Không có việc gì quá dễ nhưng nó sẽ trở thành quá khó nếu bạn phải làm nó một cách miễn cưỡng "

Đăng nhập
 » Kế hoạch » Kế hoạch năm

Hiệu trưởng

Cập nhật lúc : 10:47 10/10/2016  

Kế hoạch năm 2016-2017

 

PHÒNG GD&ĐT PHONG ĐIỀN

TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÒ NINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

             Độc lập - Tự do -Hạnh phúc

 
   


Phong An, ngày 29 tháng 9 năm 2016

 

KẾ HOẠCH, NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2016 – 2017

 

          Căn cứ Quyết định số 1512 /QĐ-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2016 của  chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Ban hành kế hoạch thời gian năm học 2016 - 2017 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thương xuyên;

         Căn cứ Công văn hướng dẫn số 1954/SGDĐT-GDTH ngày 24 tháng 8 năm 2016 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016 - 2017 đối với giáo dục Tiểu học của Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế;

         Căn cứ Công văn hướng dẫn số 40/PGD&ĐT ngày 16 tháng 9 năm 2016 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phong Điền về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 cấp Tiểu học.

  1. A.    NHIỆM VỤ CHUNG

  

 Năm học 2016 - 2017 là năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng với tinh thần “ Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo” nhằm “ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của đất nước”, nhà trường tập trung những nhiệm vụ sau:

1. Thực hiện Chỉ thị số 05 – CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh Học tập và làm theo tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh” và tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, đồng thời tiếp tục thực hiện sáng tạo các nội dung “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thông qua các hoạt động và việc làm thiết thực, thường niên của các trường tiểu học, chú trọng các hoạt động và các quy định về đạo đức nhà giáo theo tinh thần Quyết định số 16/2008/QĐ-BGD&ĐT, ngày 16/4/2008 về Ban hành Quy định đạo đức nhà giáo.

2. Triển khai chỉ đạo có hiệu quả việc dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 công nghệ giáo dục và dạy học Mỹ thuật đa phương tiện, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống, duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và từng bước xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

3. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và dạy học, tăng cường các giải pháp để xóa học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học, tăng tỷ lệ học sinh được khen thưởng từng mặt theo quy định tại thông tư 30 ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chú trọng việc sử dụng các phần mềm trong quản lý trường học đạt hiệu quả.

B. NHIỆM VỤ CỤ THỂ, CHỈ TIÊU VÀ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

I. Thực hiện kế hoạch, thời gian năm học:

1. Các mốc thời gian thực hiện

 - Ngày tựu trường: 15/8/2016; Khai giảng năm học vào ngày 05/09/2016.

                       - Học kỳ 1: từ 22/8/2016 đến 30/12/2016;

 - Học kỳ 2: từ 09/01/2017 đến 26/5/2017;

            - Ngày kết thúc năm học: 31/5/2017;

            - Xét công nhận Hoàn thành chương trình tiểu học trước ngày: 05/6/2017.

2. Thời gian thực học: đảm bảo thời gian tối thiểu 35 tuần, trong đó học kỳ 1 là 18 tuần, học kỳ 2 là 17 tuần.

3. Thời gian nghỉ giữa kỳ, cuối kỳ và nghỉ Tết Âm lịch

- Nghỉ giữa kỳ 1: 1 tuần, sau khi  thực hiện xong chương trình tuần 10;

- Nghỉ cuối kỳ 1: 1 tuần, sau khi thực hiện xong chương trình tuần 18;

- Nghỉ giữa kỳ 2: 1 tuần, sau khi  thực hiện xong tuần 27;

 - Nghỉ Tết Âm lịch: ít nhất 1 tuần ( theo kế hoạch chỉ đạo chung).

Trong trường hợp đặc biệt như: thời tiết khắc nghiệt, thiên tai,... Trường sẽ báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo, địa phương để quyết định cho học sinh nghỉ học và bố trí dạy bù vào thời gian phù hợp.

II/ Công tác phổ cập và huy động số lượng:

1. Yêu cầu:

       Huy động 100% số lượng trẻ đến trường, hạn chế học sinh lưu ban, học sinh bỏ học, nâng tỷ lệ phổ cập đúng độ tuổi lên 100%.

2. Kế hoạch tổng số tuổi 6-14 tuổi trên địa bàn 601 em:

 

6 tuổi

7 tuổi

8 tuổi

9 tuổi

10 tuổi

11 tuổi

12 tuổi

13 tuổi

14 tuổi

59

72

70

86

55

84

55

64

56

    - Số trẻ từ 11-14 tuổi đang học THCS: 259 em

    - Số trẻ 6-14 tuổi ngoài nhà trường:11 em

    - Tổng số học sinh theo kế hoạch được giao: 339/11 lớp

    - Tổng số học sinh huy động: 339/11 lớp

Trong đó:  + Nữ: 164

                  + Lưu ban: 04

                  + Khuyết tật: 01

                  + Học sinh có hoàn cảnh khó khăn: 30 ( Hộ nghèo và cận nghèo: 11; 19 học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác).

Chia ra: Lớp 1: 61 em/ 2 lớp – Học 2 buổi/ ngày

              Lớp 2: 68 em/ 2 lớp – Học 2 buổi/ ngày

              Lớp 3: 71 em/ 2 lớp – Học 2 buổi/ ngày ( Lớp 3/1: 36 em)

              Lớp 4: 86 em/ 3 lớp – Học 1 buổi

              Lớp 5: 53 em/ 2 lớp – Học 2 buổi/ ngày

- Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày là 64,3% ( 218/339 học sinh).

- Trẻ 6 tuổi huy động vào lớp 1: 59 em ( chỉ tiêu được giao: 56, có 03 em từ địa bàn khác đến).

- Phấn đấu duy trì số lượng đến cuối năm là 339 em, tỷ lệ 100%

3. Một số biện pháp duy trì số lượng:

- Thông qua hội nghị phụ huynh để báo cáo tình hình kết quả học tập của học sinh, thông qua việc tuyên truyền trên các phương tiện đến từng địa bàn để phụ huynh tạo điều kiện cho con em đến trường. Đặc biệt làm tốt công tác “ Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”.

- Làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy Đảng chính quyền, địa phương cùng tham gia giáo dục con em.

- Kết hợp với hội cha mẹ học sinh, các đoàn thể trên địa bàn cùng tham gia vào việc huy động số lượng.

- Tổ chức có kết quả các hoạt động ngoài giờ lên lớp của Liên đội cuốn hút học sinh đến trường.

- Lực lượng giáo viên chủ nhiệm lớp, cán bộ quản lý phải coi đây là trách nhiệm nghĩa vụ của mình, để thường xuyên chăm lo sự có mặt của học sinh, nhất là sự có mặt hàng ngày. Ngoài ra mỗi một giáo viên cần phải có hình thức tổ chức dạy học hợp lý, kích thích học sinh tích cực học tập.

- Huy động nguồn lực từ các nhà hảo tâm, hội từ thiện và các mạnh thường quân trên địa bàn để hỗ trợ kinh phí giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn vào các dịp Lễ, Tết và đầu năm học động viên các em học tập.

- Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện để cuốn hút các em đến trường.

III/ Chất lượng giáo dục toàn diện:

1, Yêu cầu:

- Thực hiện đúng, đủ nội dung chương trình các môn học một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh và thực tiễn giáo dục địa phương theo hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học ở tiểu học.

- Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức kỹ năng.

- Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá nhận xét học sinh theo tinh thần của Thông tư 30.

- Ổn định và nâng cao chất l­ượng giáo dục toàn diện cho học sinh trên cả 3 mặt: kiến thức- kĩ năng, năng lực, phẩm chất.

2, Chỉ tiêu:

 

Môn

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

SL

HT/Đ

Tỷ lệ

SL 

HT/Đ

Tỷ lệ

SL

HT/Đ

Tỷ lệ

SL 

HT/Đ

Tỷ lệ

SL 

HT/Đ

Tỷ lệ

Tiếng Việt

 

61

57

93,4

68

65

95,6

71

67

94,4

86

82

95,3

53

53

100

Toán

61

61

100

68

67

98,5

71

69

97,2

86

82

95,3

53

53

100

TNXH/KH

61

61

100

68

68

100

71

71

100

 

 

 

 

 

 

LS&ĐL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

86

86

100

53

 

100

Ngoại ngữ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

86

86

100

53

 

100

Tin học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

86

86

100

53

 

100

Đạo đức

61

61

100

68

68

100

71

71

100

86

86

100

53

53

100

Âm nhạc

61

61

100

68

68

100

71

71

100

86

86

100

53

53

100

Mỹ thuật

61

61

100

68

68

100

71

71

100

86

86

100

53

53

100

TC/KT

61

61

100

68

68

100

71

71

100

86

86

100

53

53

100

Thể dục

61

61

100

68

68

100

71

71

100

86

86

100

53

53

100

Năng lực

61

61

100

68

68

100

71

71

100

86

86

100

53

53

100

Phẩm chất

61

61

100

68

68

100

71

71

100

86

86

100

53

53

100

K. thưởng

44

 

72,1

40

 

58,8

35

 

49,3

60

 

69,8

33

 

62,3

 

Tổng cộng:   Khen thưởng: 212/339 em ( 62,5% )

                      Chưa hoàn thành: Toán 7/339 em ( 2,1% )

                                                       Tiếng Việt 13/339 em ( 3,8% )

-         Mức độ hình thành và phát triển năng lực:

 

Đạt

Chưa đạt

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

339

100%,

0

0%

 

-         Mức độ hình thành và phát triển phẩm chất:

 

Đạt

Chưa đạt

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

339

100%

 

 

- Chỉ tiêu lên lớp từ lớp 1- 4: 332/339 em ( 97,9% ).

- Hoàn thành ch­ương trình bậc tiểu học đạt: 100% (53/53 em)

- Tổng số học sinh khen thưởng toàn trường là 212 em( 62,5% )

3, Biện pháp:

- Học sinh đến lớp phải đảm bảo các điều kiện học tập: sách giáo khoa, dụng cụ học tập, thực hiện tốt quy định, nề nếp khác.

- Đi học chuyên cần, nghỉ học phải có đơn xin phép không nghỉ học tùy tiện.

- Thầy cô giáo phải thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm g­ương đạo đức Hồ Chí Minh” cùng với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm  gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, lồng ghép với phong trào thi đua có sáng tạo “Xây dựng tr­ường học thân thiện, học sinh tích cực”.

- Tổ chức, phân loại đối t­ượng học sinh từ đầu năm học, xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với từng nhóm đối t­ượng học sinh.

- Tăng cường các hoạt động giáo dục toàn diện, đẩy mạnh cải tiến chất lượng dạy và học theo chuẩn kiến thức kỹ năng, thực hiện đầy đủ chương trình không ngừng cải tiến đổi mới phương pháp, phát huy hình thức học 2 buổi/ngày, không ra thêm bài tập về nhà, tận dụng thiết bị đồ dùng dạy học hiện có và đồ dùng tự làm thêm để sử dụng một cách có hiệu quả, chống dạy chay, dạy tùy tiện, thiếu chuẩn bị khi lên lớp, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và dạy học, thực hiện công tác chấm chữa thường xuyên.

- Tổ chức các phong trào thi đua học tập, xây dựng phong trào thi đua lớp học thân thiện, tích cực, xây dựng nề nếp học tập tốt: tổ chức nề nếp truy bài đầu giờ, tổ chức cho học sinh khá, giỏi giúp đỡ học sinh yếu.

- Động viên khích lệ kịp thời học sinh có tinh thần thái độ học tập tốt và học sinh tiến bộ.

- Thực hiện tốt việc quản lý và sử dụng quỹ thời gian hợp lý ở buổi học thứ hai nhằm nâng cao chất lượng.

- Xây dựng 11/11 lớp học thân thiện.

- Th­ường xuyên theo dõi, đánh giá tình hình lên lớp của giáo viên, kết quả học tập của học sinh.

- Xây dựng chế độ khen th­ưởng, đối với giáo viên có số lượng học sinh được khen thưởng cao.

IV. Công tác hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục thể chất:

- Thực hiện ch­ương trình hoạt động Đội và phong trào Thiếu nhi của Hội đồng đội, theo chủ đề:

“Thiếu nhi Việt Nam

Vâng lời Bác dạy

Làm nghìn việc tốt

Mừng Đại hội Đoàn”

- Hoạt động trong năm cần tập trung vào các vấn đề sau:

+ Tổ chức các buổi sinh hoạt định kỳ theo chủ đề, chủ điểm nhằm khơi dậy trong thiếu nhi niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc, của Đảng, của Đoàn và Đội TNTP Hồ Chí Minh; tạo môi trường thuận lợi để các em phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi, Đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.

+ Xây dựng môi trường học tập tích cực, có phương pháp, chủ động, khoa học; biết chia sẻ, giúp đỡ bạn cùng tiến bộ. Phát huy hiệu quả các mô hình: "Bạn giúp bạn", "Nhóm học tập", "Đôi bạn cùng tiến", phân công giúp đỡ các bạn học yếu, các bạn có hoàn cảnh khó khăn vươn lên cùng học tốt.

+ Liên đội triển khai có hiệu quả phong trào “Giữ gìn trường em Xanh - Sạch - Đẹp”, “ Xây dựng trường học thân thiện- Học sinh tích cực”.

+ Đẩy mạnh các hoạt động thiếu nhi, tham gia tuyên truyền về trật tự ATGT, quyền và bổn phận trẻ em, vệ sinh ATTP.

+ Thực hiện tốt phong trào thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe lồng ghép đưa nội dung giáo dục về văn hóa dân gian vào trong các hoạt động sinh hoạt của Đội trong trường học. Hướng dẫn các em tham gia vào các trò chơi dân gian, qua đó giúp các em rèn luyện thể chất, sự khéo léo, trở nên nhanh nhẹn hoạt bát, tạo sự hòa đồng, thân thiện, đoàn kết.

+ Tổ chức các buổi giao lưu trong tr­ường nhân các dịp lễ 22/12, 26/3, 15/5 như: Bóng đá mini lớp 4,5; đá cầu, cờ vua, rung chuông vàng, trò chơi dân gian và các hoạt động TDTT, rèn luyện kỹ năng sống cho các em. Liên đội phát động các phong trào thi đua: “Rèn chữ- Giữ vở”, tham gia các hội thi tiếng hát “Măng non đất nước – Tiến bước lên Đoàn”, “An toàn giao thông ” và hội thi  “Giáo viên TPT Đội giỏi cấp huyện ” do Hội đồng Đội Huyện và Phòng Giáo dục tổ chức có hiệu quả.

- Chỉ tiêu:

+ 5/5 chi đội mạnh.

+ 6/6 sao nhi đồng chăm ngoan.

+ Tổ chức kết nạp đội mỗi năm 2 kỳ.

+ Phấn đấu liên Đội mạnh cấp Tỉnh.

V/ Công tác xây dựng đội ngũ, điều kiện để thực hiện nhiệm vụ năm học, nhằm từng b­ước xây dựng tr­ường đạt chuẩn mức độ 2:

1. Về đội ngũ CBGV:

a, Số l­ượng:

- Tổng số CB - GV- NV: 25

- Cân đối định biên: Giáo viên 1,42

b, Về trình độ chuyên môn:

     Nhà tr­ường tạo mọi điều kiện để CB – GV - NV học nâng chuẩn, tăng tỷ lệ CB -  GV - NV có trình độ Cao đẳng lên Đại học từ 52,0% (13/25 CB – GV - NV) lên 60,0%, (15/25 CB – GV - NV).

( Hiện nay có 02 giáo viên đang chuẩn bị tốt nghiệp chương trình đại học: thầy giáo Văn Đình Thạnh và cô giáo Nguyễn Thị Châu Hồng).

c, Về phân công đội ngũ:

- Căn cứ vào trình độ, năng lực chuyên môn điều kiện cá nhân, nhà tr­ường phối hợp với công đoàn phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân đảm bảo tính công bằng khách quan, tạo điều kiện cho mỗi thành viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Biên tổ chế tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ hành chính:

  + Tổ 1,2,3: Tổ tr­ưởng cô Trần Thị Minh Hạnh; Tổ phó cô Ngô Thị Xuân Thắm

  + Tổ 4,5   : Tổ trưởng thầy Hoàng Đăng Hiếu; Tổ phó cô Phạm Thị Kiều Oanh

  + Tổ Văn phòng: Tổ trưởng cô Hà Thị Thủy; Tổ phó cô Phan Thị Minh Hà

2. Nâng cao chất l­ượng đội ngũ nhà giáo và đội ngũ quản lý:

a, Công tác chính trị tư tưởng:

- Bằng những việc làm cụ thể trong công tác dạy học, sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội ở địa ph­ương h­ướng đến thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

- Chấp hành nghiêm chỉnh các chủ tr­ương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà n­ước.

- Phối hợp chặt chẽ giữa chuyên môn và công đoàn, nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương dạy và học xây dựng mỗi thầy cô giáo là mỗi tấm g­ương đạo đức, tự học và sáng tạo, xây dựng tập thể nhà giáo thật sự đoàn kết, tâm huyết, tận tụy với sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ.

- Chú trọng công tác phát triển Đảng ( trong năm phấn đấu kết nạp từ 1-2 Đảng viên)

- Đẩy mạnh công tác XHHGD, phát triển phong trào khuyến học, khuyến tài, tăng nguồn lực cho giáo dục phát triển.

b, Về công tác chuyên môn:

- Mỗi cán bộ quản lý, giáo viên cần có ý thức trách nhiệm về việc nâng cao năng lực chuyên môn quản lý và phẩm chất đạo đức nhà giáo nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới trong GD&ĐT.

- Chỉ đạo tốt việc dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 công nghệ giáo dục và dạy học Mỹ thuật đa phương tiện, dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; đánh giá học sinh theo thông tư 30 của Bộ Giáo dục; đồng thời đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp và năng lực ứng dụng CNTT vào dạy học.

- Mỗi CB - GV - NV đăng ký một nội dung đổi mới về công tác quản lý và giảng dạy.

- Tăng c­ường sử  dụng các phần mềm, gửi thông tin qua mạng.

- Tạo điều kiện để cán bộ quản lý, giáo viên nâng cao trình độ CNTT; nối mạng Internet để giáo viên và học sinh có điều kiện nghiên cứu và học tập.

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới ( sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề hoặc sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học). Các chuyên đề triển khai trong năm là:

Thời gian

Tên chuyên đề

 

Giáo viên thực hiện

 

 

Tháng 10

Khối 1: Cách thực hiện nhuần nhuyễn các thao tác khi dạy học bộ sách Tiếng Việt 1 CNGD

Trần Thị Minh Hạnh

Môn Mĩ thuật: Hưỡng dẫn học sinh vẽ cùng nhau và sáng tác câu chuyện theo phương pháp mới của Đan Mạch cho học sinh lớp 3

Trương Thị Mỵ

 

Tháng 11

Khối 2: Một số biện pháp để phát huy vai trò của hội đồng tự quản khi áp dụng theo mô hình VNEN

Trần Thị Thanh Thúy

Môn Âm nhạc: Phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình trình trình bày bài hát

Đoàn Thị Thùy Trâm

Môn Tin học: Để rèn luyện tốt kĩ năng thực hành cho học sinh lớp 3 qua các phần mềm học tập, giải trí

Nguyễn Thị Nhàn

 

 

Tháng 2

 

Khối 4: Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn chữ, giữ vở

Nguyễn Thị Châu Hồng

Khối 5: Một số biện pháp để dạy học có hiệu quả các bài dạy theo phương pháp Bàn tay nặn bột

Hoàng Đăng Hiếu

- Tăng c­ường công tác thao giảng, dự giờ để học hỏi đúc rút kinh nghiệm đồng nghiệp. Mỗi giáo viên tham gia hội giảng 6 tiết (đẩy mạnh ứng dụng CNTT); dự giờ 18 tiết/ năm.

- Tổ chức thi giáo viên giỏi cấp trường (100 % giáo viên tham gia ) đảm bảo thời gian theo quy định và tổ chức tổng kết nhân kỷ niệm ngày NGVN 20/11.

3. Đổi mới công tác quản lý nâng cao chất l­ượng giáo dục:

- Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu chuẩn kiến thức, kỹ năng của ch­ương trình dạy học, nắm vững tài liệu theo chuẩn kiến thức kỹ năng để tổ chức triển khai có hiệu quả ở tất cả các khối lớp học, thực hiện soạn giảng đảm bảo theo tinh thần công văn số 5842/BGD ĐT-VP ngày 1/9/2011 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn cấp tiểu học, đồng thời biết tích hợp nhẹ nhàng và hợp lí các nội dung giáo dục: Bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, quyền và bổn phận trẻ em, an toàn giao thông, giáo dục kĩ năng sống, ứng phó với biến đổi khí hậu vào tất cả các môn học và hoạt động giáo dục.

- Đẩy mạnh việc chỉ đạo đổi mới ph­ương pháp dạy học và đổi mới cách soạn, giảng phù hợp với từng nhóm đối t­ượng học sinh, vì sự tiến bộ của học sinh không máy móc rập khuôn. Tăng c­ường sử dụng ĐDDH, tổ chức các hoạt động trò chơi trong giờ học. Đổi mới ph­ương pháp dạy học theo hướng khuyến khích tinh thần tự học và ý thức sáng tạo của học sinh, tránh yêu cầu ghi nhớ một cách máy móc, không t­ư duy và thiếu bền vững. Mỗi giáo viên phải đăng ký một nội dung đổi mới trong dạy học và tổ chức trao đổi rút kinh nghiệm trong tổ, trong nhà trường.

- Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng chỉ đạo của Bộ là phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực học sinh, chú trọng việc nhận xét, động viên, góp ý học sinh trong quá trình học tập; đảm bảo đánh giá đúng trình độ, năng lực học tập của học sinh, tích cực chống tiêu cực trong kiểm tra đánh giá.

- Có kế hoạch chỉ đạo nâng cao hiệu quả việc giúp đỡ học sinh có năng lực học tập còn hạn chế, phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu, rèn luyện học sinh giữ vở sạch viết chữ đẹp.

- Kiểm tra, đánh giá học sinh theo chuẩn  kiến thức kỹ năng của ch­ương trình, coi trọng sự tiến bộ của học sinh trong học tập và rèn luyện, chú ý động viên khuyến khích một cách nhẹ nhàng.

- Thực hiện việc bàn giao chất l­ượng, không để học sinh lên lớp không đạt yêu cầu, thực hiện đầy đủ việc l­ưu giữ hồ sơ bàn giao.

- Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 2325/CT-BGD&ĐT ngày 28/6/2013 về việc chấn chỉnh tình trạng dạy học trước chương trình lớp 1 và thông tư số 17/TT- BGD&ĐT ngày 16/5/2013 Ban hành quy định về dạy thêm học thêm của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

- Có kế hoạch giảm tỷ lệ học sinh có năng lực học tập còn hạn chế, học sinh bỏ học.

- Đổi mới quản lý lớp học bằng biện pháp: “Giáo dục kỷ luật tích cực” và “Tăng cường sự tham gia của trẻ”.

4. Công tác kiểm tra:

- Đoàn kiểm tra bao gồm ban giám hiệu, tổ tr­ưởng chuyên môn, tr­ưởng các đoàn thể.Việc kiểm tra đ­ược tiến hành th­ường xuyên, công khai, dân chủ. Kết quả kiểm tra được ghi nhận bằng biên bản đ­ược l­ưu giữ cho việc đánh giá thi đua, khen th­ưởng.

- Hình thức kiểm tra kết hợp giữa kiểm tra toàn diện, chuyên đề, kiểm tra đột xuất và báo tr­ước, 100% giáo viên đ­ược kiểm tra d­ưới hình thức:

   + Dự giờ báo tr­ước 2 - 3 tiết / GV/năm.

   + Dự giờ đột xuất 1 tiết / GV/năm

   + Kiểm tra toàn diện 06 giáo viên: Cô Thắm, cô Thúy, thầy Hoanh, cô Mỵ, cô Hồng, cô Nhàn.

5. Công tác quản lý tài chính:

- Tăng c­ường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng tài chính, tài sản của đơn vị. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ hợp lý để tăng c­ường quản lý và điều hành thu - chi tài chính của đơn vị đảm bảo nghiêm túc theo công văn số 5584/BGD&ĐT ngày 23/8/2013 về việc tiếp tục chấn chỉnh tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục. Thông tư số 29/2012/TT-BGD&ĐT ngày 10/9/2012 về việc quản lý và sử dụng các khoản tài trợ tự nguyện bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các cơ sở giáo dục và tăng cường nền nếp kỷ cương hành chính trong giáo dục.

- Thực hiện công khai các khoản thu chi, thu - chi đảm bảo nguyên tắc tài chính thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

6. Về cơ sở vật chất - cảnh quang môi tr­ường:

- Trang bị thêm hệ thống màn hình Tivi và máy vi tính ở 02 phòng học để thực hiện công tác ứng dụng CNTT trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng  ( từ nguồn quỹ đóng góp tự nguyện của phụ huynh).

- Sửa chữa hệ thống cửa sổ phòng nghệ thuật dãy nhà 2 tầng và dãy phòng học cấp 4 (Tiết kiệm từ nguồn quỹ chi thường xuyên năm 2017)

- Nâng cấp, bảo dưỡng và thay thế hệ thống điện chiếu sáng, quạt máy ở tất cả các phòng học đảm bảo an toàn cho việc học tập và giảng dạy của học sinh và giáo viên ( tiết kiệm từ nguồn thường xuyên năm 2016 và nguồn quỹ đóng góp tự nguyện của phụ huynh).

- Tiếp tục đề nghị các cấp để được xây dựng mới 06 phòng học và chống xuống cấp 05 phòng học cấp 4 nhằm tạo điều kiện cho tất cả học sinh được học chương trình 2 buổi/ngày và từng bước xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2.

VI/ Các hội thi và mức khen thưởng:

1. Về học sinh:

+ Phấn đấu để đội tuyển học sinh năng khiếu tham gia giao lưu cấp Huyện, cấp Tỉnh đều có giải, cụ thể là: 03 em đạt giải môn Tiếng Anh trên mạng Internet cấp Huyện, 01 em đạt giải cấp Tỉnh; 02 em đạt giải giải Toán qua mạng cấp huyện, 01 em đạt giải cấp tỉnh; 02 em đạt giải thi vẽ tranh trên máy vi tính bậc Tiểu học cấp Huyện, 01 em đạt giải cấp Tỉnh;

01 em đạt giải môn Tiếng Việt cấp huyện; 02 em đạt giải môn Tin học cấp huyện, 01 em đạt giải cấp Tỉnh.

- Phấn đấu có từ 2 đến 3 lớp tham gia trưng bày “ Giữ vở sạch, viết chữ đẹp ”  và được tuyên dương cấp huyện, 1 lớp được tuyên dương cấp tỉnh.

- Phấn đấu có từ 6 - 10 học sinh tham gia trưng bày bộ vở “ Giữ vở sạch, viết chữ đẹp ”  được tuyên dương cấp huyện, 01 - 02  học sinh được tuyên dương cấp tỉnh.

2. Về giáo viên:

+ Phấn đấu có 02 giáo viên đạt giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện và 01 giỏi tỉnh.

+ Xây dựng được 11 lớp học thân thiện, tích cực.

+ Hạn chế tối đa số học sinh chưa hoàn thành vào cuối năm học, nâng tỷ lệ học sinh được khen thưởng theo Thông tư 30.

b, Mức khen th­ưởng:

* Học sinh:

- Mỗi học sinh đạt giải môn Tiếng Anh, Toán trên mạng Internet cấp Huyện được thưởng 200.000đ, đạt giải cấp Tỉnh: 300. 000đ,  đạt giải Quốc gia: 500.000 đ.

- Mỗi học sinh đạt giải hội thi “Vẽ tranh trên máy vi tính”cấp Huyện: 1