổi chiều. Thành lập đội tuyển học sinh giỏi ngay từ đầu năm học và có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời.

 

- Tham gia tích cực các hội thi do Phòng và Sở tổ chức.

 

- Tổ chức có hiệu quả các hội thi cấp trường: Thi giáo viên dạy giỏi, thi “ Giữ vở sạch- Viết chữ đẹp”,....

 

          - Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

 

          - Nội dung HĐGDNGLL ( 4 tiết/ 1 tháng) được thực hiện tích hợp vào các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thủ công, Kỹ thuật theo hướng dạy học phù hợp điều kiện thực tế địa phương và nhà trường.

 

2. Thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học:

 

             - Tổ chức tốt các buổi thao giảng, tích cực dự giờ thăm lớp trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Đồng thời qua dự giờ giúp GV nâng cao chất lượng cách sử dụng thiết bị dạy học.

 

               - Tăng cường việc xây dựng và thiết kế bài dạy giáo án điện tử. Thực hiện việc áp dụng hoạt động trò chơi trong các môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội.

 

               - Tổ chức tốt các chuyên đề căn cứ vào yêu cầu về chuẩn kiến thức và kỹ năng của bộ môn ở từng khối lớp.

 

               - Giáo viên cần chủ động và tích cực đổi mới phương pháp dạy học tạo không khí thân mật, lôi cuốn học sinh tham gia tích cực trong quá trình học tập.

 

               - Quan tâm đến chất lượng đại trà, đồng thời phát huy năng lực học tập của học sinh giỏi và giúp học sinh yếu có cơ hội tham gia vào các hoạt động học tập.

 

               - Đầy mạnh phong trào soạn giảng bằng giáo án điện tử. Mỗi giáo viên dạy ít nhất 2 tiết có sử dụng công nghệ thông tin.

 

               - Tăng cường rèn kĩ năng sống cho học sinh như kĩ năng học tập theo nhóm, kĩ năng giao tiếp,....

 

               - Đẩy mạnh việc quản lí lớp học bằng biện pháp tích cực, phát huy tính năng động sáng tạo của học sinh.

 

3. Cải tiến, nâng cao chất lượng tổ sinh hoạt chuyên môn:

 

- Đổi mới nội dung sinh hoạt của các Tổ chuyên môn: Tập trung thống nhất những vấn đề còn vướng mắc trong chuyên môn, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm,…

 

- Tổ chức tốt việc thao giảng, dự giờ để chia sẻ kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học. Trong năm học, ngoài việc dạy minh họa và dự giờ, mỗi giáo viên phải thực hiện ít nhất 02 tiết dạy thao giảng và dự giờ của đồng nghiệp 18 tiết/năm.

 

 

- Thực hiện nghiêm túc việc giảng dạy các môn bắt buộc và môn tự chọn đối với tất cả các khối lớp.

- Thực hiện đúng qui định về giảm tải nội dung học tập các môn theo hướng dẫn của Bộ.

 

- Đánh giá hiệu quả công tác dạy học trong tháng, lên kế hoạch hoạt động của tổ khối trong thời gian tới được tổ khối phải tiến hành thường xuyên.

 

4. Thực hiện tốt việc kiểm tra và đánh giá học sinh:

 

               - Thực hiện nghiêm túc Thông tư 32/2009/TT-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT về quy định đánh giá và xếp loại HS; chấm chữa chính xác, rõ ràng đúng quy chế.

 

               * Đối với lớp 1, khuyến khích giáo viên chỉ nhận xét; nếu chấm điểm, thì không nên thông báo điểm số cho gia đình học sinh; giáo viên tuyệt đối không có biểu hiện so sánh giữa các học sinh, chê trách học sinh trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Việc đánh giá và xếp loại học sinh có hoàn cảnh khó khăn cần căn cứ vào mức độ đạt được so với nội dung và yêu cầu đã được điều chỉnh theo quy định tại Thông tư 39/2009/TT-BGDĐT.

 

           - Thực hiện tổ chức các kỳ kiểm tra theo tinh thần 3 chung: ra đề chung, kiểm tra chung và cắt phách chấm chung.

 

5. Tổ chức tốt việc tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh năng khiếu:

 

               - Có kế hoạch lựa chọn và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi ngay từ đầu năm và tiến hành một cách thường xuyên với các môn: Anh văn, Mĩ thuât, Toán, Tiếng Việt.

 

               - Phối hợp với GVCN tạo điều kiện để các em tham gia học bồi dưỡng.

 

               - Chọn giáo viên có năng lực dạy bồi bưỡng cho các em.

 

   - Khối 3, 4, 5 mỗi tuần 4 buổi: 2 buổi Tiếng Việt, 2 buổi Toán.

 

               - Lớp 1, 2, giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi.

 

6. Tổ chức phụ đạo học sinh yếu với kế hoạch phù hợp:

 

Song song với quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, cần chú trọng đến việc phụ đạo học sinh yếu.

 

               -  Có kế hoạch xoá yếu một cách cụ thể.

 

               -  Các tổ khối trưởng, Ban giám hiệu có kế hoạch hàng tháng trong công tác kiểm tra phụ đạo học sinh yếu, kiểm tra mức độ tiến bộ của tất cả các học sinh yếu trong toàn trường.

 

7. Thiết bị dạy học:

 

               - Giáo viên xây dựng tủ đồ dùng dạy học tại lớp và sắp xếp khoa học có danh mục cụ thể theo 02 loại gồm Bộ thiết bị dạy học đồng bộ và thiết bị tự làm. Sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học được trang cấp.

 

               - Phát huy tối đa tính hiệu quả dàn máy vi tính ở lớp.

 

               - Tiếp tục đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học thông qua các hoạt động làm mới, cải tiến, sửa chữa đồ dùng dạy học.

 

              - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học (soạn, giảng bằng giáo án điện tử, tạo lập nguồn dữ liệu tham khảo phục vụ dạy học, …); tiếp tục tổ chức tốt phong trào tự làm đồ dùng dạy học, tăng cường việc bảo quản và sử dụng có hiệu quả các loại cơ sở vật chất trường học hiện có, nhất là việc sử dụng phòng học, phòng nghệ thuật, phòng máy vi tính và sách (giáo khoa, tham khảo).

 

8. Công tác thao giảng, dự giờ, triển khai chuyên đề:

 

               - Thao giảng: 3 tiết / 1 học kỳ/ 1 giáo viên ( đẩy mạnh ứng dụng CNTT).

 

               - Dự giờ: 9 tiết/ 1 học kỳ/ 1 giáo viên

 

               - Triển khai chuyên đề: Mỗi khối 1 chuyên đề/ 1 năm học. Chuyên đề thực hiện theo 3 bước: Báo cáo lý thuyết; dạy minh hoạ; góp ý thảo luận đúc rút kinh nghiệm. Bố trí thời gian cụ thể như sau:  

 

Thời gian

Tên chuyên đề

 

Giáo viên thực hiện

Tháng 10

Khối 5: Cách sử dụng có hiệu quả lược đồ, bản đồ trong dạy học Địa lý lớp 5.

Văn Đình Thạnh

 

Tháng 11

Khối 4: Hệ thống quy trình dạy học các phân môn trong môn Tiếng Việt lớp 4, 5.

Nguyễn Thị Aí Hằng

Môn Mĩ thuật: Những biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn vẽ trang trí.

Trương Thị Mỵ

 

 

Tháng 12

 

Khối 3: Dạy học sinh tính nhanh thông qua tiết học Toán lớp 3.

Mai Đức Hoanh

Môn Tin học: Một số biện pháp để rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh lớp 3 qua các phần mềm học tập, giải trí.

Nguyễn Thị Nhàn

 

 

Tháng 2

 

Khối 1: Giúp học sinh lớp 1 tích cực học Toán

Ngô Thị Xuân Thắm

Khối 2: Giúp học sinh hứng thú học tập môn TNXH lớp 2.

Trần Thị Minh Hạnh

 

9. Công tác dạy và học:

 

9.1. Chất lượng hạnh kiểm:

 

a. Chỉ tiêu:

 

- Phấn đấu cuối năm: 100% học sinh thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ của người học sinh.

 

b. Biện pháp:

 

- Thông qua tiết chào cờ đầu tuần, tiết sinh hoạt lớp giáo viên giới thiệu cho các em những tấm gương điển hình ở trường hoặc thông qua sách báo để học sinh học tập và làm theo. Giáo dục cho học sinh có thái độ lễ phép với những người xung quanh.

 

           - Giáo dục cho các em có ý thức học tập, tự giác học tập nâng cao hiểu biết, biết vâng lời người lớn, đoàn kết giúp đỡ bạn bè.

 

- Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng để cho học sinh học tập và noi theo, mọi hành vi, thái độ, cử chỉ của người giáo viên phải đúng mực để góp phần nâng cao nhận thức của học sinh.

 

 - Giáo dục các em thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Thực hiện tốt 5 nhiệm vụ của người học sinh Tiểu học.

 

            -  Xây dựng tập thể lớp biết tự quản, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.

 

9.2. Chất lượng học lực:

 

a. Chỉ tiêu:

 

Các môn đánh giá bằng điểm số :

 

* Môn Tiếng Việt:

 

 

 

Khối

TSHS

Giỏi

Khá

T.bình

Yếu

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

I

69

31

45,6

24

35,3

13

18.8

1

1,5

II

84

32

38,0

29

34,6

23

27,4

0

0

III

52

18

34,6

22

42,3

12

23,1

0

0

IV

83

26

31.3

35

42.2

21

25.3

1

1.2

V

60

19

31.7

22

36.6

19

31.7

0

0

TC

348

126

36.2

132

37.9

88

25.3

2

0.6

 

 

 

*Môn Toán:

 

 

 

Khối

TSHS

Giỏi

Khá

T.bình

Yếu

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

I

69

35

51,5

24

35,2

9

13.0

1

1,5

II

84

35

41,7

27

32,1

21

25,0

1

1,2

III

52

23

44,2

20

38,5

9

17,3

0

0

IV

83

29

34.9

31

37.4

22

26.5

1

1.2

V

60

20

33.3

24

40.0

16

26.7

0

0

TC

348

132

37.9

126

36.2

87

25.0

3

0.9

 

 

 

* Môn Khoa học:

 

 

 

Khối

TSHS

Giỏi

Khá

T.bình

Yếu

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

IV

83

29

34.9

37

44.6

17

20.5

0

0

V

60

20

33.3

24

40

16

26.7

0

0

TC

143

49

34.2

61

42.7

33

23.1

0

0

 

 

 

* Môn Sử, Địa:

 

 

 

Khối

TSHS

Giỏi

Khá

T.bình

Yếu

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

IV

83

29

34.9

36

43.4

18

21.7

0

0

V

60

19

31.7

24

40.0

17

28.3

0

0

TC

143

48

33.6

60

41.9

35

24.5

0

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*  Môn tự chọn Tin học

 

 

 

Khối

TSHS

Giỏi

Khá

T.bình

Yếu

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

III

52

13

25.0

22

42.3

15

28.9

2

3.8

IV

83

17

20.5

45

54.2

18

21.7

3

3.6

V

60

13

21.7

33

55.0

14

23.3

0

0.0

TC

  195

43

22.1

100

51.2

47

24.1

5

2.6

 

 

 

*  Môn tự chọn Tiếng Anh:

 

 

 

Khối

TSHS

Giỏi

Khá

T.bình

Yếu

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

III

52

9

17.3

26

50.0

15

28.8

2

3.9

IV

83

17

20.5

45

54.2

18

21.7

3

3.6

V

60

13

21.7

33

55.0

14

23.3

0

0.0

TC

  195

39

20.0

104

53.3

47

24.1

5

2.6

 

 

 

* Các môn đánh giá bằng nhận xét:

 

 

 

Khối

TS

Âm nhạc

Mĩ thuật

TC

Đạo đức

TNXH

Thể dục

A+

A

A+

A

A+

A

A+

A

A+

A

A+

A

I

68

18

50

15

53

17

51

17

51

16

52

14

54

II

84

20

64

19

65

22

62

24

60

21

63

21

63

III

52

15

37

11

41

10

42

14

38

13

39

20

32

IV

83

23

60

20

63

19

64

22

61

 

 

21

62

V

60

13

47

14

46

16

44

14

46

 

 

20

40

TC

348

89

259

79

269

84

264

91

257

50

144

96

252

 

 

 

* Chất lượng giáo dục:

 

 

 

Khối

TSHS

Giỏi

Khá

T. Bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

I

69

30

44,1

25

36,8

13

18.8

1

1,5

II

84

32

38,0

29

34,5

22

26,3

1

1,2

III

52

18

34,6

22

42,3

12

23,1

0

0

IV

83

25

30.1

36

43.4

21

25.3

1

1.2

V

60

17

28.3

27

45.0

16

26.7

0

0

TC

348

122

35.1

139

39.9

84

24.1

3

0.9

 

 

 

- Hoàn thành bậc tiểu học: 100%.

 

 

 

b. Biện pháp:

 

- Học sinh đến lớp phải đảm bảo các điều kiện học tập: sách giáo khoa, dụng cụ học tập, thực hiện tốt quy định, nề nếp khác.

 

- Đi học chuyên cần, nghỉ học phải có đơn xin phép không nghỉ học tùy tiện.

 

- Trong học tập cần phải tích cực chủ động sáng tạo nắm bắt kiến thức, tham gia học tổ học nhóm có chất l­ượng, thi đua học tập, tăng số lần điểm khá, giỏi giảm số lần điểm yếu.

 

- Thầy cô giáo phải thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm g­ương đạo đức Hồ Chí Minh” cùng với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm  gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, lồng ghép với phong trào thi đua có sáng tạo“ Xây dựng tr­ường học thân thiện, học sinh tích cực”.

 

- Tổ chức, phân loại đối t­ượng học sinh từ đầu năm học, xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với từng nhóm đối t­ượng học sinh.

 

- Tăng cường các hoạt động giáo dục toàn diện, đẩy mạnh cải tiến chất lượng dạy và học theo chuẩn kiến thức kỹ năng, thực hiện đầy đủ chương trình không ngừng cải tiến đổi mới phương pháp, phát huy hình thức học 2 buổi/ngày, không ra thêm bài tập về nhà, tận dụng thiết bị đồ dùng dạy học hiện có để sử dụng một cách có hiệu quả, chống dạy chay, dạy tùy tiện, thiếu chuẩn bị khi lên lớp, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và dạy học, thực hiện công tác chấm chữa thường xuyên.

 

-Tổ chức các phong trào thi đua học tập, xây dựng phong trào thi đua lớp học thân thiện, tích cực, xây dựng nề nếp học tập tốt: tổ chức nề nếp truy bài đầu giờ, tổ chức học sinh khá, giỏi giúp đỡ học sinh yếu.

 

- Động viên khích lệ kịp thời học sinh có tinh thần thái độ học tập tốt và học sinh tiến bộ.

 

- Tạo điều kiện để học sinh được học 2 buổi/ngày.

 

- Xây dựng 12/12 lớp học thân thiện.

 

- Th­ường xuyên theo dõi, đánh giá tình hình lên lớp của giáo viên, kết quả học tập của học sinh.

 

- Xây dựng chế độ khen th­ưởng, đối với giáo viên xóa học sinh yếu tỷ lệ học sinh khá giỏi cao.

 

10. Công tác kiểm tra:

 

- Đoàn kiểm tra bao gồm ban giám hiệu, tổ tr­ưởng chuyên môn, tr­ưởng các đoàn thể. Việc kiểm tra đ­ược tiến hành th­ường xuyên, công khai, dân chủ. Kết quả kiểm tra được ghi nhận bằng biên bản đ­ược l­ưu giữ cho việc đánh giá thi đua, khen th­ưởng.

 

- Hình thức kiểm tra kết hợp giữa kiểm tra