Học vấn không có quê hương, người học phải có tổ quốc ''

Đăng nhập
 » Tài nguyên » Giáo án dạy học

Khối 1

Cập nhật lúc : 10:26 27/02/2015  

GIÁO ÁN LÓP 1

TUẦN 1

 

 

 

Thứ hai ngày 19 tháng 8 năm 2013

Học vần

                                                 Ổn định tổ chức      

I .Mụctiêu:

            - Ổn định nề nếp lớp học

            - Giúp học sinh làm quen với nề nếp học tập( cách chào hỏi, xưng hô, chỗ ngồi ổn định, làm quen với bạn bè)

            - HS biết được tác phong khi đi học ở cấp tiểu học

            - Bầu ban cán bộ lớp, chia tổ học tập.

II. Đồ dùng dạy học:

            - Đồ dùng dạy học của môn học

III. Các hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ổn định, tổ chức      (5’)

- Hát , múa .

2. Bài mới :   (25’)

a. Bầu ban các sự lớp:

 - GV cùng HS bầu ban cán sự lớp .

 + Lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó văn thể mỹ, lớp phó lao động .

+ Chia lớp làm  : 3 tổ.

+ Sao nhi đồng :  6 sao.  

b . Xây dựng nền nếp:

a. Giới thiệu các  ký hiệu  :

- GV giới thiệu đến HS một số ký hiệu thường dùng trong giờ học như :Gĩư yên lặng ; lấy vở ; lấy bảng con ; lấy SGK ; lấy ĐDHT... ( Vừa nêu GV vừa gắn các ký hiệu lên bảng để HS quan sát .)

b. Các quy định chung:

- GV giới thiệu và tập cho HS một số quy định chung như :  Xin ra ngoài , xin vào lớp  giơ tay phát biểu xây dựng bài,  giơ bảng con, bảng cài ...

- Cách trả lời bài , cách xưng hô với bạn, với thầy cô giáo...

- Biết đứng dậy chào khi có khách vào lớp.

c . Thực hành:

- GV yêu cầu HS nhắc lại các quy định vừa học .

- GV nhận xét , chữa sai .

3. Củng cố - Dặn dò:

- Yêu cầu HS thực hiện đúng các quy định vừa học

- Bài sau : Các nét cơ bản.

- Nhận xét tiết học

 

- HS tham gia hát , múa .

 

 

- HS giới thiệu các bạn vào ban cán sự .

- HS lắng nghe và ghi nhớ tên của ban cán sự lớp .

- HS nhớ tên  và vị trí của tổ mình.

- HS nhớ tên Sao  và các bạn ở cùng  sao.

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ .

 

 

 

 

- HS thực hành.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nhiều em nhắc lại .

 

 

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ .

 

Toán

Tiết học đầu tiên

I. Mục tiêu: Giúp HS :

- Nhận biết các việc thường làm trong tiết học Toán 1.

- Tạo không khí vui vẻ trong lớp, học sinh tự giới thiệu về mình, làm quen với SGK, đồ dùng học tập trong giờ học toán.

II. Đồ dùng dạy học:

- Sách Toán 1. Bộ đồ dùng học Toán 1của HS.

III. Các hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ổn định:      (5’)

- Hát tập thể

2. Bài mới:    (25’)

a. GV cho HS xem sách Toán 1 :

- GV hướng dẫn HS cách sử dụng sách Toán.

- GV giới thiệu từ bìa đến Tiết học đầu tiên.

- GV yêu cầu HS thực hành gấp sách, mở sách và cách giữ gìn sách.

b. Hướng dẫn HS làm quen với một số hoạt động học tập Toán lớp 1 :

- Hướng dẫn HS quan sát từng ảnh rồi yêu cầu HS thảo luận  : HS lớp 1 thường có những hoạt động nào, bằng

cách nào, sử dụng những dụng cụ học tập nào, …

c. GV giới thiệu các yêu cầu cần đạt được sau khi học Toán 1 :

 

 

 

d. GV giới thiệu bộ đồ dùng họcToán của HS :

- GV hướng dẫn HS cách mở và lấy các đồ dùng.

- GV giơ từng đồ dùng để giới thiệu cho HS.

- Hướng dẫn HS cất đồ dùng đúng chỗ quy định và  cách bảo quản.

3. Củng cố, dặn dò:   (3’)

*  Bài sau : Nhiều hơn, ít hơn.

- Nhận xét tiết học.

 

- cả lớp

- HS mở sách Toán trang : Tiết học đầu tiên.

 

 

- HS thực hành gấp sách, mở sách và cách giữ gìn sách.

 

 

 

- HS thảo luận :

+ Ảnh 1 : GV giới thiệu, giải thích

+ Ảnh 2 : HS làm việc với que tính

+ Ảnh 3 : Đo độ dài bằng thước

+ Ảnh 4 : HS làm việc chung trong lớp

+ Ảnh 5 : HS làm việc theo nhóm

 

- HS biết :

+ Đếm, đọc số, viết số, so sánh 2 số (ví dụ)

+ Làm tính cộng trừ (ví dụ)

+ Biết giải các bài toán

+ Biết đo độ dài, biết hôm nay là thứ mấy, là ngày bao nhiêu, biết xem lịch hằng ngày…

 

- HS lấy và mở hộp đồ dùng Toán 1.

 

- HS theo dõi và thực hành.

 

Thực hành Toán

Tiết 1 ( trang 9 )

I Mục tiêu:

- Học sinh biết số lượng của 2 nhóm đồ vật.

- Biết  nhận ra hình vuông, hình tròn

II. Đồ dùng dạy học :

- Vở thực hành toán, bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Nhận biết các nhóm đồ vật

- GV hướng dẫn và cho HS nhận biết số lượng các nhóm đồ vật

- GV theo dõi sửa sai

2. Tô màu hình vuông:

- GV hướng dẫn và cho HS tô lần lượt vào vở.

 

 

 

- GV theo dõi sửa sai.

3. Tô màu hình tròn:

 - GV yêu cầu HS làm vở

 

 

 

 

 

-GV theo dõi chữa bài.

4. Đố vui : Nối ( theo mẫu )

- GV hướng dẫn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét.

 Củng cố dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

 

 

 

- HS nêu tên các nhóm đồ vật

 

- HS làm vở

 

- HS làm vở

       
   
 
     

 

 

 

 

 

 


-  HS làm vào vở

 

                   
         
   
 
     
       

 

 

 

 

 


-  HS làm vào vở

a)

 

 

 

 

 

b)

 

Thực hành Tiếng Việt

Tiết 1 ( trang 4 )

 
 

e

 

 

 

 

 

I . Mục tiêu:

- Học sinh tìm tiếng có âm e  trong các tranh.

- HS đọc được tiếng có ân e.Nối chữ e với âm e

II. Đồ dùng dạy học:

- Vở thực hành Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Nói to tiếng có âm e.

Nói thầm tiếng không có âm e.

- GV yêu cầu HS nhận xét tranh và tìm tiêng có âm e

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét sửa sai

2 . Tiếng nào có âm e?

- GV yêu cầu nhận xét tranh

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét sửa sai

3. Tìm chữ e trong bộ chữ của em.

- GV yêu cầu HS tìm trong bộ chữ

4. Nối chữ e với tiếng có âm e.

- GV yêu cầu nhận xét từng tranh.

- GV nhận xét sử sai

 

 

Củng cố dặn dò:

- Dặn dò và nhận xét tiết học.-

 

 

 - HS tìm và nêu miệng

- HS trả lời

+ Tranh 1 : thỏ

+ Tranh 2 : cá mè

+ Tranh 3 : cá rô

+ Tranh 4 : sẻ

+ Tranh 5 : gà trống

+ Tranh 6 : ve

+ Tranh 7 : vịt

+ Tranh 8 : hổ

- Vài HS nhìn tranh  nói to tiếng có âm e.

 

- HS trả lời và đọc  nối tiếp cá nhân , tổ, dãy

+ Tranh 1 :  tre

+ Tranh 2 : dừa

+ Tranh 3 : me

+ Tranh 4 : lê

+ Tranh 5 : ớt

+ Tranh 6 : ổi

+ Tranh 7 : táo

+ Tranh 8 : chè ( trà )

 

- HS ghép bảng cài

 

- HS nêu : gấu, xe, thỏ, cò, vé, bè, vỉa hè, cam

- HS nối e với xe, bè, vé, vỉa hè

 

Thứ ba ngày 20 tháng 8 năm 2013

Học vần

Các nét cơ bản

I. Mục tiêu : Giúp HS :

            - Biết tên gọi của các nét cơ bản .

            - HS biết các chữ viết được tạo thành bởi các nét cơ bản .

II. Đồ dùng dạy học :

            - Bảng phụ viết sẵn các nét cơ bản .

            - Vở tập viết, phấn màu.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1 . Kiểm tra bài cũ : (5’)

2. Dạy bài mới :    (25’)

a . Giới thiệu bài : Hôm nay cô sẽ cho các em biết tên gọi của một số nét cơ bản mà các em cần phải biết .

- Ghi đề bài .

- GV mở bảng phụ có ghi sẵn nội dung bài học, lần lượt dùng que chỉ vào các nét và đọc tên từng nét.

- GV yêu cầu HS đọc lại tên các nét cơ bản .

- GV nhận xét , chữa sai .

b. Luyện viết bảng con :

- GV viết mẫu và hướng dẫn HS viết bảng con .

- GV nhận xét - Chữa sai .

                         Tiết 2

c . Luyện tập :

a. Luyện đọc :  (10’)

- GV yêu cầu HS đọc lại tên các nét cơ bản .

b. Luyện viết : (10’)

- GV hướng dẫn cho HS viết vào vở tập viết.

- GV theo dõi, hướng dẫn các em học yếu.

-  GV nhận xét.

c. Luyện nói :  (7’)

3. Củng cố - Dặn dò :

- Trò chơi : “ Soi chữ ”

- Yêu cầu HS học thuộc tên các nét vừa học .

- Bài sau : e

- Nhận xét tiết học.

 

- Cả lớp hát .

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc lại tên các nét cơ bản.

 

 

 

- HS viết vào bảng con.

 

 

 

 

- HS đọc cá nhân, đồng thanh.

 

 

- HS viết ở vở tập viết .

- HS nộp vở theo yêu cầu .

- HS nhận xét tranh

 

 

- HS tham gia trò chơi .

- HS lắng nghe và ghi nhớ .

 

 

Toán

Nhiều hơn, ít hơn

I. Mục tiêu :  Giúp HS biết

- Biết so sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật.

- Biết sử dụng các từ "nhiều hơn", "ít hơn" để so sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật.

II. Đồ dùng dạy học :

- 5 chiếc cốc, 4 chiếc thìa, 3 cái chai, 4 cái nút.

- Các tranh của Toán 1.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ :    (5’)

- 1 HS thực hành mở sách, gấp sách.

- GV yêu cầu cả lớp lấy hộp đồ dùng và chọn đồ dùng học tập que tính.

2. Bài mới :     (25’)

a. So sánh số lượng cốc và thìa :

- GV đặt 5 cái cốc lên bàn và nói : Có một số cốc. GV cầm 4 cái thìa trên tay và nói : Có một số thìa.

- GV yêu cầu 1 HS lên đặt vào mỗi cái cốc 1 cái thìa.

- Còn cốc nào chưa có thìa ?

- Khi đặt vào mỗi cái cốc 1 cái thìa thì vẫn còn cốc chưa có thìa. Ta nói : Số cốc nhiều hơn số thìa.

- Khi đặt vào mỗi cái cốc 1 cái thìa thì không còn thìa thìa để đặt vào cốc còn lại. Ta nói : Số thìa ít hơn số cốc.

b. GV hướng dẫn HS so sánh số lượng 2 nhóm đối tượng ở 2 nhóm đối tượng bằng cách nối :

- GV yêu cầu HS quan sát từng hình vẽ và thực hành nối một ... chỉ với một ... Nhóm nào có đối tượng bị thừa ra thì nhóm đó có số lượng nhiều hơn, nhóm kia có số lượng ít hơn.

 

3. Củng cố, dặn dò(3’)

- Trò chơi : "Nhiều hơn, ít hơn "

- Yêu cầu HS về nhà so sánh các nhóm đồ vật ở gia đình.

- Bài sau : Hình vuông, hình tròn.

- Nhận xét tiết học

 

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

- 1 HS lên đặt vào mỗi cái cốc 1 cái thìa. Cả lớp nối cốc và thìa ở SGK.

- HS trả lời và chỉ vào cốc chưa có thìa.

- 3 HS nhắc : Số cốc nhiều hơn số thìa.

 

 

- 3 HS nhắc lại.

- 2 HS nhắc lại cả 2 ý kiến trên.

 

 

 

 

- HS nối : chai với nút, cà rốt với thỏ, nồi với nắp, nồi cơm điện, bàn là, đèn, ấm nước với ổ cắm.

- HS nêu : 

+ Số nút chai nhiều hơn số chai. / Số chai ít hơn số nút chai.

+ ...

- HS nghe GV hướng dẫn và tham gia trò chơi, mỗi lần 2 nhóm cùng chơi. cả lớp theo dõi, nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc.

 

Tự nhiên và xã hội

Cơ thể chúng ta

I. Mục tiêu :  Giúp HS biết :

- Kể tên các bộ phận chính của cơ thể.

- Biết một số cử động của đầu và cổ, mình, chân, tay.

- Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt.

II. Đồ dùng dạy học :

- Các tranh minh họa bài học trong SGK.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động :   (5’)

- Cho HS hát bài : Đôi bàn tay xinh.

- Các em vừa hát bài hát về đôi bàn tay xinh, ngoài 2 bàn tay ra thì cơ thể chúng ta còn rất nhiều bộ phận khác, đó là những bộ phận nào ? Bài học hôm nay "Cơ thể chúng ta" sẽ giúp các em hiểu điều đó.

- GV ghi đầu bài lên bảng.

2. Bài mới :   (25’)

a. Hoạt động 1 : Quan sát tranh tìm các bộ phận bên ngoài cơ thể.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh 2 bạn nhỏ trong SGK trang 4 chỉ vào tranh và nói tên các bộ phận của cơ thể.

- GV treo tranh và gọi HS chỉ vào tranh và nói tên các bộ phận của cơ thể.

 

- GV gọi 1 HS nhắc lại tất cả các bộ phận bên ngoài cơ thể.

b. Hoạt động 2 : Quan sát tranh

- GV nêu nhiệm vụ : Quan sát các hình vẽ ở trang 5 SGK  và nói xem các bạn trong từng hình đang làm gì ? Cơ thể chúng ta gồm có mấy phần ?

- GV gọi mỗi nhóm 2 HS ( 1 em chỉ vào từng hình và nói các bạn đang làm gì, 1 em biểu diễn từng hoạt động của đầu, mình và tay chân như các bạn trong hình).

- Cơ thể chúng ta gồm mấy phần ?

* Kết luận : Cơ thể chúng ta gồm 3 phần, đó là : Đầu, mình và tay chân. Để cơ thể luôn khỏe mạnh, hoạt động nhanh nhẹn các em cần biết bảo vệ cơ thể giữ gìn vệ sinh và tập thể dục hằng ngày.

c. Hoạt động 3 : Tập thể dục

- GV hướng dẫn các em vừa hát vừa làm động tác theo lời bài hát.

 

 

 

3. Củng cố - Dặn dò :   (3’)

- Trò chơi : Con bướm vàng.

Cách chơi : Ngón trỏ và ngón cái của HS chạm lại, 3 ngón còn lại xòe ra như bướm. GV hô : bướm vàng bay, bướm vàng bay (tay các em múa như bướm bay). GV hô : bướm đậu trên trán (tay GV đậu chỗ khác) nhưng các em phải làm theo lời cô, không làm theo cô. Em nào sai thì hát cho các bạn nghe 1 bài.

- Bài sau :  Chúng ta đang lớn.

- Nhận xét tiết học.

 

- HS hát : Hai bàn tay của em đây, em múa cho mẹ xem, khi em giơ tay lên là bướm xinh đang múa, khi em hạ tay xuống là con bướm đậu trên cành hồng.

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo cặp : em này chỉ vào tranh nói tên thì em kia kiểm tra và ngược lại.

- 3 HS lên bảng chỉ vào tranh và nêu tên gọi các bộ phận bên ngoài cơ thể : tóc, mắt, miệng, ...

- HS nhắc lại.

 

 

- HS làm việc theo nhóm 4.

 

 

 

- GV gọi 2 nhóm biểu diễn trước lớp, cả lớp quan sát.

 

 

 

- 5 HS trả lời : Cơ thể chúng ta gồm 3 phần : Đầu, mình và tay chân.

 

 

 

 

- Đưa tay ra nào, nắm lấy cái tai, lắc lư cái đầu nào, lắc lư cái đầu nào.Đưa tay ra nào, nắm lấy cái eo, lắc lư cái mình nào, lắc lư cái mình nào. Đưa tay ra nào, nắm lấy cái chân, lắc lư cái chân nào, lắc lư cái chân nào.

 

- HS tham gia chơi.

 

 

 

Thực hành Toán

Tiết 2 ( trang 10)

I Mục tiêu:

- Học sinh nhận ra các hình và tô màu theo yêu cầu.

- Nối đúng số lượng, - Ghép được các hình mới.

II. Đồ dùng dạy học :

- Vở thực hành toán, bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Tô màu hình tam giác :

- GV hướng dẫn và cho HS tô lần lượt vào vở.

 

 

 

 

 

- GV theo dõi sửa sai

2. Nối ( theo mẫu )

- GV hướng dẫn và cho HS nối lần lượt vào vở.

 

 

 

 

 

 

 

 

 


- GV theo dõi sửa sai.

3. Ghép lại thành hình mới :

 GV yêu cầu HS ghép bảng

 

 

 

 


4. Đố vui : tô màu

 

 

 

- GV nhận xét.

 Củng cố dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- HS làm vào vở.

                           
     
     
         
           
 
 
     
     
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 


a)

                                                             

 

 

 

b)

 

 

 

 

c) 

      

 

               
     
         
         
 
 

 

 

 


a)                               b)

                                                         

 

Thực hành Tiếng Việt

Tiết 2 ( trang 6 )

 
 

b, bé

 

 

 

 

 

I . Mục tiêu:

- Học sinh tìm tiếng có âm b  trong các tranh.

- HS hiểu được từ bé

- Tìm được tên bạn có âm b.

II. Đồ dùng dạy học:

- Vở thực hành Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Khởi động:

- Giới thiệu

1. Tiếng nào có âm b

- GV yêu cầu HS nhận xét tranh và tìm tiêng có âm b

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét sửa sai

2 . Tên bạn nào trong lớp có âm b.

- GV yêu cầu nhận xét

 

3.Tìm chữ b trong bộ chữ của em.

- GV yêu cầu nhận xét

 

4. Ai, con gì, cái gì được gọi là bé ?

 

 

- GV nhận xét sử sai

Củng cố dặn dò:

- Dặn dò và nhận xét tiết học.-

 

 

- Lắng nghe

 

 - HS tìm và nêu miệng

+ Tranh 1 :

+ Tranh 2 : sẻ

+ Tranh 3 : lá cây

+ Tranh 4 : bóng

+ Tranh 5 : chó

+ Tranh 6 : bàn

+ Tranh 7: voi

+ Tranh 8: bầu

+ Tranh 9 : hổ

- Vài HS nêu

 

- HS tìm và ghép.

 

 

- HS nhìn tranh trả lời

+ Tranh 1 :  em nhỏ

+ Tranh 2 : cún con

+ Tranh 3 : cây lớn và cây nhỏ

 

 

 

 

Thứ tư ngày 21 tháng 8 năm 2013

Học vần

Bài 1:   e

I. Mục tiêu :Giúp HS :

            - Làm quen và nhận biết được chữ và âm e.

            - Trả lời được 2,3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK

            *HS khá, giỏi luyện nói 4 , 5 câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh trong SGK.

II. Đồ dùng dạy học:

            - Tranh minh họa bài học.

            - Sách Tiếng Việt 1 Tập 1, Vở Tập viết, bảng con, hộp đồ dùng học Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1 . Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Ổn định tổ chức.

- GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS.

2. Dạy bài mới:    (25’)

a . Giới thiệu bài :

- Hôm nay, chúng ta học chữ và âm mới : e.

b. Dạy chữ ghi âm:

 Nhận diện chữ, phát âm, đánh vần:

 - GV viết chữ e in lên bảng.

- GV viết chữ e thường lên bảng phụ.

- Hãy nêu nét cấu tạo?

- GV phát âm : e.

- Chọn âm e đính bảng

- Gọi HS đọc theo hàng.

- GV treo tranh và hỏi: Tranh vẽ ai? Tranh vẽ gì?

- Bé, me, xe, ve là các tiếng giống nhau ở chỗ nào?

- GV chỉ chữ e trong bài cho HS phát âm.

c. Hướng dẫn viết bảng con:

- GV viết mẫu chữ cái e lên bảng.Vừa viết GV vừa nêu quy trình : Chữ e cao 2 li. Các em đặt phấn bắt đầu ở bên dưới dòng kẻ thứ 2 của dòng li thứ 1 và điểm dừng bút ở bên trên dòng kẻ thứ 3 của li thứ 2 một chút.

- Cho HS viết bóng.

- Cho HS viết bảng con e, GV viết bảng con.

 

                         Tiết 2

d . Luyện tập:

+ Luyện đọc: (10’)

- GV yêu cầu HS phát âm lại âm e.

+ Luyện viết: (10’)

- GV hướng dẫn cho HS viết vào vở tập viết. GV hướng dẫn cách để vở, cách cầm bút, tư thế ngồi viết...

- GV theo dõi, hướng dẫn các em học yếu.

+ Luyện nói:  (7’)

- GV treo tranh.

- Tranh vẽ gì ?

- Ai cũng có "lớp học" của mình, vì vậy các con cần phải đến lớp học tập, trước hết để học chữ và Tiếng Việt.

- Các bạn trong tranh 5 đang làm gì?

- Trong 3 bạn có bạn nào không học bài của mình không?

Đi học là công việc cần thiết và rất vui. Ai cũng phải học tập chăm chỉ. Vậy lớp ta có thích đi học đều và học tập chăm chỉ không ?

3. Củng cố - Dặn dò:  (3’)

- GV cho HS đọc lại âm e.

- Chữ e có nét gì ?

- GV nhận xét chung tiết học .

- Bài sau: b

 

- Cả lớp hát bài Cả nhà thương nhau.

 

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

- Gồm 1 nét thắt.

- HS đọc ĐT.

 

- HS lấy e từ bộ chữ.

- Cá nhân, ĐT.

- Tranh vẽ : bé, me, xe, ve.

 

 - ...đều có âm e.

 

- HS đọc ĐT.

 

 

- HS nghe GV hướng dẫn cách viết.

 

 

 

- HS viết bóng chữ e.

- HS viết bảng con.

 

- HS múa, hát tập thể.

 

 

- HS đọc cá nhân, ĐT.

 

- HS tập tô chữ e ở vở tập viết.

 

- HS quan sát tranh.

- Vẽ các chú chim đang học, đàn ve đang học, đàn ếch đang học, đàn gấu đang học, các em HS đang học.

 

- Các bạn nhỏ đang học bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc lại cá nhân, lớp

 

Đạo đức

Em là học sinh lớp 1 ( tiết 1 )

 

I. Mục tiêu : Giúp HS biết được :

- Trẻ em  6 tuổi  được đi học.

-Biết tên trường, lớp , tên thầy cô giáo một số bạn bè trong lớp

- Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp.

- HS có kỹ năng hòa nhập trong tập thể.

II. Đồ dùng dạy học :

- HS chuẩn bị Vở Bài tập Đạo đức 1.

-Gv chuẩn bị Bài hát : Đi học, Em yêu trường em.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ   (5’)

- GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS.

2. Dạy bài mới : (25’)

a. Hoạt động 1 : Bài tập 1

- Trò chơi : Vòng tròn giới thiệu tên. Nhằm giúp HS biết giới thiệu tên của mình và nhớ tên các bạn trong lớp, biết trẻ em có quyền có họ tên

*Cách chơi : 6 - 10 em đứng thành vòng tròn, điểm danh từ 1 đến hết. Em thứ nhất giới thiệu tên mình. Em thứ hai giới thiệu tên em thứ nhất. Em thứ ba giới thiệu tên em thứ nhất, em thứ hai và tên mình. Cứ chơi như vậy đến khi cả vòng tròn đều được giới thiệu tên.

- Trò chơi giúp em điều gì ?

- Khi tự giới thiệu tên với các bạn và khi nghe các bạn giới thiệu tên mình, em thấy thế nào ?

* Kết luận : Mỗi người đều có một cái tên, trẻ em cũng có quyền có họ tên.

b. Hoạt động 2 : Bài tập 2

- Hãy giới thiệu với bạn bên cạnh những điều em thích ?

-Những điều bạn thích có giống em không?

* Kết luận : Mỗi người đều có những điều mình thích và không thích. Những điều đó có thể giống hoặc khác nhau giữa người này và người khác. Chúng ta cần phải tôn trọng những sở thích riêng của người khác.

c. Hoạt động 3: Bài tập 3

- Kể về ngày đầu tiên đi học của em ?

Gợi ý :

+ Em đã mong chờ và chuẩn bị ntn ?

+ Bố mẹ và mọi người đã quan tâm, chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học của em ntn ?

+ Em thấy vui khi là HS lớp Một không ?

+ Em có thích trường lớp mới của mình không ?

+ Em làm gì để xứng đáng là HS lớp Một ?

* Kết luận : Vào lớp Một em có thêm nhiều bạn mới, thầy cô mới. Em sẽ học được nhiều điều mới lạ : biết đọc, biết viết, biết làm toán nữa. Em và các bạn sẽ cố gắng học giỏi, chăm ngoan để xứng đáng là HS lớp Một.

3. Củng cố, dặn dò. (3’)

- Trò chơi : Thi hát giữa các tổ bài "Em là HS lớp 1".

- Nhận xét tiết học.

- Tiết sau thực hành.

 

 

- HS lấy vở Bài tập Đạo đức để GV kiểm tra.

- HS mở vở BT Đạo đức (trang 3).

 

- HS thảo luận nhóm đôi

 

 

 

 

- HS nghe GV hướng dẫn cách chơi và chơi.

 

 

 

 

 

- Giúp em biết được tên tất cả các bạn trong nhóm.

- Em thấy sung sướng, tự hào.

 

 

 

 

 

- Hs thảo luận nhóm 4 em

- HS giới thiệu về sở thích của mình theo nhóm 4.

- HS phát biểu.

 

- HS lắng nghe GV.

 

 

 

 

 

- HS hoạt động cá nhân

 

- HS Xung phong kể trước lớp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thi hát

- HS các tổ thi hát.

- HS nhận xét, vỗ tay tuyên dương tổ hát hay nhất.

 

Thứ năm ngày 22 tháng 8 năm 2013

Toán

Hình vuông, hình tròn

I. Mục tiêu :Giúp HS :

- Nhận ra và nêu đúng tên của hình vuông, hình tròn.

- Bước đầu nhận ra hình vuông, hình tròn từ các vật thật.

- HS thực hiện bài tập 1,2,3 SGK. HS giỏi làm bài 4.

II. Đồ dùng dạy học:

- Các hình vuông, hình tròn bằng bìa, có kích thước khác nhau, màu sắc khác nhau.

- Một số đồ vật có bề mặt là hình vuông, hình tròn.

III. Các hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV yêu cầu HS cầm số que tính ở tay trái ít hơn số que tính ở tay phải.

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Hôm nay, tiết toán các em sẽ học bài Hình vuông, hình tròn.

- Ghi đầu bài lên bảng.

-Giới thiệu hình vuông:

- GV giơ lần lượt từng tấm bìa hình vuông cho HS xem, mỗi lần giơ 1 hình vuông đều nói: "Đây là hình vuông".

- GV cho HS nhìn tấm bìa hình vuông và nhắc lại : "Hình vuông".

- GV yêu cầu HS lấy từ hộp đồ dùng tất cả hình vuông đặt lên bàn.

- HS thảo luận nhóm đôi nêu tên đồ vật có dạng hình vuông.

- Giới thiệu hình tròn:

- GV giới thiệu tương tự như giới thiệu hình vuông.

b. Thực hành:

 Bài 1: GV nêu yêu cầu.

- GV theo dõi HS tô và nhận xét.

 Bài 2: GV nêu yêu cầu.

- GV theo dõi HS tô và nhận xét.

 Bài 3: GV nêu yêu cầu.

- GV theo dõi HS tô và nhận xét.

Bài 4 : học sinh giỏi lên bảng nối

3. Củng cố, dặn dò(3’)

- Trò chơi: "Ai nhanh, ai khéo".

- Yêu cầu HS về nhà tìm các vật có dạng hình vuông, hình tròn.

- Bài sau: Hình tam giác.

- Nhận xét tiết học

 

- Cả lớp theo dõi, nhận xét.

- Cả lớp làm theo yêu cầu của GV.

 

 

Bài mới: Hình vuông – Hình tròn.

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

- Cá nhân, ĐT.

- Từng HS giơ hình vuông và nói: "Hình vuông".

- HS thảo luận, đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận: khăn mùi xoa có dạng hình vuông., ô cửa sổ.

 

- HS thực hiện

 

- HS dùng bút chì màu tô màu các hình vuông.

- HS dùng bút chì màu tô màu các hình tròn.

- HS dùng màu khác nhau để tô (màu dùng tô hình vuông không được sử dụng để tô hình tròn).

- 2 đội tham gia trò chơi. Trong 5 phút, đội nào lấy được nhiều đồ vật hơn và để đúng giỏ quy định sẽ thắng cuộc.

 

 

 

 

Học vần

Bài 2:   b

I. Mục tiêu :Giúp HS :

            - Nhận biết được chữ và âm b, đọc được tiếng be

            - Trả lời 2,3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.

II. Đồ dùng dạy học:

            - Tranh minh họa bài học.

            - Sách Tiếng Việt 1 Tập 1, Vở Tập viết, bảng con, hộp đồ dùng học Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1 . Kiểm tra bài cũ: (7’)

- GV yêu cầu HS đọc : e.

- Yêu cầu HS viết bảng : e.

- GV nhận xét.

2. Dạy bài mới:   (25’)

 a. Giới thiệu bài :

- Hd quan sát hình vẽ SGK

- Hôm nay, chúng ta học chữ và âm mới : b.

 b.Dạy chữ ghi âm:

+ Nhận diện chữ, phát âm:

 - GV viết chữ b in lên bảng

- Phát âm mẫu, HD phát âm: Môi ngậm lại, bật hơi ra, có tiếng thanh: bờ

- Chọn âm b

 

+Ghép chữ và phát âm:

- GV hỏi: Có âm b thêm âm e được tiếng gì?

- HD chọn ghép tiếng: be

- Hd đánh vần: b – e – be

- HD đọc trơn tiếng

- Yêu cầu tìm tiếng có âm b

- GV giới thiệu một số tiếng: bà, bé, bẹ, bu, bê....

- HS đọc

+ Hướng dẫn viết chữ:

 

- GV vừa viết vừa hướng dẫn cách viết

- Viết chữ b:Đặt bút trên ĐK2 viết nét khuyết xuôi nối liền với nét móc ngược phải, kéo dài chân nét móc tới đường ĐK3 thì lượn sang trái, tới Đ K3 lượn bút trở lại sang phải, tạo vòng xoắn nhỏ ở cuối nét, dừng bút gần Đ k3.

- HD viết bảng con

  - Viết chữ be: Đặt bút ở trên đường kẻ thứ hai viết chữ b cao 5 li, nối nét sang chữ e cao 2 li, dừng bút giữa li thứ nhất.

- GV viết mẫu , HD học sinh viết

                         Tiết 2

c . Luyện tập:

+ Luyện đọc :   (10’)

- GV yêu cầu HS đọc lại bài trên bảng lớp.

+ Luyện viết:  (10’)

- GV hướng dẫn cho HS viết vào vở tập viết. GV nhắc HS cách để vở, cách cầm bút, tư thế ngồi viết...

- GV theo dõi, hướng dẫn các em học yếu.

+ Luyện nói:  ( 7’)

- GV treo tranh.

- Ai đang học bài ?

- Ai đang tập viết chữ e ?

- Ai đang kẻ vở ?

- Các bạn đang làm gì?

- Các tranh này có điểm gì giống nhau ?

3. Củng cố - Dặn dò (3’)

- Hd đọc lài

- Nhận xét tiết học

- Bài sau:   

 

- Cá nhân, ĐT.

- 1 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con.

 

 

- HS quan sát hình vẽ SGK

- HS đọc đề bài : b

 

 

- HS quan sát cách phát âm

- HS phát âm ( cá nhân, cả lớp)

 

 

- Chọn âm b đính bảng ghép

- HS đọc ( cá nhân, cả lớp)

 

- HS nêu: Có âm b thêm âm e được tiếng be

- Hs chọn ghép tiếng be

- HS đánh vần ( cá nhân, cả lớp)

- HS đọc trơn tiếng ( cá nhân, cả lớp)

 - HS tìm và nêu tiếng có âm b

- HS đọc cả lớp.

- Cá nhân, cả lớp.

 

 

 

 

 

- HS quan sát  cách viết.

- HS viết bóng

 

- HS viết bảng con.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc ( nối tiếp cá nhân, cả lớp)

 

 

- HS tập tô chữ b, be ở vở tập viết .

 

 

 

- HS quan sát tranh., luyện nói

- Chim non đang học bài.

- Chú gấu đang tập viết chữ.

- Bé đang kẻ vở.

- Các bạn đang xếp hình, đang học

- Các tranh đều nói về học , hoạt động học.

 

Thủ công

Giới thiệu một số loại giấy bìa và dụng cụ học thủ công

 

I. Mục tiêu:

            - Biết một số loại bìa,giấy và dụng cụ ( thước kẻ, bút chì, keó,hồ dán)để học thủ công.

            Biết một số vật liệu khác có thể thay thế giấy, bìa để làm thủ công: Giấy báo, họa báo, giấy vở học sinh, lá cây ....

            * GDMT :Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ sau khi học môn học

            * GDKNS: Cẩn thận, yêu lao động

II.  Đồ dùng dạy học:

Giáo viên: các loại giấy màu, bìa và dụng cụ kéo, hồ, thước.         

III.  Các hoạt động dạy học:

 

Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

1. Bài cũ: (5’)

- Kiểm tra đồ dùng

2. Bài mới: (25’)

 a.Giới thiệu giấy bìa:

- Giấy bìa được làm từ nhiều loại cây như tre, nứa, bồ đề...

- Để phân biệt giấy bìa giáo viên giới thiệu quyển sách hay quyển vở.

- Giáo viên giới thiệu giấy màu, mặt trước, mặt sau.

- Như vậy khi học môn Thủ công chúng ta cần có gì ?

* HS khá giỏi: Ngoài giấy thủ công chúng ta còn có loại giấy nào thay thế giấy thủ công màu nữa ?

b.Giới thiệu dụng cụ:

Thước kẻ : Thước kẻ làm bằng gỗ hay nhựa dùng để đo chiều dài, trên mặt thước có chi vạch và đánh số

Bút chì : Dùng để kẻ đường thẳng, thường dùng bút chì cứng

Kéo : Dùng để cắt giấy

Khi dùng kéo cần cẩn thận

Hồ dán : Dùng để dán giấy thành  sản phẩm hoặc để dán sản phẩm vào vở …

2. Thực hành

- Yêu cầu HS đưa các dụng cụ học thủ công lên bàn

3. Củng cố dặn dò  (3’)

* Môi trường : Khi học xong môn thủ công ta cần làm gì ?

* TKNL: Cần sử dụng tiết kiệm để đỡ hao tốn giấy và tiền của

* KNS: Khi dùng dụng cụ là kéo các em cần cẩn thận tránh tai nạn khi dùng kéo, sử dụng cẩn thận, khéo léo

- Nhận xét tiết học

 

- HS đưa đồ dùng lên bàn

- Lắng nghe

 

- Quan sát

 

 

 

- Thủ công và dụng cụ học thủ công

 

* Giấy báo, giấy loại, vở HS ...

 

 

 

- Đưa thước của mình lên bàn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trình bày

 

- Nêu tên gọi các dụng cụ đó

 

* Dọn dẹp vệ sinh giấy loại trong lớp học 

 

 

- Lắng nghe

                                

 

 

Thứ sáu ngày 23 tháng 8 năm 2013

Học vần

Bài 3:   Dấu /

I. Mục tiêu :Giúp HS :

            - Nhận biết được dấu  sắc và thanh sắc.

            - Biết ghép tiếng

            - HS trả lời 2,3 câu đơn giản  về các bức tranh trong SGK

II. Đồ dùng dạy học:

            - Tranh minh họa bài học.

            - Sách Tiếng Việt 1 Tập 1, Vở Tập viết, bảng con, hộp đồ dùng học Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ(7’)

- GV yêu cầu HS đọc : b, be

- Yêu cầu HS viết bảng : b, be

- GV nhận xét.

2. Dạy bài mới:   (25’)

a. Giới thiệu bài:

- Hôm nay, chúng ta học dấu và thanh sắc ( / )

b. Dạy chữ ghi âm:

+ Nhận diện dấu, ghép chữ và phát âm :

 - GV viết dấu / lên bảng .

- Hãy nêu nét cấu tạo ?

- GV đọc : sắc

+ HD ghép tiếng, đánh vần:

- Yêu cầu HS ghép tiếng be

- Có tiếng be thêm dấu sắc ta được tiếng bé.

- Yêu cầu HS phân tích tiếng bé.

- GV viết bảng : bé

- HD đánh vần, đọc trơn tiếng.

+ Luyện đọc tiếng:

- GV treo tranh và hỏi : Tranh vẽ ai ? Tranh vẽ gì ?

- Bé, cá, lá, khế, chó là các tiếng giống nhau ở chỗ nào ?

- GV chỉ dấu / trong bài cho HS phát âm .

- Yêu cầu HS đọc : be, bé

+ Hướng dẫn viết bảng con:

 

- Viết chữ be : Đặt bút ở trên đường kẻ thứ hai viết chữ b cao 5 li, nối nét sang chữ e cao 2 li, dừng bút giữa li thứ nhất.

- Viết chữ : Đặt bút ở trên đường kẻ thứ hai viết chữ b cao 5 li, nối nét sang chữ e cao 2 li, dấu sắc là một nét xiên phải viết trên chữ e và viết từ dòng kẻ thứ tư.

- Hd học sinh viết bảng con

                         Tiết 2

c . Luyện tập:

+ Luyện đọc: (10’)

- GV yêu cầu HS đọc lại bài trên bảng lớp.

+ Luyện viết:  (10’)

- GV hướng dẫn cho HS viết vào vở tập viết.

- GV theo dõi, hướng dẫn các em học yếu.

+ Luyện nói:   (7’)

- GV treo tranh và yêu cầu HS đọc đề bài luyện nói.

- Quan sát tranh em thấy những gì ?

- Các tranh này có điểm gì giống nhau ?

- Ngoài các hoạt động trên em và các bạn còn làm gì nữa ?

- Ngoài giờ học em thích làm gì ?

3. Củng cố - Dặn dò : (3’)

- GV cho HS đọc lại lại bài.

- Nhận xét tiết học

 

- Cá nhân, cả lớp.

- 1 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con.

 

 

 

- HS theo dõi.

 

 

 

- HS quan sát.

- Dấu / là một nét xiên phải.

- Cá nhân, cả lớp.

 

- HS ghép tiếng be.

- HS ghép tiếng .

- HS nêu: Tiếng bé có b đứng trước, e đứng sau, dấu sắc trên e.

- HS đánh vần: bờ- e- be- sắc- bé.

- Đọc trơn:  bé

 

- Tranh vẽ : bé, cá, khế, chó, lá

 

 - ...đều có dấu /.

- HS đọc cả lớp.

- Cá nhân, cả lớp.

- HS nghe GV hướng dẫn cách viết.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Viết bảng con

 

 

 

- HS đọc ( Nối tiếp cá nhân+ cả lớp)

 

.- HS tập tô chữ be, bé ở vở tập viết .

 

 

 

 

- HS quan sát tranh và nêu:

- Tranh vẽ nói về các hoạt động học tập của các bạn

- Ngoài giờ học các bạn còn làm việc nhỏ giúp bố mẹ ( Tưới rau , .....)

 

 

 

 

 

Toán

Hình tam giác

I. Mục tiêu :Giúp HS :

- Nhận biết và nói  đúng tên hình

- Bước đầu nhận ra hình tam giác từ các vật thật.

II. Đồ dùng dạy học:

- Các hình tam giác bằng bìa, có kích thước khác nhau, màu sắc khác nhau.

- Một số đồ vật có bề mặt là hình tam giác.

- HS chuẩn bị bộ học toán.

III. Các hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ:   (5’)

- GV yêu cầu cả lớp chọn hình vuông và hình tròn trong bộ học toán

 

 

- GV yêu cầu HS lên bảng thi tìm nhanh hình vuông và hình tròn trong các hình.

- GV nhận xét.

2. Bài mới:   (25’)

a. Giới thiệu bài: Hôm nay, tiết toán các em sẽ học bài Hình tam giác.

- Ghi đầu bài lên bảng.

b. Giới thiệu hình vuông:

- GV giơ lần lượt từng tấm bìa hình tam giác cho HS xem, mỗi lần giơ 1 hình tam giác đều nói : "Đây là hình tam giác".

- GV cho HS nhìn tấm bìa hình tam giác và nhắc lại : "Hình tam giác".

- GV yêu cầu HS lấy từ bộ học toán tất cả hình tam giác đặt lên bàn.

- HS thảo luận nhóm đôi nêu tên đồ vật có dạng hình tam giác.

 

c. Thực hành xếp hình:

- GV hướng dẫn HS dùng các hình vuông, hình tam giác có màu sắc khác nhau để xếp thành các hình như một số mẫu nêu ở sách Toán.

3. Củng cố, dặn dò:   (3’)

- Hôm nay các em học toán bài gì ?

- Yêu cầu HS về nhà tìm các vật có dạng hình tam giác.

- Bài sau: Luyện tập.

- Nhận xét tiết học

 

- HS chọn hình vuông giơ lên và nói : Đây là hình vuông.

- HS chọn hình tròn giơ lên và nói : Đây là hình tròn.

- Cả lớp theo dõi, nhận xét.

 

 

 

Bài mới: Hình tam giác.

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

- Cá nhân, ĐT.

- Từng HS giơ hình tam giác và nói : "Hình tam giác".

- HS thảo luận, đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận : lá cờ thi đua, biển báo giao thông, thước ê-ke., chóp nón, .....

 

- HS xếp xong nêu tên hình : cái nhà, cái thuyền, con cá...

 

 

 

- 1 HS chọn hình tam giác, 1 HS chọn hình tròn, 1 HS chọn hình vuông.

Ai chọn được nhiều hình sẽ thắng cuộc.

 

 

 

Sinh hoạt lớp

 (Tuần 1)

I. Mục tiêu :

            - Ổn định tổ chức và biên chế tổ.

            - Xây dựng nội quy của lớp

II. Chuẩn bị :

            - Bản đánh giá trong tuần

            - Danh sách học sinh tiêu biểu trong tuần

III. Các hoạt động dạy học :

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ổn định tổ chức

2. Đánh giá hoạt động trong tuần

Ưu điểm :

- Đa số các em đều ngoan

- Đồ dùng học tập tương đối đầy đủ.

Tồn tại :

- Chưa ổn định nề nếp

- Một số em còn nói chuyện

3. Biên chế lớp, tổ :

- Gv yều cầu lớp bầu ban cán sự lớp

 

 

 

 

 

 

 

 

- Gv động viên các bạn cán sự lớp nhiệt tình trong công việc

4. Biểu dương các học sinh tiến bộ trong tuần vừa qua :

5. Phương hướng tuần tới:

-  Thực hiện chương trình tuần 2

-  Tiếp tục ổn định nề nếp .

- Làm quen và thực hiện phong trào “ Rèn chữ, giữ vở ”

- Liên hệ với phụ huynh để có biện pháp  giúp đỡ  học sinh còn chậm

- Cùng với giáo viên trang trí cây xanh trong lớp học                                                   

- Thường xuyên giữ gìn vệ sinh chung

- Phải có đủ sách vở và dụng cụ học tập. Đến trường phải ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng.

- Nhắc nhở hs đóng các khoản tiền quy định

 

- Cả lớp hát tập thể

- Học sinh lắng nghe

 

 

 

 

 

 

- Học sinh chỉ định học sinh trong dãy của mình

- Lớp giơ tay biểu quyết đồng ý

+ Lớp trưởng : Hoàng Anh Quân

+ Lớp phó : Trần Thị Bích Thủy

+ Lớp phó lao động : Võ Hữu Kiên

+ Tổ trưởng tổ 1 : Lê Nguyễn Minh Phương

+ Tổ trưởng tổ 2 : Hoàng Lê Nguyên Thảo

+ Tổ trưởng tổ 3 : Lê Ngọc Quý Châu

- Học sinh nêu những bạn học tốt , đi học chuyên cần

- Học sinh lắng nghe

 

 


 

 

Thực hành Tiếng Việt

Tiết 3 ( trang 8 )

I . Mục tiêu:

- Học sinh viết đẹp chữ e, b, bé

- Viết các chữ kiểu chữ thường, cỡ vừa theo vở Tập viết. - HS viết đúng đẹp rõ ràng.

II. Đồ dùng dạy học:

- Vở thực hành Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Khởi động:

- Giới thiệu

1. Giới thiệu bài :

- các em tập viết các chữ : e, b, bé.

2. Hướng dẫn viết :

- GV treo bài mẫu cho HS xem.- GV lần lượt giới thiệu và hướng dẫn quy trình viết từng chữ (vừa viết vừa hướng dẫn) :

+ Đây là chữ gì?

+ Chữ e gồm mấy nét ?

+ GV vừa viết vừa nêu quy trình viết.

- Hướng dẫn viết b, bé tương tự như trên.

3 . HS viết vở:

- GV hướng dẫn cho HS viết vào vở tập viết.

- GV theo dõi, hướng dẫn các em học yếu.

 Củng cố - Dặn dò :

- Chuẩn bị tiết sau

- Nhận xét

 

- Lắng nghe

 

 

- HS quan sát và 1 em đọc cả bài viết.

- HS nhìn bảng nghe GV hướng dẫn viết.

+ ... chữ ghi âm e.

+ ... 1 nét thắt.

 

+ 1 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con.

 

 

 

- HS viết vào vở tập viết.

 

 

 

 

KÝ DUYỆT

TỔ CHUYÊN MÔN

 

 

 

 

 

 

 

KÝ DUYỆT

BAN GIÁM HIỆU

 

 

TUẦN 2

 

                                                       

Thứ hai ngày 26 tháng 8 năm 2013

Học vần

Bài 4 : Dấu ? ,  dấu .

I .Mụctiêu :

            - HS nhận biết được dấu hỏi và thanh hỏi, dấu nặng và thanh nặng.

            - Đọc được  tiếng bẻ, bẹ.

Trả lời 2,3 câu hỏi đơn giản về các bước tranh  trong SGK

II. Đồ dùng dạy học :

            - Tranh minh họa bài học.

            - Sách Tiếng Việt 1 Tập 1, Vở Tập viết, bảng con, hộp đồ dùng học Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1 . Kiểm tra bài cũ : (7’)

- GV cho HS đọc .

- Yêu cầu HS viết bảng : bé.

- GV nhận xét.

2. Dạy bài mới :    (25’)

a . Giới thiệu bài :

- Hôm nay, cô sẽ giới thiệu các em 2 dấu thanh mới : dấu hỏi, dấu nặng.

b. Dạy chữ ghi âm :

+ Nhận diện dấu, ghép chữ và phát âm :

* Dấu hỏi :

 - GV viết dấu lên bảng .

- GV đọc : hỏi

- Yêu cầu HS ghép tiếng be

- Có tiếng be thêm dấu ta được tiếng bẻ.

- Yêu cầu HS phân tích tiếng bẻ.

- GV viết bảng : bẻ

+ HD đánh vần, đọc trơn tiếng

* Dấu nặng :

 - GV viết dấu  · lên bảng .

- GV đọc : nặng

- Yêu cầu HS ghép tiếng bẹ.

- Yêu cầu HS phân tích tiếng bẹ.

- GV viết bảng : bẹ

- HD đánh vần tiếng:

 

+ Luyện đọc tiếng:

- HD quan sát hình vẽ SGK

- nêu tên các hình vẽ, đọc tiếng.

- GV treo tranh và hỏi : Tranh vẽ ai ? Tranh vẽ gì ?

-hổ, khỉ, thỏ, giỏ , mỏ giống nhau dấu thanh gì?

- Quạ, nụ, cụ, ngựa, cọ là các tiếng giống nhau ở chỗ nào ?

- GV chỉ dấu · trong bài cho HS phát âm .

- Yêu cầu HS đọc : be, bẻ, bẹ

b. Hướng dẫn viết bảng con :

 

- Viết dấu ’ : Dấu hỏi cao gần 1 li. Đặt bút dưới dòng kẻ thứ tư kéo nét móc gần dòng kẻ dười của li đó.

- Viết chữ bẻ : Đặt bút ở trên đường kẻ thứ hai viết chữ b cao 5 li, nối nét sang chữ e cao 2 li, dừng bút giữa li thứ nhất, viêt dấu hỏi từ dòng kẻ thứ tư xuống đầu chữ e.

- Viết chữ bẹ: Viết tương tự chữ be, thêm dấu nặng dưới e.

- HD viết bảng con

                         Tiết 2

c . Luyện tập :

+ Luyện đọc : (10’)

- GV yêu cầu HS đọc lại bài trên bảng lớp.

+ Luyện viết :  (10’)

- GV hướng dẫn cho HS viết vào vở tập viết.

- GV theo dõi, hướng dẫn các em học yếu.

+ Luyện nói :  (7’)

- GV treo tranh và yêu cầu HS đọc đề bài luyện nói.

- Quan sát tranh em thấy những gì ?

 

- Các tranh này có điểm gì giống nhau ?

- Tiếng bẻ còn dùng để chỉ hoạt động nào nữa ?

3. Củng cố - Dặn dò : (3’)

- GV cho HS đọc lại lại bài.

- GV nhận xét chung tiết học .

 

 

-  HS đọc dấu / và tiếng bé.

- HS lên bảng chỉ các dấu / trong các tiếng.

- HS viết bảng con :.

 

 

 

- HS theo dõi.

 

 

 

 

- HS quan sát.

- Cá nhân, ĐT.

- HS ghép tiếng be.

- HS ghép tiếng bẻ.

 

- Hs nêu tiếng bẻ có b đứng trước, e đứng sau, dấu hỏi trên e.

- Cá nhân : bờ- e- be- hỏi- bẻ .

 

- HS quan sát.

- Cá nhân, cả lớp

- HS ghép tiếng bẹ.

- Hs nêu tiếng bẹ có b đứng trước, e đứng sau, dấu nặng dưới  e.

- Cá nhân : bờ- e- be- nặng- bẹ

HS quan sát hình vẽ, nêu tên hình và đọc tiếng.

 

- Tranh vẽ :hổ, khỉ, mỏ, thỏ giỏ đều có thanh hỏi

 

-  Tranh vẽ: quạ , nụ, cụ, gặm, cọ đều có thanh nặng.

- Hs đọc ( cá nhân+ cả lớp)

 

 

 

 

 

- HS nghe GV hướng dẫn cách viết.

-Hs viết bảng con: bẻ , bẹ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc cá nhân, cả lớp

 

- HS tập tô chữ bẻ, bẹ ở vở tập viết .

 

 

 

 

- HS quan sát tranh và đọc : bẻ

- bẻ:Bác nông dân đang bẻ bắp, bạn gái đang bẻ bánh đa chia cho các bạn, mẹ bẻ cổ áo cho bạn gái.

- Đều có tiếng bẻ để chỉ hoạt động.

- Bẻ gãy, bẻ gập, bẻ tay lái, ...

 

 

Thực hành Toán

Tiết 1 ( trang 17 )

I Mục tiêu:

- Học sinh biết viết số 1,2,3

- Biết  điền số thích hợp vào ô trống

II. Đồ dùng dạy học :

- Vở thực hành toán, bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Viết số 1, 2, 3

- GV hướng dẫn và cho HS viết các số 1, 2, 3.

                  

- GV theo dõi sửa sai

2. Số?

- GV hướng dẫn và cho HS điền lần lượt vào vở.

 

 

- GV theo dõi sửa sai.

3. Số ?

 GV yêu cầu HS làm vở

 

 

 

 

-GV theo dõi chữa bài.

4. Đố vui : Nối  tranh vẽ với số thích hợp ( theo mẫu )

- GV hướng dẫn

- GV nhận xét.

 Củng cố dặn dò:

- Chuẩn bị tiết sau

- Nhận xét tiết học.

- HS viết vào vở

1

 

2

 

3

 

1

 

2

 

3

- HS điền và nêu

               
           
 
             

 

 

 

 

 


- HS làm vở

           
   
         
 

 

 

 

 

 

 

 


- HS làm vở

 

 

Thực hành Tiếng Việt

Tiết 1 ( trang 11 )

 
 

bè, bẻ, bẹ

 

 

 

 

 

I . Mục tiêu:

- Học sinh tìm tiếng có thanh huyền  trong các tranh.

- HS tìm và đọc được tiếng có thanh hỏi, thanh nặng.

- Nói được tên các đồ vật, con vật trong tranh và nêu được dấu thanh của chúng.

- viết được tiếng dưới mỗi tranh.

II. Đồ dùng dạy học:

- Vở thực hành Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Khởi động:

- Giới thiệu

1. Tiếng nào có thanh huyền ?

- GV yêu cầu HS nhận xét tranh và tìm tiêng có thanh huyền

 

 

 

 

- GV nhận xét sửa sai

2 . Tiếng nào có thanh hỏi?

- GV yêu cầu nhận xét tranh

 

 

- GV nhận xét sửa sai

3. Tiếng nào có thanh nặng?

 

 

- GV nhận xét sửa sai

 

4. Tên các đồ vật, con vật sau là gì ? chúng có thanh gì ?

- GV yêu cầu nhận xét từng tranh.

 

 

- GV nhận xét sử sai

5. Viết dưới mỗi tranh một tiếng thích hợp:

Củng cố dặn dò:

- Dặn dò và nhận xét tiết học.

-

 

- Lắng nghe

 

-         HS tìm và nêu miệng

+Tranh1 bàn

+Tranh 2 : gà

+Tranh 3 : bò

 

+Tranh4: thỏ

+Tranh 5: bè

+Tranh6:voi

 

+Tranh7 : cò

+Tranh8:mèo

+Tranh9: cầu

- Tiếng có thanh huyền :bàn, gà, bò, bè, cò, cầu, mèo

+Tranh1: hổ

+Tranh: rùa

+Tranh 3: gà

 

+Tranh4 : ổi

+Tranh5: khỉ

 

+Tranh6 : thỏ

+Tranh7:nai

+Tranh8: tủ

- Tiếng có thanh hỏi: hổ, ổi, khỉ, thỏ, tủ.

+Tranh1: hổ

+Tranh: cú

+Tranh3:ngựa

 

+Tranh4: cọ

+Tranh5: kẹo

 

+Tranh6 : lọ

+Tranh7:quạ

+Tranh8: cầu

- Tiếng có thanh nặng: ngựa, cọ, kẹo, lọ,quạ

+ võng : có thanh ngã

+ đũa : có thanh ngã

+ dĩa : có thanh ngã

+ muỗi : có thanh ngã

+ ngỗng : có thanh ngã

+ rễ : có thanh ngã

- HS viết vào vở :

+ bè, bẻ, bẻ, bẹ

 

 

Thứ ba ngày 27 tháng 8 năm 2013

Học vần

Bài 5 : Dấu huyền ,  dấu  ngã

I .Mụctiêu :

            - HS nhận biết được dấu huyền và thanh huyền, dấu ngã và thanh ngã.

            - Hs đọc được: bè, bẽ.

            -Trả lời 2,3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK

II. Đồ dùng dạy học :

            - Tranh minh họa bài học.

            - Sách Tiếng Việt 1 Tập 1, Vở Tập viết, bảng con, hộp đồ dùng học Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học :

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1 . Kiểm tra bài cũ : (7’)

- GV cho HS viết dấu hỏi, nặng và đọc tiếng bẻ, bẹ.

- GV viết bảng : củ cải, nghé ọ, đu đủ, cổ áo, xe cộ, cái kẹo.

- Yêu cầu HS viết bảng : bẻ, bẹ.

- GV nhận xét.

2. Dạy bài mới :     (25’)

a. Giới thiệu bài :

- Hôm nay, cô sẽ giới thiệu các em 2 dấu thanh mới : dấu huyền, dấu ngã.

b. Dạy chữ ghi âm :

+Nhận diện dấu, ghép chữ và phát âm :

Dấu huyền :

 - GV viết dấu \ lên bảng .

- GV đọc : huyền

- Yêu cầu HS ghép tiếng

- Yêu cầu HS phân tích tiếng bè.

- GV viết bảng : bè

+Hd đánh vần tiếng:

- GV đánh vần mẫu, HD học sinh

- GV treo tranh và hỏi : Tranh vẽ ai ? Tranh vẽ gì ?

- Dừa, mèo, gà, cò: là các tiếng giống nhau ở chỗ nào ?

- GV chỉ dấu \ trong bài cho HS phát âm .

- Yêu cầu HS đọc : be, bè

* Dấu ngã :

+ Nhận diện dấu, ghép chữ và phát âm

-  GV viết dấu  ˜ lên bảng .

- GV đọc : ngã

- Yêu cầu HS ghép tiếng bẽ.

- Yêu cầu HS phân tích tiếng bẽ.

- GV viết bảng : bẽ

+GV hướng dẫn đánh vần tiếng

- GV treo tranh và hỏi : Tranh vẽ ai ? Tranh vẽ gì ?

-  Vẽ, gỗ, võng, võ là các tiếng giống nhau ở chỗ nào ?

- GV chỉ dấu ˜ trong bài cho HS phát âm .

- Yêu cầu HS đọc : be, bè, bẽ

c.Hướng dẫn viết bảng con :

 

- Viết dấu \ : Đặt bút ở đường kẻ thứ tư, viết nét xiên trái gần 1 li.

- Viết chữ : Đặt bút ở trên đường kẻ thứ hai viết chữ b cao 5 li, nối nét sang chữ e cao 2 li, dừng bút giữa li thứ nhất, viêt dấu huyền từ dòng kẻ thứ tư xuống đầu chữ e.

- HD HS viết bóng.

- Cho HS viết bảng con

- Hướng dẫn viết dấu ˜, bẽ tương tự như trên.

                         Tiết 2

c . Luyện tập :

+ Luyện đọc :  (10’)

- GV yêu cầu HS đọc lại bài trên bảng lớp.

+ Luyện viết :  (10’)

- GV hướng dẫn cho HS viết vào vở tập viết.

- GV theo dõi, hướng dẫn các em học yếu.

+ Luyện nói : (7’)

- GV treo tranh và yêu cầu HS đọc đề bài luyện nói.

- Tranh vẽ gì ?

- Bè đi trên cạn hay dưới nước ?

- Thuyền khác bè thế nào ?

- Bè dùng để làm gì ?

- Những người trong tranh đang làm gì ?

- Tại sao họ dùng bè mà không dùng thuyền ?

3. Củng cố - Dặn dò : (3’)

- GV cho HS đọc lại lại bài.

- GV nhận xét chung tiết học .

- Bài sau : be, bè, bẻ, bẽ.

 

-  2 HS viết và đọc.

 

- HS lên bảng chỉ các dấu hỏi, nặng trong các tiếng.

- 1 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con.

 

 

 

- HS theo dõi.

 

 

 

 

- HS quan sát.

- Cá nhân, cả lớp.

- HS ghép tiếng .

- Hs nêu tiếng bè có b đứng trước, e đứng sau, dấu huyền trên e.

 

- Cá nhân : bờ- e- be- huyền- bè.

- Tranh vẽ : dừa, mèo, gà, cò đều có dấu \.

 

- HS đọc: huyền

- Hs đọc tiếng ( Nối tiếp cá nhân, cả lớp)

 

-

 

 

 

 HS quan sát.

- Hs đọc ( Cá nhân, cả lớp.)

- HS ghép tiếng bẽ.

- HS nêu tiếng bẽ có b đứng trước, e đứng sau, dấu ngã trên e.

- Cá nhân : bờ- e- be- ngã- bẽ .

- ĐT : bẽ

- Tranh vẽ : vẽ, gỗ, võng, võ: đều có dấu ˜.

 

- HS đọc tiếng ( nối tiếp cá nhân, cả lớp)

 

 

 

- HS nghe GV hướng dẫn cách viết.

 

- HS viết bóng : \

- HS viết bảng con.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc cá nhân, cả lớp.

- HS tập tô chữ bè, bẽ ở vở tập viết .

 

 

 

- HS quan sát tranh và đọc : bè

- Vẽ .

- Bè đi dưới nước.

- Thuyền có khoang chứa người và hàng hóa, bè không có khoang.

- Dùng để chở hàng hóa.

-Đang đẩy cho bè trôi.

- Vì bè chở được nhiều hơn.

 

Cá nhân, cả lớp

 

                                                

Toán

Các số 1, 2, 3

I. Mục tiêu : 

- Nhận biết được số lượng các nhóm đồ vật có 1,2,3, biết đếm 1,2,3 và đọc theo thứ tự ngược lại 3,2,1, biết thứ tự các số 1,2,3.

- Hs làm bài tập: 1,2,3 SGK

II. Đồ dùng dạy học :

- Các nhóm có 1, 2, 3 mẫu vật cùng loại.

- Các hình ở hộp đồ dùng học Toán.

III. Các hoạt động dạy học :

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ : (5’)

- GV đặt trên bàn một số hình và yêu cầu HS chọn hình tam giác, hình tròn.

- Gọi HS kể tên hình đã học. Mở hộp đồ dùng lấy các hình đã học đưa lên và gọi tên.

- GV nhận xét.

2. Bài mới : (25’)

a Giới thiệu từng số 1, 2, 3 :

+ Giới thiệu số 1 :

- GV yêu cầu HS quan sát tranh.

- GV chỉ vào từng tranh và nói : Có 1 con chim, có 1 bạn gái

- Gọi HS nhắc lại : Có 1 con chim, có 1 bạn gái.

- GV : Có 1 con chim, 1 bạn gái. Các nhóm này đều có số lượng là một. Ta dùng số 1 để chỉ số lượng của mỗi đồ vật trong nhóm đó. Số 1 viết bằng chữ số 1.

- GV giới thiệu chữ số 1 in và chữ số 1 viết.

- Yêu cầu HS viết số vào bảng con.

+ Lần lượt giới thiệu số 2, 3 :

- Giới thiệu số 2, 3 tương tự như giới thiệu số 1.

- GV hướng dẫn HS đếm từ 1 đến 3 rồi đếm ngược lại.

 b. Thực hành :

Bài 1 : GV hướng dẫn HS viết 1 dòng số 1, 1 dòng số 2, 1 dòng số 3.

Bài 2 : Yêu cầu HS đếm xem trong mỗi hình có bao nhiêu vật rồi điền số tương ứng vào ô trống.

- Gọi HS nêu kết quả.

- GV nhận xét, tuyên dương.

 Bài 3 : GV nêu yêu cầu : Viết số hoặc vẽ số chấm tròn thích hợp.

- GV yêu cầu HS làm bài.

- Nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố dặn dò : (3’)

- Trò chơi : Ai nhanh, ai đúng ?

GV đưa các hình vẽ mỗi nhóm đồ vật có số lượng khác nhau, yêu cầu HS giơ số thích hợp.

- Bài sau : Luyện tập.

- Nhận xét, tuyên dương.

 

 

- 2 HS lên bảng thực hiện.

 

- HS chọn hình giơ lên và gọi tên hình.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh.

 

 

- Gọi HS nhắc lại.

 

 

 

- HS quan sát và đọc số.

 

- HS viết bảng con.

 

 

- HS đếm: 1,2,3

- HS đếm 3,2,1

 

 

- HS viết số vào vở

 

- HS đếm và điền số.

- Nhiều học sinh được đếm

 

- 1 ô tô, 2 bong bóng, 3 đồng hồ, 1 con rùa, 3 con vịt, 2 chiếc thuyền.

 

- 3 HS lên bảng

- HS nhận xét

 

 

- HS sử dụng đồ dùng học Toán.

 

Tự nhiên và xã hội

Chúng ta đang lớn

I. Mục tiêu :  Giúp HS biết :

- Nhận ra sự thay đổi của bản thân về số đo, cân nặng, và sự hiểu biết của bản thân.

* HS khá, giỏi: Nêu được ví dụ cụ thể sự thay đổi của bản thân về số đo, cân nặng và hiểu biết.

II. Đồ dùng dạy học :

- Các tranh minh họa bài học trong SGK.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ : (5’)

- Cơ thể chúng ta gồm có mấy phần ? Kể ra.

- Muốn cơ thể phát triển tốt em cần làm gì ?

- GV nhận xét.

2. Bài mới :   (25’)

a. Giới thiệu bài :

- Cho lớp chơi trò chơi : Vật tay

GV cùng các HS còn lại làm trọng tài.

- Qua trò chơi ta biết được : Các em cùng độ tuổi nhưng có em khỏe hơn, có em yếu hơn, có em cao hơn, em thấp hơn. Hiện tượng đó nói lên điều gì ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm điều đó. Ghi đầu bài lên bảng.

b. Các hoạt động :

Hoạt động 1 : Làm việc với SGK.

- GV hướng dẫn HS quan sát từng hình ở trang 6 theo gợi ý :

+ Những hình nào cho biết sự lớn lên của em bé từ lúc còn nằm ngửa đến lúc biết đi, biết nói, biết chơi với bạn. Hãy chỉ và nói về từng hình để thấy em bé ngày càng biết vận động nhiều hơn.

+ Quan sát hình 2 bạn đang cân đo : Hai bạn đang làm gì ? Các bạn muốn biết điều gì ?

+ Chỉ vào hình em bé tập đếm : Em bé bắt đầu tập làm gì ? So với lúc mới biết đi, em bé biết thêm điều gì ?

- GV mời 1 số HS lên bảng chỉ và nói về những điều các em vừa thảo luận.

* Kết luận : Trẻ em sau khi ra đời sẽ lớn lên hằng ngày về cân nặng, chiều cao và các hoạt động vận động và sự hiểu biết. Các em mỗi năm cũng cao hơn, nặng hơn, học được nhiều thứ hơn, trí tuệ phát triển hơn.

Hoạt động 2 : Thực hành theo nhóm nhỏ

- GV cho HS thực hành đo.

- Các em bằng tuổi nhau nhưng sự lớn lên có giống nhau không ? Điều đó có gì đáng lo ?

*Kết luận : Sự lớn lên của các em có thể giống hoặc khác nhau. Các em cần chú ý ăn uống điều độ, giữ gìn sức khỏe, không ốm đau sẽ chóng lớn.

3. Củng cố, dặn dò    (3’)

- Để cơ thể khỏe mạnh, mau lớn, hằng ngày em phải làm gì ?

- Bài sau :  Nhận biết các vật xung quanh.

- Nhận xét tiết học.

 

 

- HS trả lời.                                                           

 

 

 

 

 

 

- Mỗi lần 2 HS chơi. Những HS thắng đấu lại với nhau.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm đôi : Các nhóm quan sát và nói với nhau những gì quan sát được ( 1 em đặt câu hỏi, 1 em trả lời).

 

 

 

 

 

 

 

 

- 1 HS xung phong nói về những gì đã thảo luận, HS khác bổ sung.

 

 

 

 

 

- HS thực hành đo

- 4 HS chia làm 2 cặp, lần lượt từng cặp áp sát lưng, đầu, gót chân vào nhau. Cặp kia xem bạn nào cao hơn.

- HS trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

Thực hành Toán

Tiết 2 ( trang 18 )

I Mục tiêu:

- Học sinh biết viết số 1,2,3,4,5

- Biết  điền số thích hợp vào ô trống

II. Đồ dùng dạy học :

- Vở thực hành toán, bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Viết số 1, 2, 3,4,5

- GV hướng dẫn và cho HS viết các số 1, 2, 3,4,5

                  

 

- GV theo dõi sửa sai

2. Số?

- GV hướng dẫn và cho HS điền lần lượt vào vở.

 

                       

- GV theo dõi sửa sai.

3. Nối  tranh vẽ với số thích hợp

 -GV yêu cầu HS làm vở

-GV theo dõi chữa bài.

4. Đố vui : vẽ một chấm tròn ( theo mẫu )

- GV hướng dẫn

- GV nhận xét.

 Củng cố dặn dò:

- Chuẩn bị tiết sau

- Nhận xét tiết học.

 

- HS viết vào vở

1

2

3

4

5

 

1

2

3

4

5

 

- HS điền và nêu

               
       
 
         

 

 

 

 

 


- HS làm vở

 

 

- HS làm vở

               
               

 

 

 

 

 

 

 

 

Thực hành Tiếng Việt

Tiết 2 ( trang 15 )

 
 

ê, v

 

 

 

 

I . Mục tiêu:

- Học đọc được các từ dưới tranh

II. Đồ dùng dạy học:

- Vở thực hành Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Đọc

- GV yêu cầu HS nhận xét tranh và đọc được các tiếng dưới tranh.

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét sửa sai

Củng cố dặn dò:

- Dặn dò và nhận xét tiết học.-

 

 

 - HS nhận xét và đọc

+ Tranh 1 : bé về

+ Tranh 2 : bé vẽ

+ Tranh 3 : bé vẽ bê

+ Tranh 4 : bê be be

+ Tranh 5 : bé vẽ bê

+ Tranh 6 : ve ve vè

+ Tranh 7: bé vẽ bè

+ Tranh 8: bè be bé

+ Tranh 9 : bế bé

- Vài HS cá nhân, nhón, lớp

 

 

 

Thứ tư ngày 28 tháng 8 năm 2013

Học vần

Bài 6           :  be , bè, bé, bẻ , bẽ, bẹ

I. Mục tiêu : 

            - Nhận biết được các âm và chữ e, b và các dấu thanh: dấu sắc, dấu hỏi, dấu nặng, dấu huyền, dấu ngã.

            - Đọc được tiếng be kết hợp với các dấu thanh: be,bè,bé, bẻ, bẽ, bẹ.

            - Tô được e,b,bé và các dấu thanh.

II. Đồ dùng dạy học :

            - Tranh minh họa bài học.

            - Bảng phụ kẻ bảng ôn.

            - Các miếng bìa ghi từ : e, be be, bè bè, be bé.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1 . Kiểm tra bài cũ :  (7’)

- GV cho HS viết dấu huyền, ngã và đọc tiếng bè, bẽ.

- Cho HS viết : bè, bẽ

- GV nhận xét.

2. Dạy bài mới :     (25’)

a . Giới thiệu bài :

- Tuần qua các em đã học được các chữ, âm, dấu thanh, các tiếng, từ gì nào ?

- GV viết phần trả lời của HS ở góc bảng rồi trình bày tranh minh họa để HS quan sát, bổ sung.

- Cho HS đọc các tiếng có trong minh họa ở đầu bài 6.

b. Ôn tập :

+Chữ, âm e, b và ghép e, b thành tiếng be :

- GV gắn bảng mẫu : b, e, be.

- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.

+Dấu thanh và ghép be với các dấu thanh thành tiếng :

- GV gắn bảng mẫu be và các dấu thanh.

- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.

c. Các từ được tạo nên từ e, b và các dấu thanh :

- GV gắn các miếng bìa ghi từ : e, be be, bè bè, be bé lên bảng.

- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.

+Hướng dẫn viết tiếng  trên bảng con :

- GV viết mẫu các tiếng be, bè bẻ, bẽ, bé, bẹ lên bảng.Vừa viết GV vừa nêu lại quy trình.                       

Tiết 2

c. Luyện tập :

+ Luyện đọc :   (10’)

- GV yêu cầu HS đọc lại toàn bài ôn tập.

+ Luyện viết : (10’)

- GV hướng dẫn cho HS viết vào vở tập viết. - GV theo dõi, hướng dẫn các em học yếu.

+ Luyện nói : (7’)

- GV treo tranh.

- Em đã trông thấy những con vật, loại quả, đồ vật này chưa ? Ở đâu ?

- Em thích nhất tranh nào ? Tại sao ?

- Trong các bức tranh, bức nào vẽ người ? Người này đang làm gì ?

- Gọi HS lên bảng viết dấu thanh phù hợp dưới các bức tranh.

3. Củng cố - Dặn dò(3’)

- GV cho HS đọc lại bài.

- Bài sau :  ê, v

- GV nhận xét chung tiết học .

 

 

- 2 HS lên bảng.

- 1 HS viết bảng, cả lớp viết bảng con.

 

 

 

 

- HS trao đổi nhóm và phát biểu.

 

- HS quan sát, bổ sung ý kiến.

 

 

- HS đọc.

 

 

 

 

- HS đọc.

 

 

 

- HS thảo luận nhóm  chọn gắn âm và chữ

- Hs đọc ( cá nhân + cả lớp)

 

 

- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.

 

 

 

 

 

- HS viết bảng con ( mỗi lần viết 2 tiếng).

 

 

 

 

- HS đọc theo Nhóm, bàn, cá nhân đọc.

 

- HS viết ở vở tập viết .

 

 

 

- HS quan sát tranh.

- HS trả lời, luyện nói trọn câu

*HS yêu cần lặp lại câu trả lời của bạn

 

 

 

 

- HS lên bảng viết dấu thanh tương ứng vào hình vẽ.

 

 

 

 

Đạo đức

Em là học sinh lớp 1 ( tiết 2 )

I .Mụctiêu :

-Bước đầu tự giới thiệu tên mình trước lớp

*HS khá, giỏi: Biết tự giới thiệu về bản thân một cách mạnh dạn.

II. Đồ dùng dạy học :

- Vở Bài tập Đạo đức 1.

- Bài hát : Trường em, Đi học.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ : (5’)

- GV kiểm tra 2 HS.

+ Em làm gì để xứng đáng là HS lớp Một ?

- GV nhận xét, tuyên dương.

2 Dạy bài mới : (25’)

* Khởi động : Cả lớp hát bài Đi học

Hoạt động 1 :

- GV hướng dẫn HS kể về kết quả học tập

 Các em đã học gì sau hơn 1 tuần đi học ?

+ Cô giáo đã dạy em biết  những gì ?

+ Em có thích đi học không ? Vì sao ?

- GV gọi đại diện các nhóm kể.

- GV nhận xét, bổ sung.

* Kết luận : Sau hơn 1 tuần đi học các em đã bắt đầu biết viết chữ, tập đếm, tập tô màu, tập vẽ, ..Nhiều bạn trong lớp đã đạt điểm 9, 10, được cô giáo khen. Cô mong các em học thật tốt và chăm ngoan.

Hoạt động 2 : Bài tập 4 : Kể chuyện theo tranh.

- GV kể mẫu, vừa kể vừa chỉ vào tranh.

+ Tranh 1 :

             

+ Tranh 2 :  

             

+ Tranh 3 :         

             

+ Tranh 4 :    

              

+ Tranh 5 :

             

 - Yêu cầu  HS kể theo nhóm.

- Gọi 5 HS kể trước lớp.

- Gọi 1 HS kể lại.

- GV nhận xét, tuyên dương.

c. Hoạt động 3 : Hát bài : “Trường em”

- GV cho cả lớp hát bài : “Trường em”

3. Củng cố dặn dò(3’)

Đọc thơ.

- GV hướng dẫn HS đọc thơ :

           Năm nay em lớn lên rồi

  Không còn nhỏ xíu như hồi lên năm.

- Bài sau : Gọn gàng, sạch sẽ (T1).

- Nhận xét tiết học.

 

 

- HS trả lời.

 

 

 

 

- HS hát.

 

- HS thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi gợi ý.

 

 

 

 

- Đại diện các nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh vẽ SGK

- HS nghe GV kể.

 HS kể theo nhóm.

- Mỗi HS kể nội dung 1 tranh.

- Đây là bạn Mai, năm nay Mai 6 tuổi, vào lớp 1. Cả nhà vui vẻ chuẩn bị cho Mai đi học.

 

 

 

 

- Mẹ đưa Mai đến trường. Trường Mai thật đẹp. Cô giáo tươi cười đón em và các bạn vào lớp.

 

 

 

 

- Ở lớp, Mai được cô dạy bảo điều mới lạ. Rồi đây em sẽ biết đọc, biết viết, biết làm toán nữa. Em sẽ tự đọc truyện, đọc báo cho ông bà nghe, sẽ tự viết thư cho bố khi bố đi công tác xa...

 

 

- Mai có thêm nhiều bạn mới. Giờ ra chơi, em cùng các bạn chơi thật vui.

 

 

 

 

 

- Về nhà, Mai kể với bố mẹ về trường lớp mới, về cô giáo và các bạn. Cả nhà đều vui vì Mai là HS lớp 1 rồi.

 

 

 

 

- 1 HS kể lai toàn bộ nội dung chuyện.

 

- HS hát.

 

 

- Cả lớp thơ

 

 

 

 

Thứ năm ngày 29 tháng 8 năm 2013

Toán

Luyện tập

I. Mục tiêu : 

- Nhận biết số lượng 1, 2, 3.

- Đọc, viết, đếm các số 1,2,3

- Hs thực hiện bài tập: 1,2 SGK

* Hs giỏi: Thực hiện được  bài 3 SGK

II. Đồ dùng dạy học :

- Bảng phụ viết nội dung bài tập 2 trang 13.

- SGK, hộp đồ dùng học Toán.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ : (5’)

- GV yêu cầu HS đếm từ 1 đến 3 và ngược lại.

- Viết số : 1, 2, 3.

- GV nhận xét.

2. Bài mới(25’)

a. Giới thiệu bài : Tiết Toán hôm nay, các em sẽ học bài Luyện tập. Tiết học giúp các em củng cố về nhận biết số lượng, đọc, viết, đếm các số trong phạm vi 3.

- Ghi đầu bài lên bảng.

b. Luyện tập :

Bài 1 : GV cho HS nêu yêu cầu.

- Cho HS đếm và viết số vào ô trống.

- Gọi HS nêu kết quả.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2 : GV treo bảng phụ.

- Gọi HS nêu yêu cầu bài toán.

- Hướng dẫn học sinh làm bài.

- Kiểm tra kết quả, cho HS đọc.

 

 

Bài 3 : HS giỏi thực hiện

- HD nêu cách làm bài

 

- GV nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò(3’)

- Trò chơi : GV yêu cầu HS lấy các số 1, 2, 3 và xếp theo thứ tự GV yêu cầu.

- Nhận xét tiết học

 

 

- Cá nhân, cả lớp.

 

- 1 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.

 

- HS theo dõi.

 

 

 

 

 

 

Bài 1:

- Đếm và diền số.

 

- Có 2 hình vuông, viết số 2; có 3 hình tam giác, viết số 3...

Bài 2:

- HS quan sát.

- Điền số thích hợp vào ô trống.

- 3 HS lên bảng, cả lớp làm vào phiếu bài tập

- HS nhận xét bài làm của bạn.

Bài 3

- HS nói theo hình vẽ

- Có 2 hình vuông, viết số 2 vào ô trống, thêm vào 1 hình vuông viết số 1 vào ô trống. như vậy trong vòng tròn lớn có tất cả 3 hình vuông, viết số 3 vào ô trống.

- Điền số vào ô trống.

 

 

 

Học vần

Bài 7           :  ê , v                     

I .Mụctiêu :

            - Đọc và viết được : ê, v, bê, ve

            - Đọc được câu ứng dụng : bé vẽ bê

            - Luyện nói từ 2,3 câu theo chủ đề: Bế bé.

            * Hs khá giỏi hiểu được ngĩa một số từ ngữ.                   

II. Đồ dùng dạy học :

            - Tranh minh họa bài học.

            - Sách Tiếng Việt 1 Tập 1, Vở Tập viết, bảng con, hộp đồ dùng học Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1 . Kiểm tra bài cũ :  (7’)

- Gọi 3 HS đọc bài.

- Yêu cầu HS viết bảng : bé, bẽ

- Nhận xét.

2. Dạy bài mới :     (25’)

a Giới thiệu bài :

- Hôm nay, chúng ta học các chữ và âm mới : ê, v

b. Dạy chữ ghi âm :

+ Nhận diện chữ, phát âm, đánh vần:

 * Âm  ê :

- GV viết chữ ê in lên bảng .

- Hãy nêu nét cấu tạo ?

- GV viết chữ ê thường lên bảng phụ.

- Hãy nêu nét cấu tạo ?

- HD phát âm: Phát âm giống âm e, miệng mở hẹp: ê

- Y/C đính âm ê

- Có âm ê, các em ghép cho cô tiếng .

- Phân tích tiếng . GV viết bảng :

- HD đánh vần, đọc tiếng.

* Âm  v :

- Quy trình dạy tương tự như dạy chữ ê.

- Yêu cầu HS đọc cả 2 âm

+ Hd đọc tiếng ứng dụng:

- GV yêu cầu HS đọc trơn tiếng ứng dụng

bê  , bề , bế .

ve , vè , vẽ .

+ Hướng dẫn viết bảng con :

 

- Viết chữ ê : Chữ ê được viết giống chữ e và có thêm dấu mũ trên e. Chiều ngang dấu mũ không rộng hơn chiều ngang chữ e. Chân dấu mũ không chạm vào đường kẻ ngang đầu chữ e.

- Viết chữ : Đặt bút ở trên đường kẻ thứ hai viết chữ b, nối nét sang chữ ê.

- HD HS viết bảng con ê, bê , v , ve

                         Tiết 2

c . Luyện tập :

+ Luyện đọc : (10’)

- GV yêu cầu HS đọc lại trên bảng lớp.

- Đọc câu ứng dụng: GV treo tranh, giới thiệu câu : bé vẽ bê

- Tìm tiếng có âm vừa học ?

- Đọc cả bài.

+ Luyện viết : (10’)

- GV hướng dẫn cho HS viết vào vở tập viết. - GV theo dõi, hướng dẫn các em học yếu.

+ Luyện nói : (7’)

- GV treo tranh và gọi HS đọc tên bài luyện nói.

- Ai đang bế bé ?

- Em bé vui hay buồn ? Tại sao ?

- Mẹ thường làm gì khi bế em bé ? Em bé làm nũng với mẹ như thế nào ?

3. Củng cố - Dặn dò : (3’)

- Trò chơi : Thi tìm nhanh tiếng có âm vừa học.

- Nhận xét tiết học.

 

 

- 3 HS đọc bài.

- 1 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con.

 

 

 

- HS theo dõi.

 

 

 

 

 

- Giống chữ e và có thêm dấu mũ

 

 

- HS phát âm ( cá nhân, đồng thanh)

 

- HS chọn đính chữ ê

- HS ghép tiếng .

- HS nêu tiếng bê có âm b đứng trước,ê đứng sau.

- Cá nhân : bờ- ê- bê, ĐT : bê.

- HS đọc trơn:  ê , bê, bê.

 

- Hs đoc: v, ve,ve.

- HS đọc cả 2 âm ( Nhóm, cá nhân, cả lớp)

 

 

- Hs đọc tiếng ứng dụng ( cá nhân, cả lớp)

 

 

- HS quan sát cách viết

- HS viết bảng con.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài tiết 1( Cá nhân, cả lớp)

 

- HS nêu : vẽ, bê

- Hs đọc(  Cá nhân, cả lớp)

 

 

- HS viết vào vở Tập viết.

 

 

- HS đọc : bế bé

 

- Mẹ bế em bé vui.

- Em bé thích mẹ bế.

- HS yêu lặp lại câu nói.

- HS tham gia trò chơi: Ai nhanh hơn?

 

 

 

 

Thủ công

Xé dán hình chữ nhật

I. Mục tiêuGiúp HS :

- Nắm được cách vẽ, xé, dán hình chữ nhật.

- Xé dán được hình chữ nhật. Đường xé có thể chưa thẳng, bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng.

- Rèn HS có thao tác khéo, chính xác.

II. Đồ dùng dạy học :

- GV : Bài mẫu, giấy màu.

- HS : Giấy vở.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ : (5’)

- Nhận xét bài trước, kiểm tra đồ dùng.

2. Dạy bài mới : (25’)

a Giới thiệu bài : GV cho HS xem mẫu và giới thiệu bài.

- Ghi đầu bài.

b Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét :

- GV chỉ vật mẫu trên bảng :

+ Đây là các hình gì ?

+ Các hình đó có màu sắc như thế nào ?

+ Hãy tìm thêm các đồ vật có hình chữ nhật, hình tam giác ?

c. Hướng dẫn mẫu :

a. Xé hình chữ nhật :

- Vẽ vào mặt sau của giấy màu 1 hình chữ nhật (số ô tuỳ thích).

- Xé rời hình khỏi tờ giấy.

+ Dán hình :

- Xếp hình cho cân đối trước khi dán.

- Dán hình bằng một lớp hồ mỏng, đều.

d. Thực hành :

- Cho HS thực hành xé trên giấy vở.

- GV theo dõi, hướng dẫn cho các em.

3. Củng cố, dặn dò :

- Bài sau : Hoàn thành sản phẩm.

- Nhận xét tiết học.

 

 

- HS để đồ dùng lên bàn.

 

- HS quan sát mẫu.

 

 

 

- HS quan sát, nhận xét :

+ Là hình chữ nhật, hình tam giác.

+ Có màu cam, màu đỏ.

+ Khăn quàng, thước ê- ke, bảng con, ...

 

 

- HS quan sát GV thực  hành.

 

        

 

- HS thực  hành.

 

- Nhận xét

 

 

Thứ sáu ngày 30 tháng 8 năm 2013

Tập viết

Tô các nét cơ bản

 

I. Mục tiêuGiúp HS :

            - Tô được các nét cơ bản theo vở tập viết.

            * HS khs, giỏi có thể viết được các nét cơ bản.

II. Đồ dùng dạy học :

            - GV kẻ bảng, viết mẫu các nét cơ bản.

            - Vở Tập viết.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1 . Kiểm tra bài cũ : (7’)

- GV yêu cầu 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con.

- Nhận xét, ghi điểm.

2. Dạy bài mới (25’)

a . Giới thiệu bài :

- Hôm nay các em tập viết các nét cơ bản.

b. Hướng dẫn viết :

- GV treo bài mẫu cho HS xem.

- GV giới thiệu tên các nét :

+ Nét ngang :

+ Nét sổ thẳng :

+Nét xiên trái :  \

+ Nét xiên phải : /

+ Nét móc ngược :

+ Nét móc xuôi

+ Nét móc hai đầu

+ Nét cong hở phải :

+ Nét cong hở trái :

+ Nét cong kín : O

+ Nét khuyết trên

+ Nét khuyết dưới

- GV lần lượt giới thiệu và hướng dẫn quy trình viết từng nét.

- GV yêu cầu HS viết bảng con.

c . HS viết vở Tập viết :

- GV hướng dẫn cho HS viết vào vở tập viết. GV theo dõi, hướng dẫn các em học yếu.

3. Củng cố - Dặn dò : (3’)

- Chuẩn bị tiết sau

- Nhận xét tiết học

 

- HS viết : ê, v, bê, ve

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát.

- HS nhìn bảng và đọc tên các nét cơ bản.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS theo dõi.

 

- HS viết bảng con.

 

- HS viết vào vở tập viết.

 

Tập viết

 Tập tô   e, b, bé

I. Mục tiêuGiúp HS :

           - Tô và viết được các chữ e,b, bé, Viết các chữ theo quy trình viết liền mạch.

II. Đồ dùng dạy học :

            - Chữ mẫu : e, b, bé -  Vở Tập viết.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1 . Kiểm tra bài cũ :  (7’)

- Kiểm tra vở tập viết.

2. Dạy bài mới :   (25’)

a . Giới thiệu bài :

- các em tập viết các chữ : e, b, bé.

b. Hướng dẫn viết :

- GV treo bài mẫu cho HS xem.

- GV lần lượt giới thiệu và hướng dẫn quy trình viết từng chữ (vừa viết vừa hướng dẫn) :

+ Đây là chữ gì?

+ Chữ e gồm mấy nét ?

 

+ GV vừa viết vừa nêu quy trình viết.

- GV yêu cầu HS viết bảng con.

- Hướng dẫn viết b, bé tương tự như trên.

c . HS viết vở Tập viết :

- GV hướng dẫn cho HS viết vào vở tập viết. - GV theo dõi, hướng dẫn các em học yếu.

-  Chấm và nhận xét.

3. Củng cố - Dặn dò(3’)

- Chuẩn bị tiết sau

- Nhận xét tiết học

 

- 5 HS.

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và 1 em đọc cả bài viết.

- HS nhìn bảng nghe GV hướng dẫn viết.

+ ... chữ ghi âm e.

+ ... 1 nét thắt.

 

+ 1 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con.

 

 

- HS viết vào vở tập viết.

 

 

 

 

Toán

Các số 1, 2, 3, 4, 5

I. Mục tiêu

- Nhận biết được số lượng các nhóm đồ vật tự 1 đến 5

- Biết đọc, viết được các số từ 1 đến 5 và đọc theo thứ tự từ 1 đến 5 và ngược lại

- Biết thư tự của mỗi số trong dãy số 1,2,3,4,5.

-HS làm bài tập: Bài 1,2,3 SGK. Bài 4  dành cho học sinh khá giỏi

II. Đồ dùng dạy học :

- Các nhóm có 1, 2, 3, 4, 5 mẫu vật cùng loại.

- Các hình ở hộp đồ dùng học Toán.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ : (5’)

- GV nêu các nhóm có từ 1 đến 3 đồ vật

- GV giơ 1, 2, 3 que tính.

- GV nhận xét.

2. Bài mới :   (25’)

a. Giới thiệu từng số 4, 5 :

- GV yêu cầu HS điền số thích hợp vào ô vuông ở dòng đầu tiên.

- GV yêu cầu HS đọc.

Giới thiệu số 4 :

- GV yêu cầu HS quan sát tranh.

- GV chỉ vào từng tranh và hỏi : Có mấy bạn trai ?

- Gọi HS nhắc lại : Có 4 bạn trai.

- Có mấy cái kèn ?

- Gọi HS nhắc lại : Có 4 cái kèn.

- GV : Có 4 bạn trai, 4 cái kèn. Các nhóm này đều có số lượng là bốn. Ta dùng số 4 để chỉ số lượng của mỗi đồ vật trong nhóm đó.

Số 4 viết bằng chữ số 4.

- GV giới thiệu chữ số 4 in và chữ số 4 viết.

- Yêu cầu HS viết số vào bảng con.

Giới thiệu số 5 :

- Giới thiệu số 5 tương tự như giới thiệu số 4.

- GV hướng dẫn HS đếm từ 1 đến 5 rồi đếm ngược lại.

- Giúp HS biết số 4 liền sau số 3; số 5 liền sau số 4  trong dãy 1, 2, 3, 4, 5.

 b. Thực hành :

Bài 1 : GV hướng dẫn HS viết 1 dòng số 4, 1 dòng số 5.

Bài 2 : Yêu cầu HS đếm xem trong mỗi hình có bao nhiêu vật rồi điền số tương ứng vào ô trống.

- Gọi HS nêu kết quả.

Bài 3 : GV nêu yêu cầu : Viết số thích hợp vào chỗ trống.

- GV yêu cầu HS làm bài.

- Yêu cầu HS đọc số.

 

Bài 4 : học sinh giỏi lên bảng nối.

3. Củng cố, dặn dò :   (3’)

- Trò chơi : Ai nhanh, ai đúng ?

GV đưa các hình vẽ mỗi nhóm đồ vật có số lượng khác nhau, yêu cầu HS giơ số thích hợp.

- Bài sau : Luyện tập.

- Nhận xét, tuyên dương.

 

-  HS viết số tương ứng vào bảng con.

- HS quan sát và đọc số.

 

 

 

- 1 ngôi nhà, 2 ô tô, 3 con ngựa.

 

- Cá nhân, cả lớp.

 

- HS quan sát tranh.

- Có 4 bạn.

 

- HS nhắc lại.

- Có 4 cái kèn.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và đọc số.

- HS viết bảng con.

 

 

 

 

- Hs đếm: 1,2,3,4,5.

 

- HS đếm: 5,4,3,2,1.

 

Bài 1: HS viết số

 

Bài 2:

- 4 quả táo, 3 cây dừa, 5 ô tô, 2 cái áo, 1 quả bí, 4 chậu bông.

 

Bài 3:

- HS cần cần hiểu: liền sau số 2 là số 3, viết số 3 vào ô còn trống.

Tương tự thực hiện

- 4 HS làm bảng lớp, nhận xét

- Cá nhân.

 

- HS đếm mỗi nhóm có bao nhiêu vật rồi nối với số tương ứng.

 

 

 

Sinh hoạt lớp

 (Tuần 2)

I. Mục tiêu :

            - Tổng  kết hoạt động tuần 2, giúp học sinh biết ưu,  khuyết điểm để sửa chữa và phát huy .         - Triển khai kế hoạch tuần 3

            - Giúp học sinh có tính mạnh dạn, hoạt bát hơn, có ý thức vươn lên trong học tập.

II. Chuẩn bị :

            - Bản đánh giá trong tuần và kế hoạch tuần sau

            - Danh sách học sinh tiêu biểu trong tuần

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ổn định tổ chức

2. Đánh giá hoạt động trong tuần

a. Đánh giá hoạt động tuần 2 :

- Giáo viên tuyên dương khen ngợi , nhắc nhở một số em

b. Giáo viên nhận xét:

- Bước đầu biết thực hiện nội quy lớp học

- Nề nếp tương đối ổn định .

- Nhìn chung các em đã tiến bộ trong học tập .

- Vệ sinh trường , lớp sạch sẽ.

- Gv động viên các bạn cán sự lớp nhiệt tình trong công việc

4. Biểu dương các học sinh tiến bộ trong tuần vừa qua :

5. Phương hướng tuần tới:

-  Thực hiện chương trình tuần 3

-  Tiếp tục ổn định nề nếp .

- Thực hiện đúng nội quy lớp học

- Tập trung rèn đọc, viết : Phong, Bảo, yến, Ý, Phát, Bách

- Liên hệ với phụ huynh để có biện pháp giúp đỡ HS còn chậm

- Thường xuyên giữ gìn vệ sinh chung.

 

- Cả lớp hát tập thể

- Học sinh lắng nghe

* Tổ trưởng báo cáo kết quả của từng thành viên về các mặt: học tập, đạo đức, nề nếp, chuyên cần.

 

 

 

 

 

- Học sinh nêu những bạn học tốt , đi học chuyên cần

- Học sinh lắng nghe

 

- HS vỗ tay

 

- Học sinh lắng nghe

 

Thực hành Tiếng Việt

Tiết 3 ( trang 16 )

I . Mục tiêu:

- Học sinh viết đẹp chữ bê, ve, về

- Viết các chữ kiểu chữ thường, cỡ vừa theo vở Tập viết

- HS viết đúng đẹp rõ ràng

II. Đồ dùng dạy học:

- Vở thực hành Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Giới thiệu bài :

- các em tập viết các chữ : bê, ve, về

2. Hướng dẫn viết :

- GV treo bài mẫu cho HS xem.- GV lần lượt giới thiệu và hướng dẫn quy trình viết từng chữ (vừa viết vừa hướng dẫn) :

+ GV vừa viết vừa nêu quy trình viết.

- Hướng dẫn viết từng chữ

3 . HS viết vở:

- GV hướng dẫn cho HS viết vào vở tập viết.

- GV theo dõi, hướng dẫn các em học yếu.

-   Nhận xét.

 Củng cố - Dặn dò :

- Chuẩn bị tiết sau

- Nhận xét tiết học

- Lắng nghe

 

 

- HS quan sát và 1 em đọc cả bài viết.

- HS nhìn bảng nghe GV hướng dẫn viết.

 

+ 1 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con.

 

 

- HS viết vào vở tập viết.

bê, ve, về

 

      

 

TUẦN 3

 

 

                                               Thứ hai ngày 2 tháng 9 năm 2013

Học vần

Bài 8 : l - h

I.Mục tiêu:   Giúp HS :

            - Đọc  được : l, h, lê, hè, từ và câu ứng dụng.

            -Viết được:l,h ,lê,hè (viết được ½ số dồng quy định trong vở Tập viết 1, tập một)

            -Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề :le le

            - Viết đủ số dòng quy định trong vở tập viết.

II. Đồ dùng dạy học :

            - Tranh minh họa bài học.

            - Sách Tiếng Việt 1 Tập 1, Vở Tập viết, bảng con, hộp đồ dùng học Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1 . Kiểm tra bài cũ :  (7’)

- Gọi 3 HS đọc bài.

- Yêu cầu HS viết bảng : ê, v, bê, ve.

- Nhận xét,

2. Dạy bài mới :   ( 25’)

a . Giới thiệu bài :

- Hôm nay, chúng ta học các chữ và âm mới : l, h.

b. Dạy chữ ghi âm :

âm l:

+ Nhận diện chữ,phát âm:

 - GV viết chữ l in lên bảng .

- HD nhận diện chữ l

- GV hướng dẫn  phát âm: Lưỡi cong lên chạm lợi, hơi đi ra phía bên rìa lưỡi, xát nhẹ: lờ

- Yêu cầu chọn âm l đính bảng

+Đánh vần tiếng:

- GV: Có âm l, ghép  tiếng làm thế nào?

 - Phân tích tiếng .

- GV hướng dẫn đánh vần tiếng, ghép tiếng

 

- HD đọc trơn

âm h :

+Nhận diện chữ, phát âm:

- So sánh l với h:

* Giống: Nét khuyết trên

* Khác: h có nét móc hai đầu, l có nét móc ngược.

- HD phát âm: âm h hơi ra từ họng, xát nhẹ: hờ

- Yêu cầu chọn âm h đính bảng

+.Đánh vần tiếng:

-Gv: Có âm h, ghép tiếng hè làm thế nào?

- Phân tích tiếng hè

- Gv h/ dẫn đánh vần tiếng

- HD đọc trơn

- HD đọc cả 2 âm vừa học

+Luyện đọc tiếng ứng dụng:

lê – lề - lễ

he – hè – hẹ

 

+ Hướng dẫn viết bảng con :

 

- Viết chữ l :Hướng dẫn độ cao,cách đặt bút

- Viết chữ: Nối nét l sang ê.

- Hướng dẫn HS viết bảng con l, lê .

- Hướng dẫn viết chữ h, hè theo quy trình trên.

- GV uốn nắn tư thế ngồi viết cho HS

                   * GIẢI LAO

                         Tiết 2

c . Luyện tập :

+ Luyện đọc : (10’)

- GV yêu cầu HS đọc lại trên bảng lớp.

-  giới thiệu câu : ve ve ve, hè về.

- Tìm tiếng có âm vừa học ?

- HD luyện đọc : tiếng, từ, cụm từ, vế câu, câu.

+ Luyện viết : (10’)

-GV hướng dẫn,cho HS viết vào vở

+ Luyện nói : (7’)

- GV hướng dẫn quan sát tranh, giới thiệu chủ đề: le le

- Trong tranh em thấy gì ?

-Hai con vật đang bơi giống con gì ?

- Trong tranh là con gì?Con le le hình dáng giống vịt trời nhưng nhỏ hơn, sống ở vùng nước.

* Gv nói mẫu: Con le le sống ở vùng nước. Tối đến le le trú ở trên cây, sống thành đàn.

3. Củng cố dặn dò : (3’)

* Hd trò chơi củng cố: Ai nhanh hơn?

- Nhận xét chung tiết học .

 

 

- 3 HS đọc bài.

- 1 HS lên bảng, lớp viết bc.

 

 

 

 

- HS đọc đề bài: l , h

 

 

- HS nhận diện chữ l 

- Hs phát âm: lờ ( CN + ĐT)

 

- HS chọn âm l đính bảng

 

 

 

- HS nêu: Có âm l thêm âm ê được tiếng lê.

 

- HS nêu: Tiếng lê có âm l đứng trước,ê đứng sau.

- Đánh vần: lờ- ê- lê,

- Ghép tiếng: lê

- Hs đọc: l – lê – lê ( Nối tiếp cá nhân, cả lớp)

 - HS nhận diện chữ h

- So sánh l/h

- Hs phát âm: hờ ( cá nhân, cả lớp)

 

- Chọn âm h đính bảng

 

- Hs nêu: Có âm h thêm âm e, dấu huyền trên e được tiếng hè.

- Tiếng hè có âm h trước, âm e sau dấu huyền trên e

- HS đánh vần: h – e – he huyền hè,

 - Hs đọc trơn: h – hè – hè( nối tiếp cá nhân , cả lớp)

- Hs đọc tiếng ứng dụng

* HS K- G: đọc trơn

* HS TB- Y: đánh vần

 

- HS quan sát cách viết

- HS viết bảng con

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài tiết 1( cá nhân, nhóm, lớp)

- HS đọc thầm

- HS tìm tiếng có âm vừa học: hè

- Hs luyện đọc cả câu

( cá nhân, dãy bàn , cả lớp)

 

- HS viết bài vào vở tập viết

* HS khá, giỏi viết đủ số dòng.

 

- Hs nêu chủ đề luyện nói

- HS đọc : le le

- HS trả lời : vịt, ngan

-HS: con le le

- Con le le sống ở vùng nước.

 

- Hs nghe nói mẫu

 

 

Toán

Luyện tập

I. Mục tiêu : Giúp HS củng cố về :

- Nhận biết  các số trong phạm vi 5.

- Biết đọc, viết, đếm các số trong phạm vi 5.

- HS thực hiện bài tập 1,2,3 SGK. HS giỏi viết vào vở luyện viết 1 dòng 1,2,3,4,5

II. Đồ dùng dạy học :

- Bảng phụ viết nội dung bài tập 3.- Các hình ở hộp đồ dùng học Toán.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ : (5’)

- Gọi  HS đếm từ 1 đến 5, từ 5 về 1

- Viết : 1, 2, 3, 4, 5

- Nhận xét

2. Bài mới(25’)

a. Giới thiệu bài : Tiết Toán hôm nay các em học bài Luyện tập trang 16.

b. Thực hành :

Bài 1 : GV hướng dẫn HS đếm số đồ vật ở mỗi hình rồi điền số vào ô trống.

- Gọi HS nêu kết quả.

- GV nhận xét.

Bài 2 : Yêu cầu HS đếm số đoạn thẳng ở mỗi hình rồi điền số vào ô trống.

- Gọi HS nêu kết quả.GV nhận xét.

Bài 3 : Số?

- Yêu cầu HS làm bài bảng lớp

- GV gợi ý: Số liền sau số 2 là số mấy?

- Số liền sau số 4 là số mấy?

- Số liền trước số 3 là số mấy?

Số liền trước số 5 là số mấy?

 

 

 

Bài 4 :Gọi HS nêu yêu cầu.

- Yêu cầu HS giỏi viếtt 1 dòng các số 1, 2, 3, 4, 5 vào vở luyện viết

3. Củng cố, dặn dò : (3’)

- Bé hơn,dấu <

- Nhận xét chung tiết học .

 

 

- 2 HS đếm theo yêu cầu của GV.

- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.

 

 

 

 

 

 Bài 1:

- HS đếm làm bài vào phiếu bài tập

- Hs đọc kết quả

 

 Bài 2:

-  HS đếm và nêu số phải điền vào ô trống.

 

Bài 3:

- Hs nhớ lại số liền trước, số liền sau của dãy số từ 1 đến 5

1

2

3

4

5

 

1

2

3

4

5

 

5

4

3

2

1

5

4

3

2

1

 Bài 4: Hs viết các số 1 đến 5

 

 

Thực hành toán

Tiết 1 ( trang 24 )

I Mục tiêu:

- Học sinh biết nhìn tranh điền dấu thích hợp.

- Biết  điền dấu thích hợp vào ô trống

II. Đồ dùng dạy học :

- Vở thực hành toán, bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

 Thực hành :

1. Viết vào chỗ chấm ( theo mẫu )

- GV hướng dẫn và cho HS viết lần lượt vào vở.

 

- GV theo dõi sửa sai

2. Viết ( theo mẫu )

- GV hướng dẫn và cho HS viết lần lượt vào vở.

 

 

 

 

- GV theo dõi sửa sai.

3. Viết dấu < vào chỗ chấm :

 GV yêu cầu HS làm vở

 

 

-GV theo dõi chữa bài.

4. Đố vui :

Nối         với số thích hợp :

 

 

 

 

 

- GV nhận xét.

 Củng cố dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

 

 

 

- HS làm vào vở.

3 < 4

3 < 5

2 < 5

 

 

- HS làm vở

           
 

 
   

 
   

 
 
 

 


2            3          3          4              4          5

       
 

 
   

 
 

 


 

1            3           3          5             2           5

 

 

- HS làm vở

1 < 2

1 < 3

1 < 4

2 < 3

2 < 4

1 < 5

 

 

 

-  HS làm vào vở, một số HS lên bảng.

  2 <                                    4<

       
   
     

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thực hành Tiếng việt

Tiết 1( trang 19 )

 
 

l, h, o

 

 

 

 

 

I . Mục tiêu:

- Học sinh tìm tiếng có âm l, h, o.

- Viết những tiếng  còn thiếu dưới tranh.

- Nhận xét tranh Ai làm gì ?.

- Viết các tiếng lê, hè, võ.

II. Đồ dùng dạy học:

- Vở thực hành Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Tìm tiếng có âm l, h, o. Viết tiếng còn thiếu vào dưới tranh :

* GV yêu cầu HS tìm tiêng có âm l, h, o.

 

 

- GV nhận xét

* Viết tiếng còn thiếu vào dưới tranh

 

- GV nhận xét sửa sai

2 . Ai làm gì ?

- GV yêu cầu nhận xét tranh

 

 

 

 

 

- GV nhận xét sửa sai

3. Viết:

- GV yêu cầu HS đọc  các tiếng cần viết.

- GV hướng dẫn

- GV theo dõi sửa sai

Củng cố dặn dò:

- Dặn dò và nhận xét tiết học.-

 

- HS tìm và nêu miệng

+ Âm l : lọ, lele

+ Âm h : hề

+ Âm v : vò

- Cả lớp nhận xét.

- HS nhìn tranh nhận xét

- Viết tiếng còn thiếu vào dưới tranh.

+ bò, lê

- Vài HS đọc các tiếng vừa tìm

- HS trả lời

+ Tranh 1 : bê

+ Tranh 2 : bế

+ Tranh 3 : vo

+ Tranh 4 : võ

+ Tranh 5 : ho

+ Tranh 6 : hò

- HS đọc lại các tiếng trên

 

- HS viết vào vở

      lê, hè, võ

 

 

 

 

 

Thứ ba ngày 3 tháng 9 năm 2013

Học vần

Bài 9  :  o-c

I.Mục tiêu:   Giúp HS :

            - Đọc  được : o, c, bò, cỏ; từ và câu ứng dụng.

            - Viết được :o, c, bò, cỏ..

          - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề  : vó bè.

II. Đồ dùng dạy học :

            - Tranh minh họa bài học.

            - Sách Tiếng Việt 1 Tập 1, Vở Tập viết, bảng con

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1 . Kiểm tra bài cũ :  (7’)

- Gọi 3 HS đọc bài.

- Yêu cầu HS viết bảng : l, h, lê, hè.

- Nhận xét

2. Dạy bài mới :         (25’)

a . Giới thiệu bài :

- Hôm nay, chúng ta học các chữ và âm mới : o, c.

b. Dạy chữ ghi âm :

+ Nhận diện chữ, phát âm:

  Âm  o :

- GV viết chữ o in lên bảng .

- Hãy nêu nét cấu tạo ?

- GV hướng dẫn phát âm :Miệng mở rộng môi tròn: o

- Chọn âm o đính vào bảng

 .HD đánh vần tiếng:

- Gv hỏi: Có âm o, các em ghép cho cô tiếng .

- Phân tích tiếng .

 

- HD đánh vần tiếng

- Đọc trơn

* Chữ c :

+. Quy trình dạy tương tự như dạy chữ o.

+ So sánh hai âm vừa học :o với c :

 

 

+. Luyện đọc tiếng ứng dụng:

bo – bò – bó

co – cò – cọ

 

 

+ Hướng dẫn viết bảng con :

 

-Viết chữ o : Độ cao 2 li

-Viết chữ :Nối nét b sang o dấu huyền trên o

                         Tiết 2

c . Luyện tập :

+. Luyện đọc :

- GV yêu cầu HS đọc bài ở bảng lớp.

- Đọc câu ứng dụng: GV treo tranh, giới thiệu câu : bò bê có bó cỏ.

- Tìm tiếng có âm vừa học ?

- Cho HS luyện đọc : tiếng, từ, cụm từ, vế câu, câu.

- Đọc cả bài.

+. Luyện viết :

- GV hướng dẫn cho HS viết vào vở.

c. Luyện nói :

- GV treo tranh  gọi HS đọc chủ đề.

- Trong tranh em thấy những gì ?

- Vó bè dùng làm gì ?

- Vó bè thường đặt ở đâu ? Quê em có vó bè không ?

- Ngoài vó bè ra em  nào biết người ta còn sử dụng phương tiện nào khác để đánh bắt cá?(dành cho HS khá, giỏi)

3. Củng cố dặn dò : (3’)

- Trò chơi : Tìm bạn thân.

- Yêu cầu: Hs tìm bạn cầm bìa có âm tiếng chứa âm vừa học để kết bạn thân

- GV nhận xét chung tiết học .

 

- 3 HS đọc bài.

- 1 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con.

 

 

 

- HS đọc đề bài

 

 

 

- Gồm 1 nét cong kín.

 

 

- Hs phát âm ( cá nhân, cả lớp)

- HS chọn o đính vào bảng

 

 

- Hs nêu: Có âm o thêm âm b và dấu huyền được tiếng bò

- HS nêu tiếng bò có b đứng trước, o đứng sau dấu huyền trên o

- HS đánh vần: b – o – bo huyền bò

-  ĐT  bò.

- Đọc trơn: b – bò – bò

 

 

- Hs so sánh o với c

-Giống : đều có nét cong     

-Khác : o có nét cong kín, c có nét cong hở phải.  

- Hs đọc tiếng ứng dụng

* HS: G,k đọc trơn

* HS TB – Y đoc đánh vần.

- Hs viết bảng con: o ,c , bò , cỏ

 

 

 

 

 

 

 

- Hs đọc bài tiết 1( nối tiếp cá nhân, cả lớp)

 

- Hs đọc thầm tìm tiếng có âm vừa học: bò, bê, có, cỏ.

- Luyện đọc cả câu.

 

 

 

 

- HS viết vào vở Tập viết.

- HS đọc : vó bè

- Thấy vó bè.

- Dùng để kéo cá.

- Vó bè dùng để kéo cá.

 

- Người ta còn dùng thuyền để đánh bắt cá, dùng đèn chiếu.

 

 

- Hs tham gia trò chơi

* Mục đích: Củng cố bài học, phát triển năng lực cá nhân.

 

Toán

Bé hơn, dấu <

I. Mục tiêu : Giúp HS :

- Bước đầu biết so sánh số lượng và sử dụng từ “bé hơn”, dấu < khi so sánh các số.

- Hs thực hiện bài tập 1,2,3,4 SGK. Bài 5 dành cho học sinh giỏi .

II. Đồ dùng dạy học :

- Các nhóm đồ vật có số lượng từ 1 đến 5.

-Bộ đồ dùng học toán

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ :  (5’)

- Cho HS viết các số : 1, 2, 3, 4, 5.

- GV nhận xét,

2. Bài mới :   (25’)

a. Giới thiệu bài: Bé hơn. Dấu <.

b. Nhận biết quan hệ bé hơn :

- Tranh 1 : Bên trái có mấy ô tô ? Bên phải có mấy ô tô ? 1 ô tô ít hơn 2 ô tô không ?

- Yêu cầu HS nhắc lại : Một ô tô ít hơn hai ô tô.

- Hỏi tương tự rồi gọi HS nhắc lại : Một hình vuông ít hơn 2 hình vuông.

GV : Một ô tô ít hơn 2 ô tô, 1 hình vuông ít hơn 2 hình vuông

+Ta nói : Một bé hơn hai

+ Viết như sau : 1 < 2

+ Dấu < đọc là “bé hơn”

- Tranh 2 : Tiến hành t/tự như trên.

+ Hai bé hơn ba

+ Viết như sau:  2 < 3

c. Luyện tập :

Bài 1 : Gọi HS nêu yêu cầu.

- Cho HS viết 1 dòng dấu < vào SGK.

Bài 2 : GV gọi HS nêu yêu cầu.

- Hướng dẫn bài mẫu.

- Yêu cầu HS làm bài  nêu kết quả.

Bài3: Y/C HS làm T/tự như bài 2.

Bài 4 : Gọi HS nêu yêu cầu.

- Gọi HS nối tiếp nhau lên bảng điền dấu < vào ô trống.

- Chữa bài

 

Bài 5 : học sinh giỏi lên bảng nối

3. Củng cố, dặn dò: (3’)

* HD trò chơi: Ai nhanh Hơn?

- Nhận xét tiết học

 

- 1 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con.

 

 

- Cả lớp mở SGK trang 17.

 

- HS quan sát tranh 1và trả lời.

 

 

- Cá nhân, ĐT.

 

- Cá nhân, ĐT.

 

 

 

-      1 <  2

- HS đọc : một bé hơn hai ( cá nhân, cả lớp)

 

-      2 < 3

-  Hs đọc: Hai bé hơn ba ( cá nhân, cả lớp)

 

Bài 1:

- HS viết 1 dòng dấu < vào vở

Bài 2:

- HS nói và viết kết quả

- HS làm bài : 2 < 4; 4 < 5

Bài 3: Tương tự bài 2

Bài 4: Viết dấu < vào ô trống

- HS làm bài vào vở

- Đọc kết quả

   1 < 2          2 < 3            3 < 4

   4 < 5          2 < 4            3 < 5     

 

 

- HS tham gia trò chơi

* Mục đích: Củng cố bài học, Rèn kỹ năng

 

 

Tự nhiên và xã hội

Nhận biết các vật xung quanh

I. Mục tiêu :  Giúp HS biết :

- Hiểu được : tai, mắt, mũi, lưỡi, tay là các bộ phận giúp chúng ta nhận biết được các vật xung quanh.

* HS K, G: Nêu được ví dụ về những khó khăn trong cuộc sống của người có một giác quan bị hỏng.

II. Đồ dùng dạy học :

- Các tranh minh họa bài học trong SGK.

- Một số đồ vật để học sinh quan sát và nhận xét.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ : (5’)

- Em cần làm gì để cơ thể chúng ta chóng lớn ?

- GV nhận xét.

2. Bài mới : (25’)

a. Giới thiệu bài :

- Cho lớp chơi trò chơi để nhận biết các vật xung quanh.

b. Các hoạt động :

Hoạt động 1 : Làm việc với SGK.

- GV hướng dẫn HS quan sát từng hình ở trang 8 theo gợi ý :

+ Quan sát hình dáng, màu sắc, sự nóng lạnh, trơn nhẵn hay sần sùi, ... của các vật.

- GV mời 1 số HS lên bảng chỉ và nói về từng vật

Hoạt động 2 : Thảo luận

- GV hướng dẫn HS đặt câu hỏi để thảo luận

+ Nhờ đâu bạn biết được màu sắc của các vật ?

+ ...

- GV tổ chức HS hỏi và trả lời theo hình thức truyền điện.

- GV nêu câu hỏi :

+ Điều gì xảy ra nếu mắt chúng ta bị hỏng ?

+ Điều gì xảy ra nếu tai bị điếc ?

Hoạt động 3: Bạn nhìn nghe, ngửi, nếm , sờ các vật xụng quanh bằng gì?

- Yêu cầu mỗi nhóm quan sát , trả lời

- Nhận xét

3. Củng cố, dặn dò: (3’)

* HD trò chơi: Nhận biết các vật xung quanh:

- Yêu cầu: HS Nhận biết và nêu kết quả.

 

 

-HStrả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-HS quan sát và nêu: con mèo lông mềm,mịn….

 

 

 

-Nhờ có mắt…

-Nhờ có tai ta nghe được tiếng động,hát…

 

 

 

-HStrả lời

 

 

 

 

- Hs thảo luận nhóm, trả lời

 

 

 

 

- HS tham gia trò chơi: Nhận biết

 

 

Thực hành Toán

Tiết 2 ( trang 25)

I Mục tiêu:

- Học sinh biết nhìn tranh điền dấu thích hợp. - Biết  điền dấu thích hợp vào ô trống

II. Đồ dùng dạy học :

- Vở thực hành toán, bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Viết vào chỗ chấm ( theo mẫu )

- GV hướng dẫn và cho HS viết lần lượt vào vở.

 

 

 

- GV theo dõi sửa sai

2. Viết ( theo mẫu )

- GV hướng dẫn và cho HS viết lần lượt vào vở.

 

 

 

- GV theo dõi sửa sai.

3. Viết dấu > vào chỗ chấm :

 GV yêu cầu HS làm vở

-GV theo dõi chữa bài.

<

> 

 

4.           ?

 

 

 

-GV theo dõi chữa bài.

5. Đố vui :

Nối         với số thích hợp :

 

 

 

-GV theo dõi chữa bài.

Củng cố dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

 

 

- HS làm vào vở.

                               
   
     
           
                 
             
 
 
 

 

 

 

 


5 > 3              3 < 4         4 > 2         3 > 2       2 < 4

- HS yếu lên bảng, lớp làm vở

           
   

 
     

 
 

 
 
 

 


5            3          4          3              3          2

       
 

 
   

 
 

 


 

5            4           3          1             5           2

 

- HS yếu lên bảng, lớp làm vở

2 > 1

4 > 1

4 >2

5 > 2

5 > 3

5 > 1

- HS yếu lên bảng, lớp làm vở

 

 

 

 

 

1            3          4          2              5         3

       
 

 
   

 
 

 


 

4          3             2          4              1          5

 

 - HS làm vào vở, một số HS lên bảng.

 

 5 >                                    3 >

 
   

 

 

 

 

 

 

Thực hành Tiếng việt

Tiết 2( trang 20 )

 
 

ô, ơ, c

 

 

 

 

I . Mục tiêu:

- Học sinh tìm tiếng có âm ô, ơ, c trong các tranh.

- Nối câu thích hợp ứng với mỗi hình.  Viết các tiếng cô, bé vẽ cờ.

II. Đồ dùng dạy học:

- Vở thực hành Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Khởi động:

- Giới thiệu

1. Tiếng nào có âm ô? Tiếng nào có âm ơ? Tiếng nào có âm c ?

- GV yêu cầu HS tìm tiếng có âm ô, ơ, c .

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét

- yêu cầu HS đọc các tiếng vừa tìm

- GV nhận xét sửa sai

2 . Nối chữ với hình

- GV yêu cầu nhận xét tranh

 

 

- GV nhận xét sửa sai

3. Viết:

- GV yêu cầu HS đọc  các tiếng cần viết.

- GV hướng dẫn

                    - GV theo dõi sửa sai

Củng cố dặn dò:

- Dặn dò và nhận xét tiết học

 

 

- Lắng nghe

 

 

 - HS tìm và nêu miệng

- HS trả lời

+ Tranh 1 : cô có âm ô

+ Tranh 2 : cờ có âm ơ

+ Tranh 3 : cò có âm o

+ Tranh 4 : cỏ có âm o

+ Tranh 5 : cọ có âm o

+ Tranh 6 : cỗ có âm ô

- Vài HS đọc các tiếng

 

- HS trả lời và nối vào vở

+ Tranh 1 : bò có bê

+ Tranh 2 : cò có cỏ bé

+ Tranh 3 : bố có bé

- Vài HS đọc

- HS viết vào vở

                              bé vẽ cờ

 

 

           

 

Luyện Tiếng Việt

l-h o-c

I.Mục tiêu:   HS :

            - Đọc  được :l, h, o, c,; từ và câu ứng dụng.

            - Viết được :bê, ve, lề, hẹ

II. Đồ dùng dạy học :

            - Tranh minh họa bài học.

            - Vở luyện viết, bảng con

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

 Luyện tập

 Giới thiệu bài :

- Hôm nay, chúng ta học lại các chữ và âm đã học

+ Luyện đọc :

- GV yêu cầu HS đọc bài ở bảng lớp.

- Đọc các tiếng :lề,lè,hề,cỏ,lọ,cò

- Tìm tiếng có âm vừa học ?

- Cho HS luyện đọc - Đọc cả bài.

+ Luyện viết :

- GV hướng dẫn cho HS viết

 

 

+ Trò chơi : nhìn tranh điền chữ

        ê hay v, l hay h

- GV đính tranh lên bảng , HS nối tiếp lên điền tiếp âm còn thiếu

- GV sửa sai

 Củng cố dặn dò :

- GV nhận xét chung tiết học .

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hs phát âm cá nhân, cả lớp

 

 - HS viết vào bảng con lần lượt

- HS viết vào vở

                    bê , ve, lê, hẹ

- HS nối tiếp lên điền

- HS khá giỏi đọc các tiếng vừa điền

 

 

Thứ tư ngày 4 tháng 9 năm 2013

Học vần

Bài 10 :  ô - ơ

I.Mục tiêu:   Giúp HS :

            - Đọc  được : ô, ơ, cô,cờ, từ và câu ứng dụng.

            -Viết được ô, ơ, cô, cờ.

          - Luyện nói 2-3 câu  theo chủ đề : bờ hồ.

          * GDBVMT : Khai thác các nội dung giáo dục qua các câu hỏi gợi ý : cảnh bờ hồ có những gì ? cảnh đó có đẹp không ? các bạn nhỏ đang đi trên con đường có sạch sẽ không ? nếu đi trên con đường như vậy em cảm thấy thế nào ? ( khai thác gián tiếp nội dung bài )

  * HS khá, giỏi bước đầu nhận biết nghĩa một số từ thông thường qua tranh minh họa SGK

II. Đồ dùng dạy học :

            - Tranh minh họa bài học.

            - Sách Tiếng Việt 1 Tập 1, Vở Tập viết, bảng con, hộp đồ dùng học Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1 . Kiểm tra bài cũ :  (5’)

- Gọi 3 HS đọc bài.

- Yêu cầu HS viết bảng : o, c, bò, cỏ

- Nhận xét,

2. Dạy bài mới :       (25’)

a Giới thiệu bài : ô,ơ

b.Dạy chữ ghi âm :

+ Nhận diện chữ, phát âm:

 * Chữ ô :

- GV viết chữ ô in lên bảng .

- Hãy nêu nét cấu tạo ?

- GV hướng dẫn phát âm: Miệng mở hơi hẹp hơn o, tròn môi: Ô

- Yêu cầu chọn âm ô đính bảng

-. HD đánh vần tiếng:

- GV hỏi: Có âm ô muốn có tiếng cô làm thế nào?

- Phân tích tiếng .

- GV viết bảng : .

- HD đánh vần tiếng.

- HD đọc trơn

* Chữ ơ :

- Quy trình dạy tương tự như dạy ô

- Yêu cầu HS đọc cả bài.

+ So sánh hai âm vừa học : ô với ơ

 

 

+ Luyện đọc tiếng ứng dụng:

hô – hồ - hổ

bơ – bờ - bở

+ Hướng dẫn viết bảng con:

 

- Viết chữ ô:Độ cao 2 li

- Viết chữ: Viết c nối sang ô.

- HD  viết bảng con c, cô.

- Hướng dẫn viết chữ ơ, cờ theo quy trình trên.

                         Tiết 2

c . Luyện tập :

+ Luyện đọc : (10’)

- GV yêu cầu HS đọc lại trên bảng .

- Đọc câu ứng dụng: GV treo tranh, giới thiệu câu : bé có vở vẽ.

- Tìm tiếng có âm vừa học ?

- Cho HS luyện đọc : tiếng, từ, cụm từ, vế câu, câu.

- Đọc cả bài.

+ Luyện viết : (10’)

- GV hướng dẫn cho HS viết vào vở tập viết. - GV theo dõi, hướng dẫn các em học yếu.

+ Luyện nói : (7’)

- GV treo tranh và gọi HS đọc tên bài luyện nói.

- Tranh vẽ cảnh gì ?

- Cảnh bờ hồ có những gì ?

- Cảnh đó có đẹp không ?

- Các bạn nhỏ đi trên con đường có sạch sẽ không ?

- Nếu được đi trên con đường như vậy em cảm thấy thế nào ?

- Em làm gì để góp phần làm cảnh bờ hồ luôn sạch đẹp ?(Dành cho HS khá giỏi)

3. Củng cố dặn dò : (3’)

-Dặn học sinh ôn bài đã học

- Nhận xét tiết học

 

- 3 HS đọc bài.

- 1 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con.

 

 

 

- Hs đọc đề bài

 

 

 

- Gồm chữ o và dấu mũ.

 

- HS phát âm ( cá nhân, cả lớp)

- HS chọn ô đính bảng

 

- HS nêu: Có âm ô thêm âm c được tiếng cô

- Tiếng cô có âm c trước, âm ô sau.

- HS ghép tiếng .

- HS đánh vần: c – ô – cô

- ĐT : cô

- HS đọc trơn: c – cô – cô

 

 

 

- So sánh ô/ơ

- Giống : đều có chữ o

 -Khác : ô có mũ, ơ có râu.

 

- HS luyện đọc tiếng ứng dụng ( Nối tiếp, cá nhân, cả lớp)

- HS nghe GV hướng dẫn cách viết.

 

 

- HS viết bảng con

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài tiết 1

 

- HS đọc thầm tìm tiếng có âm mới học: vở

- HS luyện đọc cả câu.

 

 

 

- HS viết vào vở Tập viết.

- HS k,G: viết đủ số dòng

 

 

 

- HS đọc : bờ hồ

- Cảnh bờ hồ.

- Cảnh bờ hồ rất đẹp.

 

- Các bạn đi trên bờ hồ sạch sẽ.

 

- Em rất thích cảnh bờ hồ.

 

- Để bờ hồ sạch đẹp em không bỏ rác bẩn xuống nước.

 

 

Đạo đức

Bài 2  :     Gọn gàng sạch sẽ ( tiết 1)

I. Mục tiêu: Giúp HS :

- Nêu được 1số biểu hiện cụ thể về ăn mặc gọn gàng sạch sẽ.

-Biết lợi ích của ăn mặc gọn gàng sạch sẽ.

* GDKNS: Biết phân biệt giữa ăn mặc gọn gàng sạch sẽ và chưa gọn gàng sạch sẽ,.

II. Đồ dùng dạy học :

- Lượt chải đầu, một vài bộ quần áo trẻ em sạch sẽ.

- Vở Bài tập Đạo đức 1.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ : (5’)

- GV kiểm tra 2 HS.

+ Em có thấy vui khi mình là HS lớp 1 không ?

+ Em sẽ làm gì để xứng đáng là HS lớp Một

- GV nhận xét.

2. Dạy bài mới : (25’)

a. Giới thiệu bài: Ăn mặc gọn gàng sạch sẽ

b.Tìm hiểu bài:

 Hoạt động 1 : HS thảo luận

- GV yêu cầu HS nêu tên bạn có đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ.

- GV khen những em có nhận xét chính xác.

 Hoạt động 2 : Bài tập 1

         

 

        

- GV giải thích yêu cầu bài 1 : Em tìm xem bạn nào có đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ và chỉ ra những bạn còn lại đã ăn mặc, để tóc như thế nào mà em cho là không gọn gàng, sạch sẽ ?

- GV nhận xét.

Hoạt động 3 : Bài tập 2.

- GV yêu cầu HS chọn một bộ quần áo đi học  cho bạn nam và một bộ cho bạn nữ. Sau đó nối bộ quần áo đã chọn với bạn nam hoặc bạn nữ.

- GV : bạn nam có thể mặc bộ áo số 6, quần số 8; bạn nữ mặc váy số 1, áo số 2.

- GV cho HS xem một số quần áo như đã chuẩn bị.

* Kết luận : Quần áo đi học cần phẳng phiu, lành lặn, sạch sẽ, gọn gàng. Không mặc quần áo bẩn, hôi, xộc xệch.

- GV liên hệ thực tế

c. Hoạt động 4

- Trò chơi : Ai nhanh ai đúng ?

 Cần ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.

 Đi học mặc quần ống cao ống thấp.

 Không cài cúc áo.

 Chải tóc trước khi đi học

- Nhận xét tiết học.

- Bài sau :

3. Củng cố dặn dò : (3’)

- Hd trò chơi củng cố: Ai nhanh hơn?

 

 

 

 

- Nhận xét chung tiết học .

 

 

 

- 1 HS trả lời.

 

- 1 HS trả lời.

 

 

 

- Hs đọc lại đề bài học

- HS thảo luận :

+ HS nêu tên và mời các bạn đó lên trước lớp.

+ HS nhận xét về quần áo, đầu tóc của các bạn ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm đôi : Các em quan sát tranh và thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến. cả lớp theo dõi, nhận xét.

 

 

 

- HS nhìn sách và chọn.

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

- HS hiểu được gọn gàng, sạch sẽ cũng góp phần bảo vệ môi trường.

 

 

 

 

 

 

 

 

* HS tham gia trò chơi

- HS dùng hoa xanh, hoa đỏ.

+Hoa đỏ: Tán thành

+Hoa xanh: Không tán thành

- Tuyên dương

 

Thứ năm ngày 5 tháng 9 năm 2013

Toán

Dấu lớn hơn. Dấu >

I. Mục tiêu: :

- Bước đầu biết so sánh số lượng và sử dụng từ “lớn hơn”, dấu > khi so sánh các số.

- HS làm bài tập 1,2,3,4 SGK. Bài 5 dành cho học sinh giỏi.

II. Đồ dùng dạy học :

- Các nhóm đồ vật có số lượng từ 1 đến 5.

- Các dấu : <

- Các số từ 1 đến 5.

- Bảng phụ viết nội dung bài 4, 5.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ : (5’)

- Gọi 2 HS lên bảng :

           
           

 


1              2;     3              5;     2           4 

- GV nhận xét

2. Bài mới(25’)

a Giới thiệu bài : Hôm nay, học bài : Lớn hơn. Dấu >.

- Ghi đầu bài lên bảng.

b. Nhận biết quan hệ bé hơn :

- Tranh 1 : Bên trái có mấy con bướm ? Bên phải có mấy con bướm ? 2 con bướm nhiều hơn 1 con bướm không ?

- Yêu cầu HS nhắc lại : Hai con bướm nhiều hơn một con bướm.

- Hỏi tương tự rồi gọi HS nhắc lại : Hai chấm tròn nhiều hơn một chấm tròn.

- GV : Hai con bướm nhiều hơn 1 con bướm, 2 chấm tròn nhiều hơn 1 chấm tròn.

+ Ta nói : hai lớn hơn một

+ Viết như sau : 2 > 1

+  Dấu > đọc là “lớn hơn”

- Tranh 2 : Tiến hành tương tự như trên.

  + Viết 3 > 2

c. Luyện tập :

Bài 1 : Gọi HS nêu yêu cầu.

- Cho HS viết 1 dòng dấu > vào SGK.

 

Bài 2 : GV gọi HS nêu yêu cầu.

- Hướng dẫn bài mẫu.

- Yêu cầu HS làm bài vào SGK và nêu kết quả.

Bài 3 : Yêu cầu HS làm tương tự như bài 2.

Bài 4 : Gọi HS nêu yêu cầu.

- Gọi HS nối tiếp nhau lên bảng điền dấu > vào ô trống.

- Nhận xét.

Bài 5 (dành cho HS khá giỏi) GV hướng dẫn HS làm bài tập 5 : nối ô trống với số thích hợp.

Chú ý : mỗi ô trống có thể nỗi với nhiều số.

- GV nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò (3’)

- Trò chơi : "Nhanh lên bạn ơi".

- Bài sau : Luyện tập

 

- 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con.

 

 

 

 

- Cả lớp mở SGK trang 19.

 

 

 

- HS quan sát tranh 1và trả lời.

 

 

- Cá nhân, cả lớp.

 

- Cá nhân, cả lớp.

 

 

 

- HS đọc : hai lớn hơn một.

 

 

 

 

- HS đọc: ba lớn hơn hai

Bài 1:

- Viết dấu >

- HS viết 1 dòng dấu > vào vở

 Bài 2:

- Viết theo mẫu.

- HS làm bài : 4 > 2; 3 > 1

 

 Bài 3:

- HS làm bài: 5 > 2; 5 > 4; 3 > 2.

 Bài 4:

- Viết dấu > vào ô trống.

- 6 HS lên bảng, cả lớp làm vào SGK.

 

 

- HS nhìn lên bảng, nghe GV hướng dẫn cách làm.

- 1 HS nối trên bảng, cả lớp nối vào SGK.

 

- HS sử dụng hộp đồ dùng làm nhanh theo yêu cầu của GV.

 

Học vần

Ôn tập

I.Mục tiêu:   Giúp HS :

            - Đọc được : ê, v, l, h, o, c, ô, ơ,các từ ngữ,câu ứng dụng từ bài 7 đến bài 11.

            - Viết được: ê,v,l,h,o,c, ô, ơ, viết được ngữ ứng dụng từ bài 7 đến bài 11

            - Nghe, hiểu và kể lại một đoạn  trong truyện : hổ.

II. Đồ dùng dạy học :

            - Bảng ôn (trang 24 SGK)

            - Tranh minh họa câu ứng dụng và tranh minh họa truyện kể.

            - Sách Tiếng Việt 1 Tập 1, Vở Tập viết, bảng con.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1 . Kiểm tra bài cũ : (7’)

- Gọi 3 HS đọc bài.

- Yêu cầu HS viết bảng : ô, ơ, cô, cờ.

- Nhận xét

2. Dạy bài mới :       (25’)

a . Giới thiệu bài :

- Tuần qua các em đã học âm gì?

- GV ghi lại ở bảng.y/c hs kiểm tra

2. Ôn tập :

+ Luyện đọc :

- Y/C HS đọc các âm học trong tuần

- GV đọc và yêu cầu HS lên chỉ chữ.

 

- GV chỉ bảng không theo thứ tự.

+ Hoàn thành bảng ôn:

- HD ghép tiếng

- lấy b ghép với e được tiếng gì ?

-         GV ghi bảng : be.

-         Tương tự như vậy

 GV ghi bảng, hoàn thành bảng ôn

+ Hoàn thành bảng ôn:

- HD ghép dấu thanh tạo tiếng mới

- Y/C HS đọc bảng ôn

ghép với dấu huyền được từ gì ?

- Tương tự như vậy, HS ghép các tiếng ở hàng dọc với lần lượt các dấu thanh.

- GV vừa viết bảng kết hợp với giải nghĩa từ.

+ Đọc tiếng, từ ứng dụng :

- GV đọc mẫu.

- GV yêu cầu HS phân tích một số từ.

- Y/C HS đọc kết hợp giải nghĩa từ.

+ Luyện viết bảng con :

 

- Hướng dẫn HS viết từ : lò cò, vơ cỏ

                       Tiết 2

c . Luyện tập :

+ Luyện đọc : (10’)

- GV yêu cầu HS đọc lại bảng ôn ở tiết 1.

- Đọc câu ứng dụng: GV treo tranh, giới thiệu câu : bé vẽ cô, bé vẽ cờ.

- Cho HS luyện đọc : tiếng, từ, cụm từ, vế câu, câu.

- Đọc cả bài.

+ Luyện viết (10’)

- GV hướng dẫn HS viết vào vở  .

- Thu vở 5 em, chấm và nhận xét.

+ Luyện nghe nói, kể chuyện : (7’)

- GV đọc tên câu chuyện : hổ.

- GV kể lần 1.

- GV kể lần hai có sử dụng tranh.

- GV Y/C HS kể chuyện theo nhóm.

 

- Trong truyện có mấy nhân vật ?

- Em thích nhân vật nào ?

- Ý nghĩa của câu chuyện là gì ?

3. Củng cố dặn dò : (3’)

- GV chỉ bảng ôn cho HS đọc lại.

- Nhận xét tiết học.

- Bài sau : i, a.

 

- 3 HS đọc bài.

- 1 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con.

 

 

- HS trả lời : ê, v, l, h, o, c, ô, ơ.

 

 

 

 

- HS1: Chỉ và đọc các âm ở hàng ngang.

- HS2: Chỉ và đọc các âm ở hàng dọc.

- 2 HS lên bảng.

- HS đọc : cá nhân, cả lớp.

- HS : be

- HS nghe GV hướng dẫn cách viết.

- HS ghép (mỗi em ghép một tiếng).

- HS nối tiếp nhau đọc, cả lớp

 

 

 

 

- 2 HS lên bảng chỉ và đọc.

- HS : bề

 

- HS ghép (mỗi em ghép một từ).

 

 

 

- HS nối tiếp nhau đọc, cả lớp đồng thanh

- 1 HS đọc lại.

- HS phân tích từ

- Cá nhân, cả lớp.

- HS viết bảng con.

 

 

 

- HS đọc ( Cá nhân, cả lớp)

 

- HS đọc thầm tìm tiếng có âm đang ôn

 

- Luyện đọc cả câu ( nhóm, cá nhân, cả lớp )

 

- HS viết vào vở Tập viết.

 

 

- HS nhắc lại tên câu chuyện: Hổ

- HS nghe GV kể.

 

- 2 đội tham gia chơi.

-  Tập kể và cử đại diện lên thi tài.

- Có 2 nhân vật.

- HS trả lời.

- Hổ là con vật vô ơn, đáng khinh bỉ.

 

- Cá nhân, ĐT.

 

Thủ công

Xé dán hình tam giác

I. Mục tiêuGiúp HS :

- Nắm được cách vẽ, xé, dán hình tam giác.

- Xé dán được hình tam giác. Đường xé có thể chưa thẳng, bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng.

- Rèn HS có thao tác khéo, chính xác.

*GDBVMT : Giữ gìn vệ sinh , không vứt rác bừa bãi trong giờ học.

II. Đồ dùng dạy học :

- GV : Bài mẫu, giấy màu.

- HS : Giấy vở.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ : (5’)

- Nhận xét bài trước, kiểm tra đồ dùng.

2. Dạy bài mới : (25’)

a Giới thiệu bài : GV cho HS xem mẫu và giới thiệu bài.

- Ghi đầu bài.

b Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét :

- GV chỉ vật mẫu trên bảng :

+ Đây là các hình gì ?

+ Các hình đó có màu sắc như thế nào ?

+ Hãy tìm thêm các đồ vật có hình tam giác

c. Hướng dẫn mẫu :

a. Xé hình tam giác :

- Vẽ vào mặt sau của giấy màu 1 hình chữ nhật (số ô tuỳ thích).

- Xé rời hình khỏi tờ giấy.

+ Dán hình :

- Xếp hình cho cân đối trước khi dán.

- Dán hình bằng một lớp hồ mỏng, đều.

 

 

 

 

d. Thực hành :

- Cho HS thực hành xé trên giấy vở.

- GV theo dõi, hướng dẫn cho các em.

3. Củng cố, dặn dò : (3’)

- Bài sau : Hoàn thành sản phẩm.

- Nhận xét tiết học.

 

 

- HS để đồ dùng lên bàn.

 

- HS quan sát mẫu.

 

 

 

- HS quan sát, nhận xét :

+ Là hình hình tam giác.

+ Có màu cam, màu đỏ.

+ Khăn quàng, thước ê- ke,

 

- HS quan sát GV thực  hành.

 

 

 

 

- HS thực hành.

 

Thứ sáu ngày 6 tháng 9 năm 2013

Học vần

Bài 12 :   i - a

I.Mục tiêu:   Giúp HS :

            - Đọc được : i, a, bi, cá, từ và câu ứng dụng

            - Viết được i,a,bi,cá.

            - Luyện nói 2-3 câu đơn giản theo chủ đề: lá cờ

II. Đồ dùng dạy học :

            - Tranh minh họa bài học.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1 . Kiểm tra bài cũ : (7’)

- Gọi 3 HS đọc bài.

- Yêu cầu HS viết bảng : lò cò, vơ cỏ

- Nhận xét,

2. Dạy bài mới :       (25’)

a . Giới thiệu bài :i,a

b. Dạy chữ ghi âm :

+ Nhận diện chữ, phát âm:

 * Chữ i :

- GV viết chữ i in lên bảng .

- Hãy nêu nét cấu tạo ?

- GV Hướng dẫn phát âm : i.

- Chọn âm i đính vào bảng

- Có âm i, y/c hs ghép bi.

- Phân tích tiếng bi.

+ HD đánh vần tiếng:

- HD đánh vần tiếng

- HD đọc trơn

* Chữ a :

- Quy trình dạy tương tự như dạy i.

+ So sánh hai âm vừa học : i với a :

+ Luyện đọc tiếng, từ ứng dụng:

bi – vi – li

ba – va – la

bi ve  -  ba lô

+ Đọc tiếng, từ ứng dụng :

- GV đọc mẫu.

- Tìm tiếng có âm vừa học : bi ve, ba lô

- Yêu cầu HS đọc toàn bài.

+ Hướng dẫn viết bảng con :

 

- Viết chữ i : Độ cao 2 li.

- Viết chữ bi:Nối nét b sang i

- Cho HS viết bảng con i, bi.

- Hướng dẫn viết chữ a, cá theo quy trình trên.

                         Tiết 2

c  Luyện tập :

+ Luyện đọc : (10’)

- GV yêu cầu HS đọc lại trên bảng lớp.

- Đọc câu ứng dụng: GV treo tranh, giới thiệu câu : bé hà có vở ô li.

- Tìm tiếng có âm vừa học ?

- Cho HS luyện đọc : tiếng, từ, cụm từ, vế câu, câu.

- Đọc cả bài.

+ Luyện viết : (10’)

- GV hướng dẫn  HS viết vào vở tập.

+ Luyện nói : (7’)

- GV treo tranh gọi HS đọc chủ đề

- Tranh vẽ mấy lá cờ ?

- Lá cờ Tổ quốc có nền màu gì ? Ở giữa lá cờ có gì ? Màu gì ?

- Em còn thấy những loại cờ nào ?

3. Củng cố dặn dò (3’)

- HD trò chơi: Đố bạn?

- Yêu cầu: Học sinh đố bạn đọc đúng tiếng, từ

- Dặn HS xxem trước bài âm n , m

 

- 3 HS đọc bài.

- 1 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con.

 

 

 

- HS đọc đề bài

 

 

 

- Gồm nét sổ và dấu chấm phía trên.

- HS phát âm ( cá nhân, cả lớp)

- HS lấy i từ bộ chữ.

- HS ghép tiếng bi.

-Tiếng bi có âm  b đứng trước, i đứng sau.

- Cá nhân : bờ- i- bi, ĐT : bi.

- HS đọc trơn: i – bi – bi

 

- HS đánh vần: c – a – ca sắc cá ( cá nhân, cả lớp)

- HS so sánh i/a

- HS luyện đọc tiếng, từ

- HS luyện đọc ( cá nhân, cả lớp)

 

 

 

 

 

 

- HS viết bảng con: i , a, bi , cá

* Chú ý: Nét nối giữa các con chữ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài tiết 1 (Cá nhân, cả lớp)

 

- HS tìm và phân tích : bi, hà, li

- Luyện đọc cả câu ( cá nhân, cả lớp)

 

 

 

 

- HS viết vào vở Tập viết.

 

 

- HS đọc : lá cờ

-  HS trả lời : cờ đỏ sao vàng.

 

- HS trả lời.

 

 

- HS tham gia trò chơi

* Mục đích: củng cố bài học, Học sinh đọc to rõ ràng.

 

Toán

Luyện tập

I. Mục tiêu : Giúp HS :

- Biết  sử dụng các dấu <, > và các từ “bé hơn”, “lớn hơn” khi so sánh 2 số.

- Bước đầu biết diển đạt sự so sánh theo hai  quan hệ giữa bé hơn và lớn hơn(2<3 thì 3>2)

II. Đồ dùng dạy học :

- Bảng phụ viết nội dung bài tập 1,3.

- SGK, Vở bài tập Toán.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ : (5’)

- GV đọc yêu cầu HS viết bảng :

+ Hai bé hơn 5.

+ Bốn lớn hơn một.

- Nhận xét,

2. Bài mới : (25’)

a. Giới thiệu bài : Luyện Tập

b. Thực hành :

Bài 1 : Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

- Cho HS làm bài.

- GV nhận xét.

Bài 2 : Hướng dẫn mẫu và yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS nêu kết quả.

- GV nhận xét.

Bài 3 : GV treo bảng phụ nội dung bài tập 3.

- Yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò : (3’)

- Trò chơi : "Ai nhanh ai đúng”

GV cho 2 đội chơi, mỗi đội 5 em. GV treo 2 bảng phụ có ghi sẵn bài tập điền số.

- Bài sau : Bằng nhau. Dấu =.

- Nhận xét tiết học.

 

 

- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con : 2 < 5; 4 > 1

 

 

 

- HS mở SGK trang 16.

 

Bài 1:

- Điền dấu >, <.

- 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào SGK.

Bài 2:

- HS làm vào vở

 

-  HS nêu kết quả.

Bài 3:

- HS nêu cầu của bài tập.

 

- 4 HS lần lượt lên bảng nối, cả lớp làm vào SGK.

- HS mỗi đội xếp thành 2 hàng dọc . Khi nghe GV hô “bắt đầu” thì bạn đầu tiên của mỗi đội dán số vào đúng mỗi ô trống. Đội nào làm nhanh, đúng thì đội đó thắng.

 

 

 

Sinh hoạt lớp

 (Tuần 3)

I. Mục tiêu :

            - Tổng kết tuần 3 và triển khai kế hoạch tuần 4

            - Giúp học sinh có tính mạnh dạn, hoạt bát hơn, có ý thức vươn lên trong học tập.

II. Chuẩn bị :

            - Bản đánh giá trong tuần và kế hoạch tuần sau

            - Danh sách học sinh tiêu biểu trong tuần

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ổn định tổ chức

2. Đánh giá hoạt động trong tuần

a. Đánh giá hoạt động tuần 3 :

 

 

 

 

- Giáo viên tuyên dương khen ngợi , nhắc nhở một số em

b. Giáo viên nhận xét:

- Bước đầu biết thực hiện nội quy lớp học

- Nề nếp tương đối ổn định .

- Nhìn chung các em đã tiến bộ trong học tập .

- Vệ sinh trường , lớp sạch sẽ.

4. Biểu dương các học sinh tiến bộ trong tuần vừa qua :

5. Phương hướng tuần tới:

-  Thực hiện chương trình tuần 4

- Khắc phục những tồn tại trên.

- Tiếp tục duy trì và ổn định lại các nề nếp

- Rèn đọc viết cho học sinh yếu

- Nhắc nhở học bài cũ , nhắc nhở chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ, giữ sạch không để vở quăn mép, không vẽ hoặc viết bậy vào vở.

 

- Cả lớp hát tập thể

- Học sinh lắng nghe

* Tổ trưởng báo cáo kết quả của từng thành viên về các mặt: học tập, đạo đức, nề nếp, chuyên cần.

- Học sinh nêu những bạn học tốt , đi học chuyên cần

- Lớp bình bầu tổ, cá nhân làm tốt trong tuần

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS vỗ tay

 

 

- Học sinh lắng nghe

 

Luyện Toán

Bé hơn, dấu <

I. Mục tiêu : Giúp HS :

- Bước đầu biết so sánh số lượng và sử dụng từ “bé hơn”, dấu < khi so sánh các số.

- HS làm được các bài tập có dấu <

II. Đồ dùng dạy học :

-Vở luyện toán

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Giới thiệu bài: Bé hơn. Dấu <.

Bài 1 : Viết dấu <

- Cho HS viết 1 dòng dấu < vào vở

- GV theo dõi sửa sai.

Bài 2 : GV gọi HS nêu yêu cầu.

- Hướng dẫn bài mẫu.

 

 

 

 

 

 

- GV theo dõi sửa sai.

 

Bài3: Viết dấu < vào ô trống

 

 

 

- GV sửa sai

Bài 4 : Trò chơi

- Cho HS nối tiếp nhau lên bảng nối

 

 

 

 

- GV sửa sai

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học

- 1 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con.

- viết vở

- HS quan sát tranh và làm bảng lớp

                               
   

=

 
     

===

 

 

 

 

 
       

==

 

 

 
 

====

 

 

 

=

 

 C

 

 

 

 
 
 
 
       
 
         

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


- Làm vở

 

1        2

 

 

1         5

 

3          5

 
 

 

 


2          4

 

 

 

3            4

 

2          5

 

1          4

 
 

 

 


2          3

 

- HS nối tiếp lên bảng điền

 

 
   

 

 

 

 


1<            2<              3<           4 <

 

Luyện Toán

Lớn  hơn, dấu >

I. Mục tiêu : Giúp HS :

- HS biết so sánh số lượng và sử dụng dấu > khi so sánh các số.

- HS làm được các bài tập có dấu >

II. Đồ dùng dạy học :

-Vở luyện toán

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Luyện tập

Giới thiệu bài: Bé hơn. Dấu >

Bài 1 : Viết dấu >

- Cho HS viết 1 dòng dấu > vào vở

 

Bài 2 : GV gọi HS nêu yêu cầu.

- Hướng dẫn bài mẫu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV theo dõi sửa sai

Bài3: Viết dấu > vào ô trống

- GV theo dõi sửa sai

 

 

 

Bài 4 : Trò chơi

- Cho HS nối tiếp nhau lên bảng nối

 

 

 

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học

 

 

- 1 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con.

- viết vở

 

- HS quan sát tranh và làm bảng lớp

                                       
   

==

 

==

 

C

 

 
 

 ==

 

 

 

 

 

 
   
 
     
 
   

 ===

 

 

  ==

 

 

 

 

 
 

=

 

 
 

 ==

 

  ==

 

 

 

 

 
 

=

 

 
 
         

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


- Làm vở

 

2        1

 

 

4         2

 

5          4

 
 

 

 


5          1

 

 

 

4            3

 

5          3

 

3          2

 
 

 

 


5          2

- HS nối tiếp lên bảng điền

 

2>              3>           4 >                  5>

 

Thực hành Tiếng việt

Tiết 3 ( trang 22 )

 
 

i, a

 

 

 

 

I . Mục tiêu:

- Học sinh tìm tiếng có âm i, a,  trong các tranh.

- HS đọc được từ, câu ứng với mỗi tranh theo chủ đề bà và cô

- Viết câu bé bi có bà

II. Đồ dùng dạy học:

- Vở thực hành Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Tiếng nào có âm i ? Tiếng nào có âm a ?

- GV yêu cầu HS nhận xét tranh và tìm tiêng có âm i, a

 

 

 

 

 

- GV nhận xét sửa sai

2 . Đọc : bà và cô

- GV yêu cầu nhận xét tranh

- GV nhận xét sửa sai

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Viết:

- GV yêu cầu HS đọc  câu cần viết.

- GV hướng dẫn

- GV theo dõi sửa sai

Củng cố dặn dò:

- Dặn dò và nhận xét tiết học.

 

- HS tìm và nêu miệng

- HS trả lời

+ Tranh 1 : bà có âm a

+ Tranh 2 : tivi,  có âm i

+ Tranh 3 : bive, tiếng bi có âm i

+ Tranh 4 : vali, tiếng li có âm i

+ Tranh 5 : mì có âm i

+ Tranh 6 : cá cờ , tiếng cá có âm a

- Vài HS đọc các tiếng dưới tranh

- HS trả lời và đọc  nối tiếp cá nhân , tổ, dãy

+ Tranh 1 :  bé bi

+ Tranh 2 : a, bà về

+ Tranh 3 : cô cả cô lê

+ Tranh 4 : cô lê là cô bé bi

+ Tranh 5 : bé bi à

+ Tranh 6 : cô bế bé

+ Tranh 7 : bà có cá

+ Tranh 8 : bà có cả cà, cả bí

- Vài HS đọc câu cần viết

- HS viết vào vở

bé bi có bà

 

 

 

KÝ DUYỆT

TỔ CHUYÊN MÔN

 

 

 

 

 

KÝ DUYỆT

BAN GIÁM HIỆU

 

 
 

TUẦN 4

 

 

 

 

Thứ hai ngày 9 tháng 9 năm 2013

Học vần

Bài 13 :  n -m

 

I.Mục tiêu:   Giúp HS:

            - Đọc được : n, m, nơ, me.

            - Viết được : n, m, nơ, me

            - Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề : bố mẹ, ba má.

II. Đồ dùng dạy học :

            - Tranh minh họa bài học.

            - Sách Tiếng Việt 1 Tập 1, Vở Tập viết, bảng con, hộp đồ dùng học Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1 . Kiểm tra bài cũ :  (7’)

- Gọi 3 HS đọc bài.

- 2 HS đọc câu ứng dụng.

- Yêu cầu HS viết bảng : i, a, bi, cá

- Nhận xét.

2. Dạy bài mới :       (25’)

a . Giới thiệu bài :

- Hôm nay, chúng ta học các chữ và âm mới : n, m.

b. Dạy chữ ghi âm :

+ Nhận diện chữ, phát âm:

 * Âm n :

- GV viết chữ n in lên bảng .

- Hãy nêu nét cấu tạo ?

- GV phát âm: Đầu lưỡi chạm lợi hơi thoát ra qua cả miệng lẫn mũi: nờ

- Chọn âm n đính vào bảng

+ HD đánh vần:

- GV hỏi:Có âm n,các em ghép  tiếng .

- Tiếng nơ có âm gì trước âm gì sau?

- GV đánh vần mẫu

- GV treo tranh và hỏi : Tranh vẽ gì ?

- GV viết từ nơ lên bảng.

- HD đọc trơn: n – nơ - nơ

* Âm m :

- So sánh n/ m

- Quy trình dạy tương tự như dạy chữ n.

- Yêu cầu HS đọc cả bài.

+ Đọc tiếng, từ ứng dụng :

no – nô – nơ          mo – mô – mơ

             Ca nô – bó mạ

- HS tìm tiếng có âm vừa học trong từ : ca nô, bó mạ.

+ Hướng dẫn viết bảng con :

 

- Viết chữ n :Đặt bút dưới đường kẻ thứ ba một tí viết nét móc xuôi,nét móc 2 đầu.

- Viết chữ:Viết chữ n, nối nét sang chữ ơ..

-Cho HS viết bảng con n, nơ

- Hướng dẫn viết chữ m, me theo quy trình trên.

                          Tiết 2

c . Luyện tập :

+ Luyện đọc : (10’)

- GV yêu cầu HS đọc lại trên bảng lớp.

- Đọc câu ứng dụng: GV treo tranh, giới thiệu câu : bò bê có cỏ, bò bê no nê

- Tìm tiếng có âm vừa học ?

- Cho HS luyện đọc : tiếng, từ, cụm từ, vế câu, câu.

- Đọc cả bài.

+ Luyện viết : (10’)

- GV hướng dẫn HS viết vào vở.

+ Luyện nói : (7’)

- GV treo tranh và gọi HS đọc tên bài luyện nói.

- Quê em gọi người sinh ra mình là gì ?

- Em có thể kể thêm về bố mẹ (ba má)

- Em làm gì để bố mẹ vui lòng ?

3. Củng cố dặn dò(3’)

- Trò chơi : Thi tìm nhanh tiếng có âm vừa học.

- Bài sau : d, đ.

- Nhận xét chung tiết học

 

- 3 HS đọc bài.

- 2 HS đọc câu ứng dụng.

- 1 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con.

 

 

 

- HS theo dõi.

- HS đọc đề bài

 

 

 

 

- Gồm nét móc xuôi và nét móc hai đầu.

- HS phát âm: nờ ( cá nhân, cả lớp)

- HS chọn  n đính vào bảng

 

 

- HS ghép tiếng .

- HS nêu: Tiếng nơ có âm n đứng trước, ơ đứng sau.

- Cá nhân : nờ - ơ - nơ, - HS quan sát và trả lời : Tranh vẽ nơ.

- HS đọc: nơ ( cá nhân, cả lớp)

- Đọc: n – nơ - nơ

- Giống : đều có nét móc xuôi và nét móc hai đầu.

-   Khác : m có hai nét móc xuôi.

 

- HS đọc tiếng, từ (cá nhân nối tiếp, nhóm, cả lớp)

- Tìm tiếng có âm đang học: nô, mạ

 

 

 

- HS viết bảng con: n. m, nơ, me

 

 

- Chú ý: Nét nối giữa các con chữ

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài tiết 1

- HS quan sát .

- HS đọc thầm, tìm tiếng có âm n, m

- Tiếng : no, nê

- Cá nhân, cả lớp

- HS đọc toàn bài

- Cá nhân, cả lớp.

 

 

- HS viết vào vở Tập viết.

 

- HS đọc : bố mẹ, ba má.

 

- Người sinh ra mình gọi là bố mẹ hay ba má.

- Học sinh tự kể về ba mẹ mình.

- Ba mẹ em đều là nông dân.

- Em cố gắng học giỏi để ba mẹ vui lòng.

- 2 đội tham gia chơi.

 

Toán

Bằng nhau. Dấu =

 

I.Mục tiêu:    Giúp HS:

- Nhận biết được sự bằng nhau về số lượng:mỗi số bằng chính nó(3=3,4=4);biết sử dụng từ bằng nhau và dấu bằng nhau đế so sánh các số.

- Học sinh làm bài tập 1,2,3 SGK . Bài tập 4 học sinh giỏi.

I. Đồ dùng dạy học :

- Các nhóm đồ vật có số lượng từ 1 đến 5.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

 Điền dấu > hoặc< vào ô trống:

- Gọi 2 HS lên bảng :

- GV nhận xét.

2. Bài mới :       (25’)

a. Giới thiệu bài :  Bằng nhau-dấu “=”

b. Nhận biết quan hệ bằng nhau :

- Tranh 1:Bên trái có mấy con hươu ? Bên phải có mấy khóm cây?

- Như vậy số con hươu như thế nào so với số khóm cây ?

-Ta có :ba bằng ba

- Giới thiệu cách viết: 3 = 3

 

 

- Tranh 2:Tương tự.Ta có: 4 = 4.

 

3. Luyện tập :

Bài 1 : Gọi HS nêu yêu cầu.

- Cho HS viết 1 dòng dấu  =  .

 Bài 2 : GV gọi HS nêu yêu cầu.

- Hướng dẫn bài mẫu.

- Yêu cầu HS làm bài vào vở và nêu kết quả.

 Bài 3 : Yêu cầu HS làm tương tự như bài 2.

 

 

 

- Theo dõi sửa sai

 Bài 4 : Gọi HS nêu yêu cầu.

- HS giỏi thực hiện

- Nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò: (3’)

- Bài sau : Luyện tập

- Nhận xét tiết học.

 

 

- 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con.

-5>2;  3<5,  4>3.

 

 

- Cả lớp mở SGK trang 19.

 

- HS quan sát tranh 1và trả lời.

- HS trả lời: số con hươu và số khóm cây bằng nhau.

 

 

           3 = 3

.- HS đọc : Ba bằng ba.

- Dấu = : Đọc dấu bằng

 - HS nêu tương tự

          4 = 4

-HS đọc: Bốn bằng bốn

 Bài 1:

- HS viết 1 dòng dấu = vào vở

 Bài 2:

- Viết theo mẫu

- HS làm bài vào vở bài tập

Bài 3 :

- HS làm bài, đọc kết quả

5  > 4           1 < 2             1 = 1

3 = 3            2 > 1             3 < 4

2 < 5            2 = 2             3 > 2

 Bài 4:

-HS giỏi làm bài ( nêu kết quả)

 

 

 

 

Thực hành Toán

Tiết 1( trang 31 )

I Mục tiêu :

- Học sinh biết điền dấu thích hợp vào ô trống.

II. Đồ dùng dạy học :

- Vở thực hành toán, bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

 1. Viết dấu = :

- GV hướng dẫn

 

 

 

- GV theo dõi sửa sai

2. Xóa bớt để bằng nhau :

- GV hướng dẫn và cho HS viết lần lượt vào vở.

 

- GV theo dõi sửa sai

3.>,<,=?

- GV yêu cầu điền dấu thích hợp vào ô trống

 

 

 

- GV theo dõi sửa sai.

4. Đố vui :

 

 

- GV theo dõi sửa sai.

 

 Củng cố dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

 

- HS làm vào vở.

- Một số HS yếu lên bảng.

 
 

=

 

 


=

 

 

=

 

2         2            3        3             4         4

       
 

=

 
 

=

 

 


4         4             5        5

 

- HS làm vào vở.

- Một số HS yếu lên bảng.

                                                 
             
                 
                   
 
 
 
       
         
               
 
 
 

 

 

 


- HS làm vào vở.

- Một số HS yếu lên bảng.

 

 

 

 

 

4         5            3        4            2         5

 

 

 

=

 

 

 

 3         2            1        1               4        1

   

- HS làm vào vở.

- Một số HS yếu lên bảng.

3>                  4<                     5>

       
       

 

 

 


 

 

Thực hành Tiếng Việt

Tiết 1 ( trang 26 )

 
 

n, m

 

 

 

 

 

I . Mục tiêu:

- Học sinh tìm tiếng có âm n, m,  trong các tranh.

- Nối câu thích hợp ứng với mỗi hình.

- Viết từ cá mè, câu bò no cỏ.

II. Đồ dùng dạy học:

- Vở thực hành Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Tiếng nào có âm n ? Tiếng nào có âm m ?

- GV yêu cầu HS nhận xét tranh và tìm tiêng có âm n, m.

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét sửa sai

2 . Nối chữ với hình :

- GV yêu cầu nhận xét tranh

 

 

- GV nhận xét sửa sai

3. Viết:

- GV yêu cầu HS đọc từ, câu cần viết.

- GV hướng dẫn

 

- GV theo dõi sửa sai

Củng cố dặn dò:

- Dặn dò và nhận xét tiết học.

 

 - HS tìm và nêu miệng

- HS trả lời

+ Tranh 1 : mơ có âm m

+ Tranh 2 : cá mè, tiếng mè có âm m

+ Tranh 3 nỏ, tiếng nỏ có âm n

+ Tranh 4 : nơ có âm n

+ Tranh 5 : mõ có âm m

+ Tranh 6 : mì có âm m

+ Tranh 7 : na có âm n

+ Tranh 8 : me có âm m

- Vài HS đọc các tiếng dưới tranh

- HS trả lời, nối vào vở và đọc  nối tiếp

+ Tranh 1: bé có nơ

+ Tranh 2 : mẹ là cô

+ Tranh 3 : cô là mẹ

+ Tranh 4 : bò no cỏ

 

- Vài HS đọc câu cần viết

- HS viết vào vở

          cá mè

          bò no cỏ

              

 

 

Thứ ba ngày 10 tháng 9 năm 2013

Học vần

Bài 14 : d - đ

 

I.Mục tiêu:   Giúp HS :

           - Đọc và viết được : d, đ, dê, đò,từ và câu ứng dụng : dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ

            - Viết được d, đ, dê, đò

            - Luyện nói từ hai đến 2-3 câu  theo chủ đề : dế, cá cờ, bi ve, lá đa.

II. Đồ dùng dạy học :

            - Tranh minh họa bài học.

            - Sách Tiếng Việt 1 Tập 1, Vở Tập viết, bảng con, hộp đồ dùng học Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1 . Kiểm tra bài cũ :  (7’)

- Gọi 3 HS đọc bài.

- Yêu cầu HS viết bảng : n, m, nơ, me

- Nhận xét.

2. Dạy bài mới :     (25’)

a . Giới thiệu bài:  d, đ.

b. Dạy chữ ghi âm :

+ Nhận diện chữ, phát âm:

 * Chữ d :

- GV viết chữ d in lên bảng .

- Hãy nêu nét cấu tạo ?

- GV Hd phát âm: dờ

- Yêu cầu chọn âm d.

- Có âm d, các em ghép cho cô tiếng .

- Phân tích tiếng . GV viết bảng : dê.

- GV yêu cầu HS đọc.

- GV treo tranh và hỏi : Tranh vẽ gì ?

- GV viết từ lên bảng.

- HD đọc trơn: d – dê – dê

* Chữ đ :

- Quy trình dạy tương tự như dạy chữ d.

- Yêu cầu HS đọc cả bài.

* So sánh hai âm vừa học :d với đ :

+ Đọc tiếng, từ ứng dụng :

da – de – do

đa – đe – đo

da dê – đi bộ

- GV đọc mẫu.

- HS tìm tiếng có âm vừa học trong từ : da dê, đi bộ.

- Phân tích tiếng : da, dê, đi.

- Yêu cầu HS đọc toàn bài.

+ Hướng dẫn viết bảng con :

 

- Viết chữ d: Đặt bút dưới đường kẻ thứ ba một tí viết nét cong kín, nét móc dưói

- Viết chữ: Viết d nối nét sang chữ ê.

- Cho HS viết bảng con d, dê.

- Hướng dẫn viết chữ đ, đò theo quy trình trên.

Tiết 2

c. Luyện tập :

+ Luyện đọc : (10’)

- GV yêu cầu HS đọc lại trên bảng lớp.

- Đọc câu ứng dụng: GV treo tranh, giới thiệu câu : dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ

- Tìm tiếng có âm vừa học ?

- Cho HS luyện đọc : tiếng, từ, cụm từ, vế câu, câu.

- Đọc cả bài.

+ Luyện viết : (10’)

- GV hướng dẫn cho HS viết vào vở tập viết. - GV theo dõi, hướng dẫn các em học yếu.

+ Luyện nói:  (7’)

- GV treo tranh và gọi HS đọc tên bài luyện nói.

- Tại sao nhiều trẻ em thích những vật và con vật này ?

- Em biết những loại bi nào ?

- Cá cờ thường sống ở đâu ? Nhà em có nuôi cá cờ không ? Nó có màu gì ?

- Các em đã nhìn thấy dế bao giờ chưa ? Dế sống ở đâu ? Nó thường ăn gì ? - Em có biết lá đa bị cắt như trong tranh là đồ chơi gì không ?

 

3. Củng cố dặn dò :. (3’)

- Bài sau : t, th.

- GV nhận xét chung tiết học .

 

 

- 3 HS đọc bài.

- 1 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con.

 

 

- HS theo dõi.

- HS đọc đề bài

 

 

 

.- Gồm nét cong kín và nét móc ngược.

- HS đọc cả lớp.

- HS lấy âm d từ bộ chữ.

- Cá nhân, cả lớp.

- HS ghép tiếng .

-Hs nêu: d đứng trước, ê đứng sau.

- Cá nhân : dờ - ê- dê, - HS quan sát và trả lời : Tranh vẽ dê.

- HS đọc ( Nối tiếp cá nhân + cả lớp)

 

- 3 HS đọc, cả lớp

- Giống : đều có nét cong kín và nét móc ngược.

- Khác : đ có thêm nét ngang.

 

- HS đọc từ ứng dụng ( Nối tiếp theo dãy, cả lớp)

 

 

- Cá nhân, cả lớp.

- HS tìm : da, dê, đi.

 

 

-HS viết bảng con: d, đ, dê , đò

 

 

 

* Yêu cầu đúng dòng li ( con chữ d  4 dòng li)

 

 

 

- Cá nhân, cả lớp

- HS quan sát .

- Hs đọc thầm tìm tiếng

- Tiếng : dì, đi, đò, đi

- Cá nhân, cả lớp.

 

- Cá nhân, cả lớp.

 

- HS viết vào vở Tập viết.

 

 

 

- HS đọc : dế, cá cờ, bi ve, lá đa.

 

- Vì chúng thường là đồ chơi của trẻ em.

- HS trả lời.

 

 

- HS trả lời.

- Đó là : trâu lá đa.

- Hs luyện nói câu

 

 

 

 

- Lắng nghe

 

Toán

Luyện tập

I. Mục tiêu:

             - Biết sử dụng các từ bằng nhau ,bé hơn,lớn hơn và các dấu = ,< ,> để so sánh các số trong phạm vi 5.

* Hs làm bài tập 1,2,3 SGK 

I.  Đồ dùng dạy học :

         - Bảng phụ viết nội dung bài 1, bộ học toán

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ : (5’)

 Điền dấu > hoặc< hoặc = vào ô trống:

- Gọi 2 HS lên bảng :

           
           

 


5             2;     3            5;     4           3 

- GV nhận xét

2 Bài mới :       (25’)

a. Giới thiệu bài : Hôm nay, học bài : Luyện tập

- Gv ghi đầu bài lên bảng.

b. Luyện tập :

 Bài 1 : Gọi HS nêu yêu cầu.

- 3 HS lên bảng làm,cả lớp làm vào bảng  con.

=

 

                 

             ?

                

 

-Gv nhận xét

Bài 2 : GV gọi HS nêu yêu cầu.

- Hướng dẫn bài mẫu.

- Yêu cầu HS làm bài vở và nêu kết quả.

Bài 3 : Gọi HS nêu yêu cầu

- Gv hướng dẫn mẫu.

- Yêu cầu học sinh nêu cách làm cho bằng nhau

3. Củng cố, dặn dò : (3’)

- Dặn bài tiết sau : Luyện tập chung

- Nhận xét tiết học

 

- 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con.

 

 

 

 

 

 

 

- Cả lớp mở SGK trang 24.

 

 Bài 1:

.- HS làm bài tập vào bảng con

3 >.2   

4 < 5      

2 < 3

1 < 2     

4 = 4      

3 < 4

2 = 2     

4> 3     

2 < 4

 

 Bài 2:

- 2 HS lên bảng làm, HS làm vở

- Nhận xét

 Bài 3:

- HS nêu cách làm cho bằng nhau

 Bằng cách thêm vào ( 3 = 3 , 4 = 4 ,

5 = 5 )

+ Hs tham gia trò chơi : Nhanh lên bạn ơi.

 

Tự nhiên và xã hội

Bảo vệ mắt và tai

I. Mục tiêu :  Giúp HS biết :

-Nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai.

*GDKNS : tự bảo vệ, chăm sóc mắt và tai

* Đưa ra một số cách xử lí đúng khi gặp tình huống có hại cho mắt và tai.

II. Đồ dùng dạy học :

- Các tranh minh họa bài học trong SGK.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ : (5’)

+ Nhờ đâu em biết được hình dáng, tiếng chim , mùi vị của một vật ?

- GV nhận xét.

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài:

b. Các hoạt động :

Hoạt động 1 : Làm việc với SGK.

       

- GV hướng dẫn HS quan sát từng hình ở trang 10 theo gợi ý :

+ Bạn đang làm gì ? Việc làm của bạn đúng hay sai ?.

* Kết luận :

- GV cùng học sinh nêu kết luận

Hoạtđộng 2: Q/sát tranh

-Hd thảo luận nhóm đôi

- GV:Quan sát các hình vẽ ở trang 11 SGK  và nói xem các bạn trong từng hình đang làm gì ?

- GV YC mỗi nhóm 2 HS ( 1 em nêu câu hỏi, 1 em trả lời).

* Kết luận : Không nên dùng vật nhọn, cứng để ngoáy tai, không nghe âm thanh quá to..

Hoạt động 3 : Đóng vai

- GV hướng dẫn HS đóng vai theo các tình huống sau :

+ TH1:Hai bạn chơi kiếm bằmg hai chiếc que.

 +TH2:Hai anh mở nhạc quá to

 - Yêu cầu các nhóm lên trình bày.

- GV nhận xét

- Hỏi : Em học được gì qua các tình huống trên ?

3. Củng cố, dặn dò:

- Dặn học sinh xem bài : Vệ sinh thân thể

- GV nhận xét chung tiết học .

 

- HS trả lời :

+ Nhờ mắt.

+ Nhờ tai.

+ Nhờ lưỡi.

 

 

 

 

- HS quan sát và thảo luận theo cặp.

- 5 cặp lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV, cả lớp theo dõi, nhận xét.

 

 

 

- Gọi HS lặp lại việc nên làm để bảo vệ mắt

-HS thảo luận nhóm 2

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh, tập nêu câu hỏi và tập trả lời câu hỏi.

 

- 4 nhóm lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV, cả lớp theo dõi, nhận xét.

- Gọi Hs nêu lại việc làm để bảo vệ tai

 

 

 

- HS đóng vai :

+ Nhóm 1 và 2.

 

+ Nhóm 3 và 4.

- Các nhóm cử đại diện lên trình bày. nhóm khác theo dõi, nhận xét.

- HS trả lời.

 

 

 

- Lắng nghe

 

Thực hành Toán

Tiết 2 ( trang 32)

I. Mục tiêu:

- Học sinh viết được số 1,2,3,4,5,6

- Biết viết số thích hợp vào ô trống- Điền số, dấu thích hợp vào ô trống

II. Đồ dùng dạy học :

- Vở thực hành toán, bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Viết số 1,2,3,4,5,6

- GV hướng dẫn và cho HS viết lần lượt vào vở.

- GV theo dõi sửa sai

2. Số?

- GV hướng dẫn và cho HS viết lần lượt vào vở.

 

 

 

- GV theo dõi sửa sai.

3. >,<,= ?

 GV yêu cầu HS điền miệng

 

 

-GV theo dõi chữa bài.

4. Số?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét.

5 Đố vui :

- Xếp các hình bằng nhau bằng que tính

 Củng cố dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

 

- HS làm vào vở.

- Một số HS yếu lên bảng.

 

- HS làm vào vở.

- Một số HS yếu lên bảng. - HS lần lượt điền và đọc lại dãy số

       
   
     
 

 

 

 

 


=                                                 

 

- HS làm vào vở.

>                                                 

 

 

<                                                 

 

5         6                    3           3                4           3

           
   

<                                                  

 
   

=                                                 

 
 

>                                                 

 
 
 

 


6          4                    2          2                 3          6

 

- HS làm vào vở.

           
       
 
     
 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

Thực hành Tiếng Việt

Tiết 2 ( trang 27 )

 
 

d, đ

 

 

 

 

I . Mục tiêu:

- Học sinh tìm tiếng có âm d, đ  trong các tranh.

- Nối câu thích hợp ứng với mỗi hình.

- Viết câu bé đi bộ, bà đi đò.

II. Đồ dùng dạy học:

- Vở thực hành Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Tiếng nào có âm d ? Tiếng nào có âm đ ?

- GV yêu cầu HS nhận xét tranh và tìm tiêng có âm d, đ

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét sửa sai

2 . Nối chữ với hình :

- GV yêu cầu nhận xét tranh

 

 

 

- GV nhận xét sửa sai

3. Viết:

- GV yêu cầu HS đọc câu cần viết.

- GV hướng dẫn

 

- GV theo dõi sửa sai

Củng cố dặn dò:

- Dặn dò và nhận xét tiết học.

 

 - HS tìm và nêu miệng

- HS trả lời

+ Tranh 1 : đa ó âm đ

+ Tranh 2 : đê có âm đ

+ Tranh 3 cờ đỏ, tiếng đỏ có âm đ

+ Tranh 4 : dế có âm d

+ Tranh 5 : đá có âm đ

+ Tranh 6 : dê có âm d

- Vài HS đọc các tiếng dưới tranh

 

- HS trả lời, nối vào vở và đọc  nối tiếp

+ Tranh 1: mẹ đo vải

+ Tranh 2 : bé đi bộ

+ Tranh 3 : bà đi đò

+ Tranh 4 : dì vẽ

 

- Vài HS đọc câu cần viết

- HS viết vào vở

bé đi bộ, bà đi đò

 

 

 

Luyện Tiếng Việt

n-m d-đ

I.Mục tiêu:   HS :

            - Đọc  được :n, m, d, đ; từ và câu ứng dụng.

            - Viết được :ca nô, bó mạ, da dê, đi bộ đúng đều, đẹp

II. Đồ dùng dạy học :

            - Tranh

            - Vở luyện viết, bảng con

III. Các hoạt động dạy học :

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

 Giới thiệu bài :

- Hôm nay, chúng ta học lại các chữ và âm đã học

+ Luyện đọc :

- GV yêu cầu HS đọc bài ở bảng lớp.

- Đọc các tiếng :ca nô, lá mơ, da dê, đi bộ, bí đỏ

- Tìm tiếng có âm vừa học ?

- Cho HS luyện đọc - Đọc cả bài.

+ Luyện viết :

- GV hướng dẫn cho HS viết

 

 

 

+ Trò chơi : nhìn tranh điền chữ

        ên hay m, d hay đ

- GV đính tranh lên bảng , HS nối tiếp lên điền tiếp âm còn thiếu

- GV sửa sai

 Củng cố dặn dò :

- GV nhận xét chung tiết học .

 

 

 

- Hs phát âm ( cá nhân, cả lớp)

 - HS viết vào bảng con lần lượt

 

 

 

 

- HS viết vào vở

             ca nô

                bó mạ

               da dê

               đi bộ

- HS nối tiếp lên điền

- HS khá giỏi đọc các tiếng vừa điền

                

 

Thứ tư ngày 11 tháng 9 năm 2013

Học vần

Bài 15 t - th

I.Mục tiêu:   Giúp HS :

            - Đọc được : t, th, tổ, thỏ,từ và câu ứng dụng : bố thả cá mè, bé thả các cờ.

-Viết được: t, th, tổ, thỏ.

            -Luyện nói từ 2 đến 3 câu theo chủ đề : ổ, tổ.

II. Đồ dùng dạy học :

            - Tranh minh họa bài học.

            - Sách Tiếng Việt 1 Tập 1, Vở Tập viết, bảng con, hộp đồ dùng học Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1 . Kiểm tra bài cũ :  (7’)

- Gọi 3 HS đọc bài SGK phần 1, phần 2, 1 em đọc toàn bài

- Yêu cầu HS viết bảng : d, dê, đ, đò.

- Nhận xét.

2. Dạy bài mới :       (25’)

a . Giới thiệu bài :  t, th.

b. Dạy chữ ghi âm :

+Nhận diện chữ, phát âm:

 * Âm  t :

- GV Hướng dẫn nhận diện âm t

- GV hướng dẫn phát âm: Đầu lưỡi chạm răng rồi bật ra, không có tiêng thanh: tờ

- Yêu cầu chọn đính âm t

- GV hỏi: Có âm t muốn có tiếng tổ làm thế nào?

- Phân tích tiếng tổ.

b.Đánh vần tiếng:

-  HD đánh vần tiếng: Tổ

- GV treo tranh và hỏi : Tranh vẽ gì ?

- GV viết từ tổ lên bảng.

- HD đọc trơn: t – tổ - tổ

* Âm  th :

- Quy trình dạy tương tự như dạy t.

+ So sánh hai âm vừa học : t với th :d. Đọc tiếng, từ ứng dụng :

to – tơ – ta           tho – thơ – tha

ti vi – thợ mỏ

- GV đọc mẫu.

- HS tìm tiếng có âm vừa học trong từ : ti vi,thợ mỏ

- Yêu cầu HS đọc phân tích tiếng có âm vừa học

- Yêu cầu HS đọc toàn bài ( không theo thứ tự)

+ Hướng dẫn viết bảng con :

 

 

-Viết chữ t:Đặt bút Ở đường kẻ thứ hai

-Viết chữ tổ : Viết t, nối nét sang chữ ô. Viết dấu hỏi trên chữ ô..

- HD HS viết bảng con t, tổ.

- Hướng dẫn viết chữ th, thỏ theo quy trình trên.

                         Tiết 2

c. Luyện tập :

+ Luyện đọc : (10’)

- GV yêu cầu HS đọc bài tiết 1

- GV nêu yêu cầu tiết 2

- Yêu cầu đọc phần 1, phần 2

- Đọc câu ứng dụng: GV treo tranh, giới thiệu câu : bố thả cá mè, bé thả cá cờ.

- Tìm tiếng có âm vừa học?

- Cho HS luyện đọc : tiếng, từ, cụm từ, vế câu, câu.

- Y/C HS đọc từng phần, đọc toàn bài.

+ Luyện viết:  (10’)

- GV hướng dẫn cho HS viết vào vở.

+ Luyện nói: (7’)

- GV treo tranh và gọi HS đọc tên bài luyện nói.

- Con gì có ổ ?

- Con gì có tổ ?

- Các con vật có ổ, tổ để ở.

- Em có nên phá ổ, tổ của các con vật không ? Tại sao?

3. Củng cố dặn dò : (3’)

- Trò chơi : Hái hoa?

- Bài sau : Ôn tập.

- Nhận xét tiết học

 

- 3 HS đọc bài.

- 1 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con.

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhận diện âm t

 

- HS phát âm: tờ ( Nối tiếp, cá nhân, cả lớp)

- HS đọc cả lớp.

- HS lấy t từ bộ chữ.

- Cá nhân, cả lớp.

- HS ghép tiếng tổ.

- t đứng trước, ô đứng sau, dấu hỏi trên ô.

- Cá nhân : tờ - ô – tô – hỏi - tổ, - HS quan sát và trả lời : Tranh vẽ tổ.

- HS đọc cả lớp.

 

 

- 3 HS đọc, cả lớp.

- Giống : đều có chữ t.

   Khác : th có thêm con chữ h.

 

 

- HS đọc từ ứng dụng

 

 

 

 

 

 

- HS nghe GV hướng dẫn cách viết.

- HS viết bảng con.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hs đọc cá nhân , đọc theo nhóm.

 

 

- HS quan sát .

 

- Tiếng : thả,

- Cá nhân, cả lớp.

 

 

- Cá nhân, cả lớp.

 

 

- HS viết vào vở Tập viết.

 

- HS đọc : ổ, tổ.

- HS trả lời : gà, ngan, ngỗng, chó, mèo có ổ

- Chim, kiến, ong, mối, có tổ

- Con người có nhà để ở.

 

 

 

 

 - HS tham gia trò chơi.- HS hái hoa, đọc từ trong cái hoa.

 

Đạo đức

Gọn gàng, sạch sẽ ( tiết 2 )

 

I. Mục tiêu : Giúp HS biết được :

- Biết ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.

- HS biết giữ vệ sinh cá nhân, đầu tóc,quần áo gọn gàng,sạch sẽ..

* GDKNS: biết phân biệt được gọn gàng, sạch sẽ và chưa gọn gàng, sạch sẽ.

II. Đồ dùng dạy học :

- Vở Bài tập Đạo đức 1.

- Bài hát : Rửa mặt như mèo.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ : (5’)

- GV kiểm tra 2 HS.

+ Khi đi học em phải ăn mặc thế nào ?

2. Dạy bài mới : (25’)

a.Hoạt động 1: Bài tập 3(TL nhóm đôi).

- GV treo tranh.

             

 

              

+ Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ?.

* Kết luận : Chúng ta nên làm như các bạn ở  tranh 1, 3, 4, 5, 7, 8.

b. Hoạt động 2 : Bài tập 4 .

- Y/c 2 HS ngồi gần nhau giúp nhau sửa lại áo quần, đầu tóc cho gọn gàng.

- GV nhận xét, tuyên dương.

c. Hoạt động 3 : Hát bài : “Rửa mặt như mèo”.

-GV YC lớp hát bài:“Rửa mặt như mèo”. + Bạn mèo trong bài hát có s/ sẽ không?

+ Vì sao mèo bị đau mắt ?

* Kết luận :  Hằng ngày các em phải ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ để đảm bảo sức khoẻ, mọi người khỏi chê cười.

d. Hoạt động 4 : Đọc thơ.

- GV hướng dẫn HS đọc thơ :

           Đầu tóc em chải gọn gàng

 Áo quần sạch sẽ trông càng thêm yêu.

3. Củng cố, dặn dò   - Bài sau : Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.

- Nhận xét tiết học.

 

 

 

- Phải ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng.

 

 

- HS quan sát.

- HS thảo luận theo nhóm trả lời .

- Đại diện các nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

- HS làm việc theo nhóm đôi : Từng đôi một các em sửa sang quần áo, đầu tóc cho nhau.

 

 

- Cả lớp tham gia hát.

- HS trả lời.

 

- HS hiểu được gọn gàng, sạch sẽ cũng góp phần bảo vệ môi trường.

 

 

- Cả lớp đọc ghi nhớ

 

 

 

- HS tham gia trò chơi: Ai ngoan hơn?

* Mỗi nhóm chọn bạn giữ gìn quần áo gọn gàng, sạch sẽ, nhóm nào nhiều bạn hơn thì thắng cuộc.

 

 

                                    Thứ năm ngày 12 tháng 9 năm 2013

Toán

Luyện tập chung

I.Mục tiêu:

            - Biết sử dụng các từ bằng nhau ,bé hơn,lớn hơn và các dấu = ,< ,> để so sánh các số trong phạm vi 5.

             - HS làm bài tập: 1,2,3 SGK 

I. Đồ dùng dạy học :

         - Phiếu học tập ghi nội dung bài 1, thước kẻ.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ :  (5’)

- Gọi 2 HS lên bảng :

=

 

                      4…..5       2….1

           ?          3…3         5…3

- GV

 

- Nhận xét.

2. Bài mới(25’)

a. Giới thiệu bài :  Luyện tập chung

b Thực hành :

Bài 1 :

Cho Hs làm vào phiếu bài tập:

-Làm cho bằng nhau bằng cách:vẽ thêm hình,gạch bớt hình,vẽ thêm hoặc gạch bớt.

-GV nhận xét

Bài 2 : GV gọi HS nêu yêu cầu.

- Hướng dẫn bài mẫu.

- Yêu cầu HS làm bài  theo nhóm

Bài 3 : Gọi HS nêu yêu cầu  rồi hướng dẫn các em nối  theo mẫu

 

- Nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò : (3’)

- Trò chơi : Nhanh lên bạn ơi.

- Bài sau : số 6

-Nhận xét chung tiết học.

 

- 2 HS lên bảng, cả lớp làm bảng con.

 

 

 

 

 

 

- Cả lớp mở SGK trang 25.

 

 

 Bài 1:

-  HS làm vào phiếu bài tập mà GV chuẩn bị.

 

 

 Bài 2:

- HS làm bài theo nhóm 4 em

- Trình bày bài, nhận xét.

Bài 3:

-Chia lớp thành 3 đội:Mỗi đội cử một bạn lên thi tìm và nối nhanh để được kết quả đúng.Đội nào nối đúng được nhiều nhất trong vòng thời gian quy định thì thắng.

 

 

Học vần

Bài 16 Ôn tập

 

I.Mục tiêuGiúp HS

            - Đọc được :i,a, n, m, d, đ, t, th các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 12 đến bài 16.

            - Viết được:i,a, n, m, d, đ, t, th, các từ ngữ  ứng dụng từ bài 12 đến bài 16

            -Nghe, hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể : cò đi lò dò.

            * HS giỏi: Nghe kể lại dược 2-3 đoạn truyện trong tranh

II. Đồ dùng dạy học :

            - Bảng ôn (trang 34 SGK)

            - Tranh minh họa câu ứng dụng và tranh minh họa truyện kể.

            - Sách Tiếng Việt 1 Tập 1, Vở Tập viết, bảng con.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1 . Kiểm tra bài cũ : (7’)

- Gọi 3 HS đọc bài SGK phần 1, phần 2 và toàn bài.

- Yêu cầu HS viết bảng : t, th, tổ, thỏ.

- Nhận xét, ghi điểm.

2. Dạy bài mới :  (25’)

a . Giới thiệu bài :

-Tuần qua các em đã học những âm nào?

- GV ghi lại ở bảng.

- GV gắn bảng ôn 1 và hỏi : Ở bảng này, cô có các chữ ghi các âm đã học trong tuần qua, các em kiểm tra xem đã đủ chưa

b. Ôn tập :

+ Luyện đọc :

- GV đọc và yêu cầu HS lên chỉ chữ.

- GV chỉ bảng không theo thứ tự yêu cầu học sinh đọc

 + Hoàn thành bảng ôn 1 :

- HD lấy n ghép với ô được tiếng gì ?

- GV ghi bảng : .

- Tương tự như vậy, GV yêu cầu HS ghép lần lượt các âm ở hàng dọc với các  âm ở hàng ngang.

- GV ghi bảng, hoàn thành bảng ôn 1.

+ Hoàn thành bảng ôn 2 :

- HD ghép thêm dấu thanh vào để có tiếng mới

- lấy ghép với dấu huyền được từ gì ?

- Tương tự như vậy, HS ghép các tiếng ở hàng dọc với lần lượt các dấu thanh.

- GV vừa viết bảng kết hợp với giải nghĩa từ.

- Hoàn thành bảng ôn 2.

+ Đọc tiếng, từ ứng dụng :

tổ cò  - da thỏ

lá mạ - thợ nề

- GV đọc mẫu.

- GV yêu cầu HS phân tích tiếng có âm đang ôn

- Yêu cầu HS đọc kết hợp giải nghĩa từ.

+ Luyện viết bảng con :

 

- Hướng dẫn HS viết từ : tổ cò, lá mạ

Chú ý : Khoảng cách giữa các chữ là một ô, giữa các tiếng trong từ bằng một con chữ o.

                         

                        Tiết 2

c. Luyện tập :

+ Luyện đọc : (10’)

- GV yêu cầu HS đọc lại bảng ôn ở tiết 1

- Đọc câu ứng dụng: GV treo tranh, giới thiệu câu : cò bố mò cá, cò mẹ tha cá về tổ.

- Cho HS luyện đọc : tiếng, từ, cụm từ, vế câu, câu.

- Đọc cả bài.

+ Luyện viết : (10’)

- GV hướng dẫn cho HS viết vào vở tập viết. - GV theo dõi, hướng dẫn các em học yếu.

+ Luyện nghe nói, kể chuyện : (7’)

- GV đọc tên câu chuyện : cò đi lò dò.

- GV kể lần 1.

- GV kể lần hai có sử dụng tranh.

- GV yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm.

- Trong truyện có mấy nhân vật ?

- Em thích nhân vật nào ?

- Ý nghĩa của câu chuyện: Tình cảm chân thành giữa Cò và anh nông dân

-Gọi 2HS kể lại 1, 2 đoạn (dành cho HS khá giỏi)

3. Củng cố dặn dò(3’)

- GV chỉ bảng ôn cho HS đọc lại.

- Bài sau : U, Ư.

- Nhận xét tiết học.

 

 

- 3 HS đọc bài.

- 1 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con.

 

 

 

 

- HS trả lời : i, a, n, m, d, đ, t, th.

 

 

- HS đọc các âm

 

 

 

- HS1: Chỉ và đọc các âm ở hàng ngang.

- HS2: Chỉ và đọc các âm ở hàng dọc.

- 2 HS lên bảng.

- HS đọc : cá nhân, cả lớp.

- HS :

 

 

- HS ghép (mỗi em ghép một tiếng).

 

- HS nối tiếp nhau đọc, cả lớp.

 

 

- 2 HS lên bảng chỉ và đọc.

- HS : mờ

- HS ghép (mỗi em ghép một từ).

 

 

 

- HS nối tiếp nhau đọc, cả lớp

 

- 1 HS đọc lại.

- HS phân tích từ

 

 

 

 

 

- HS viết bảng con.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài tiết 1(Cá nhân, cả lớp)

- Hs quan sát tranh

- HS đọc thầm tìm tiếng có âm đang ôn

 

- Luyện đọc cả câu

 

 

- HS viết vào vở Tập viết.

 

 

 

- HS nhắc lại tên câu chuyện.

- HS nghe GV kể.

- 2 đội tham gia chơi.

- Các nhóm tập kể và cử đại diện lên thi tài.

- Có 2 nhân vật.

- HS trả lời.

- Cá nhân, cả lớp.

 

* Hs giỏi kể

 

 

 

- Lắng nghe

 

Thủ công

 Xé , dán hình vuông

 

I. Mục tiêuGiúp HS :

- Biết cách vẽ, xé, dán hình vuông.

- Xé dán được hình vuông.Đường xé có thể chưa thẳng hoặc bị răng cưa.Hình dán có thể chưa thẳng

- Đối với HS khéo tay xé được những hình vuông tương đối thẳng,ít bị răng cưa.Kết hợp với vẽ trang trí.

II. Đồ dùng dạy học :

- GV : Bài mẫu, giấy màu.

- HS : Giấy vở.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ :  (5’)

- Nhận xét bài trước, kiểm tra đồ dùng.

2. Dạy bài mới : (25’)

a. Giới thiệu bài : GV cho HS xem mẫu và giới thiệu bài.

b. Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét :

- GV chỉ vật mẫu trên bảng :

+ Đây là các hình gì ?

+ Các hình đó có màu sắc như thế nào ?

+ Hãy tìm thêm các đồ vật có hình vuông, hình tròn ?

c. Hướng dẫn mẫu :

+. Vẽ hình vuông :

- Vẽ vào mặt sau của giấy màu 1 hình vuông ( cạnh 8 ô).

+.Xé h/vuông: Xé rời hình khỏi tờ giấy.

+. Dán hình :

- Xếp hình cho cân đối trước khi dán.

- Dán hình bằng một lớp hồ mỏng, đều.

d. Thực hành :

- Cho HS thực hành xé trên giấy màu.

- GV theo dõi, hướng dẫn cho các em.

3. Nhận xét, dặn dò : (3’)

- Nhận xét tiết học.

- Bài sau : Xé dán hình tròn.

 

- HS để đồ dùng lên bàn.

 

- HS quan sát mẫu.

 

- HS quan sát, nhận xét :

 

+ Là hình vuông.

+ Có màu cam, màu đỏ.

+ Khăn mùi xoa, viên gạch hoa...

 

 

 

 

 

- HS thực hành.

Thứ sáu ngày 13 tháng 9 năm 2013

Tập viết

lễ, cọ, bờ, hổ

I.Mục tiêu:   Giúp HS :

            -  Viết các chữ : lễ,cọ,cọ,bờ,hổ   kiểu chữ thường, cỡ vừa theo vở Tập viết

            - Viết đủ số dòng trong vở tập viết(Dành cho HS khá giỏi).

II. Đồ dùng dạy học :

            - Chữ mẫu : lễ, cọ, bờ, hổ.

            - Vở Tập viết.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1 . Kiểm tra bài cũ :  (7’)

- GV yêu cầu 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con.- Nhận xét.

2. Dạy bài mới :        (25’)

a . Giới thiệu bài :  lễ, cọ, bờ, hổ.

b. Hướng dẫn viết :

- GV treo bài mẫu cho HS xem.

- GV lần lượt giới thiệu và hướng dẫn quy trình viết từng chữ (vừa viết vừa hướng dẫn)

+ lễ : viết chữ l, nối nét sang chữ ê, viết dấu ngã trên chữ ê.

+ cọ : viết chữ c, nối nét sang chữ o, viết dấu nặng dưới chữ o.

+ bờ : viết chữ b, nối nét sang chữ ơ, viết dấu huyền trên chữ ơ.

+ hổ : viết chữ h, nối nét sang chữ ô, viết dấu hỏi trên chữ ô.

- GV yêu cầu HS viết bảng con.

c . HS viết vở Tập viết :

- GV hướng dẫn cho HS viết vào vở tập viết. - GV theo dõi, hướng dẫn các em học yếu.

- Thu vở 5 em, nhận xét.

3. Củng cố dặn dò : (3’)

-  Nhận xét tiết học.

- Bài sau : Tập viết tuần 4 : mơ, do, ta, thơ.

 

 

- HS viết : bê, lê, cô, cờ.

 

 

 

 

 

- HS quan sát và 1 em đọc cả bài viết.

- HS nhìn bảng nghe GV hướng dẫn viết.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS viết bảng con.

 

* Chú ý: Nét nối giữa các con chữ

- HS viết vào vở tập viết.

 

 

 

 

Tập viết

mơ, do, ta, thơ

 

I.Mục tiêu:   Giúp HS :

            - Viết các chữ : mơ, do, ta, thơ  kiểu chữ thường, cỡ vừa theo vở Tập viết

            - Viết đủ số dòng trong vở tập viết(Dành cho HS khá giỏi).

II. Đồ dùng dạy học :

            - Chữ mẫu : mơ, do, ta, thơ.

- Vở Tập viết.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1 . Kiểm tra bài cũ :  (5’)

- Kiểm tra vở tập viết.

- Nhận xét tiết tập viết trước.

2. Dạy bài mới :    (25’)

a . Giới thiệu bài :

- Hôm nay các em tập viết các từ : mơ, do, ta, thơ

b. Hướng dẫn viết :

- GV treo bài mẫu cho HS xem.

- GV lần lượt giới thiệu và hướng dẫn quy trình viết từng chữ (vừa viết vừa hướng dẫn)

+ mơ : viết chữ m, nối nét sang chữ ơ.

+ do : viết chữ d, nối nét sang chữ o.

+ ta : viết chữ t, nối nét sang chữ a.

+ thơ : viết chữ th, nối nét sang chữ ơ

- GV yêu cầu HS viết bảng con.

c . HS viết vở Tập viết :

- GV hướng dẫn cho HS viết vào vở tập viết. - GV theo dõi, hướng dẫn các em học yếu.

3. Củng cố dặn dò : (3’)

-  Nhận xét tiết học.

- Các em viết lại các từ này vào vở.

 

- 5 HS.

 

 

 

 

 

- HS quan sát và 1 em đọc cả bài viết.

- HS nhìn bảng nghe GV hướng dẫn viết.

 

 

- HS viết bảng con.

 

 

 

 

* Chú ý: Nét nối giữa các con chữ

- HS viết vào vở tập viết.

 

Toán

Số 6

I. Mục tiêu : Giúp HS :

-Biết 5 thêm 1 bằng 6,viết được số 6,đọc đếm được từ 1 đến 6,so sánh các số trong phạm vi , biết vị trí số 6 trong đãy số từ 1 đến 6.

* HS làm bài tập: 1,2,3 SGK. Bài tập 4 học sinh giỏi

II. Đồ dùng dạy học :

-Tranh vẽ trong SGK.Các chấm tròn

- Các hình ở hộp đồ dùng học Toán.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ : (5’)

-Gọi 2 hS lên bảng làm bài 2 trong SGK/25

- GV nhận xét.

2. Bài mới :       (25’)

a. Giới thiệu  số 6 :

* Giới thiệu số:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh.

- GV chỉ vào từng tranh và nói : Có 5 em đang chơi, có 1 em khác đang đi tới.Tất cả là sáu em.

- GV : Có 5 chấm tròn,thêm 1 chấm tròn nữa là mấy?

- GV giới thiệu chữ số 6 in và chữ số 6 viết.(số 6 được viết bằng chữ số 6)

- Yêu cầu HS viết số vào bảng con.

*Nhận biết thứ tự của số 6 trong dãy số:1,2,3,4,5,6.

-HD hs đếm từ 1đến 6 rồi ngược lại.

 b. Thực hành :

Bài 1 : GV hướng dẫn HS viết 1 dòng số 6.

Bài 2 : Yêu cầu HS đếm rồi điền số tương ứng vào ô trống.

- Gọi HS nêu kết quả.

Bài 3 : GV nêu yêu cầu : Viết số

 

Bài 4(dành cho HS khá, giỏi)

 

 

 

3. Củng cố, dặn dò (3’)

 - Bài sau : số 7.

- Nhận xét tiết học.

 

 

- 2 HS lên bảng thực hiện.

 

 

 

 

- HS quan sát tranh

- Có 5 em thêm 1 em là sáu em.

 

 

- Có 5 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là 6 chấm tròn

- 6 bạn, 6 chấm tròn

- HS nhận biết số 6

- Đọc 6 : Sáu

          1,2,3,4,5,6.

- HS đếm 1,2,3,4,5,6.

             6,5,4,3,2,1.

Bài 1: viết vào vở cả lớp

Bài 2:

- HS đếm và nêu kết quả

 

 Bài 3:

- HS viết bảng con.

 Bài 4:

- HS từng đôi :Hỏi – Đáp kết quả

6  > 5        6 >2        1 <2        3 = 3

6 > 4         6 > 1       2 > 4       3 < 5

6 > 3         6 = 6        4 < 6      5 < 6

 

 

 

Sinh hoạt lớp

 (Tuần 4)

I. Mục tiêu :

            - Học sinh thấy được ưu khuyết điểm của mình để khắc phục và phát huy tính tích cực .

            - Rèn tính mạnh dạn , tự tin cho học sinh.

            - Phổ biến kế hoạch tuần tới

            - Giúp học sinh có tính mạnh dạn, hoạt bát hơn, có ý thức vươn lên trong học tập.

II. Chuẩn bị :

            - Bản đánh giá trong tuần và kế hoạch tuần sau

            - Danh sách học sinh tiêu biểu trong tuần

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ổn định tổ chức

2. Đánh giá hoạt động trong tuần

*Ưu điểm:

- Nề nếp khá ổn định

- Các em có nhiều tiến bộ trong học tập

- Cùng với GV vệ sinh  trường, lớp sạch sẽ.

- Biểu dương những học sinh chấp hành tốt nội quy của lớp của  nhà trường và chăm chỉ học tập  

*Tồn tại:

- Một số em còn nói chuyện riêng  trong giờ học

- Một số em đọc viết đang còn chậm

3. Phương hướng tuần tới:

- Học chương trình tuần 5

- Khắc phục những tồn tại trên và phát huy ưu điểm.

- Thực hiện đúng theo nội quy lớp học

- Tiếp tục ổn định nề nếp

- Tiếp tục phong trào rèn chữ giữ vở

- Tiếp tục thi đua học  tập tốt để nhận những bông hoa điểm tốt

- Nhắc chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ , giữ sạch vở, sách.

- Thường xuyên giữ gìn vệ sinh chung.

 

- Cả lớp hát tập thể

- Học sinh lắng nghe

* Các tổ báo cáo kết quả của từng thành viên về các mặt: học tập, đạo đức, nề nếp, chuyên cần

- Học sinh nêu những bạn học tốt , đi học chuyên cần

- HS vỗ tay

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh lắng nghe

 

Luyện Toán

Số 6

I. Mục tiêu :

- HS biết 5 thêm 1 bằng 6,viết được số 6

- Đọc đếm được từ 1 đến 6,so sánh các số trong phạm vi , biết vị trí số 6 trong đãy số từ 1 đến 6.

I. Đồ dùng dạy học :

-Vở luyện toán, bảng phụ

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Luyện tập

Bài 1 : Viết số 6

- Cho HS viết 2 dòng số6 vào vở

Bài 2 :

- Hướng dẫn bài mẫu.

- GV theo dõi sửa sai

Bài3: Viết số vào ô trống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV theo dõi sửa sai

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học

- 1 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con.

- viết vở

 

- HS quan sát tranh và làm bảng lớp

 

- HS quan sát tranh và làm bảng lớp

 

- HS làm vở

 

       
   
 
     
 
   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Luyện Toán

Luyện tập chung

I. Mục tiêu :

- HS biết thêm hoặc gạch bớt để có số lượng bằng nhau.

I. Đồ dùng dạy học :

-Vở luyện toán, tranh

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Luyện tập

1.Làm cho bằng nhau( vẽ thêm hoặc gạch bớt )

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV theo dõi sửa sai.

2.Nối        với số thích hợp :

 

 

 

 

 

3.Nối         với số thích hợp :

 

 

 

- GV theo dõi sửa sai.

 Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học

 

- HS nhình tranh gạch bớt

a/

                    

 

b/

             

 

                      

c/

      

 

- HS nối tiếp lên bảng nối

          < 2                    < 3                   <4

 
   

 


         

 

- HS nối tiếp lên bảng nối

2>                    3>               4>                 5 >

 

Thực hành Tiếng Việt

Tiết 3 ( trang 29 )

 
 

t, th

 

 

 

 

I . Mục tiêu:

- Học sinh tìm tiếng có âm t, th  trong các tranh.

- Nối câu thích hợp ứng với mỗi hình.

- Viết câu bé có ti vi, bố là thợ mỏ.

II. Đồ dùng dạy học:

- Vở thực hành Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Tiếng nào có âm t? Tiếng nào có âm th ? Viết tiếng còn thiếu vào dưới tranh :

- GV yêu cầu HS nhận xét tranh và tìm tiếng có âm t, th.

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét sửa sai

2 . Nối chữ với hình :

- GV yêu cầu nhận xét tranh

 

 

 

- GV nhận xét sửa sai

3. Viết:

- GV yêu cầu HS đọc câu cần viết.

- GV hướng dẫn            

 

 

 

 

- GV theo dõi sửa sai

Củng cố dặn dò:

- Dặn dò và nhận xét tiết học.

 

 

 

- HS tìm và nêu miệng

- HS trả lời

+ Tranh 1 : thợ đá, tiếng thợ  có âm th

+ Tranh 2 : tổ có âm t

+ Tranh 3 : tivi, tiếng ti có âm t

+ Tranh 4 : thợ mỏ, tiếng thợ có âm th

+ Tranh 5 : tò vò, tiếng tò có âm t

+ Tranh 6 : thỏ có âm th

+ Tranh 7 : tạ  có âm t

+ Tranh 8 : tô mì, tiếng tô có âm t

- HS đọc các tiếng dưới tranh

 

- HS trả lời, nối vào vở và đọc  nối tiếp

+ Tranh 1: bố vi là thợ đá

+ Tranh 2 : bố tí là thợ mỏ

+ Tranh 3 : hổ to, thỏ bé

+ Tranh 4 : hổ và thỏ thi đi bộ

 

 

- Vài HS đọc câu cần viết

- HS viết vào vở

bé có ti vi

bố là thợ mỏ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 

TUẦN 5

 

 

 

 

 

Thứ hai ngày 16 tháng 9 năm 2013

Học vần

Bài 17:   u-ư

I. Mục tiêu :Giúp HS :

            - Đọc  được : u, ư, nụ, thư.và câu ứng dụng: Thứ tư bé Hà thi vẽ.

            - Viết được u , ư , nụ , thư.

            - Luyện nói từ 2- 3 câu  theo chủ đề : Thủ đô.

II. Đồ dùng dạy học:

            - 1 lá thư, 1 nụ hồng.

            - Tranh minh họa bài học.

            - Sách Tiếng Việt 1 Tập 1, Vở Tập viết, bảng con, hộp đồ dùng học Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

                        Hoạt động của học sinh           

1 . Kiểm tra bài cũ : (7’)

- Gọi 3 HS đọc bài.

- Yêu cầu HS viết bảng : tổ cò, lá mạ.

- Nhận xét.

2. Dạy bài mới :      (25’)

a . Giới thiệu bài :

- Hôm nay, chúng ta học âm mới : u, ư.

b. Dạy chữ ghi âm :

+ Nhận diện chữ, phát âm:

 * Âm u :

- GV viết chữ u in lên bảng .

- Hãy nêu nét cấu tạo ?

- GV viết chữ u thường lên bảng phụ.

- Hãy nêu nét cấu tạo ?

- GV HD phát âm:Miệng mở hẹp như i nhưng tròn môi: u.

- Chọn âm u.

+ Đánh vần:

- GV hỏi: Có âm u, muốn có tiếng nụ làm thế nào?

-Phân tích tiếng nụ.

-  GV viết bảng : nụ

- GV yêu cầu HS đánh vần tiếng

- Ghép tiếng nụ

- Đọc trơn tiếng

- GV treo tranh và hỏi : Tranh vẽ gì ?

- GIới thiệu tiếng nụ

+. Luyện đọc từ ứng dụng:

Cá thu – thứ tự

* Âm ư

- Quy trình dạy tương tự như dạy chữ u

+. So sánh hai âm vừa học : u với ư :

- Luyện phát âm, đọc tiếng ứng dụng

+. Đọc từ ứng dụng :

đu đủ  -   cử tạ

- Yêu cầu HS tự đọc thầm, đọc trơn từ

- HS tìm tiếng có âm vừa học trong các từ ứng dụng.

- Yêu cầu HS phân tích các tiếng đó.

- Yêu cầu HS đọc toàn bài.

+ Hướng dẫn viết bảng con :

 

- Viết chữ u : Đặt bút trên đường kẻ thứ hai viết nét xiên phải, đưa bút lên đường kẻ thứ ba để viết nét móc ngược, rồi lại đưa bút lên đường kẻ thứ ba để viết nét móc ngược thứ hai. Dừng bút ở đường kẻ thứ hai.

- Viết chữ nụ : Đặt bút ở trên đường kẻ thứ hai viết con chữ n, nối nét sang con chữ u, viết dấu nặng dưới con chữ u.

- Cho HS viết bóng.

- Cho HS viết bảng con n, nụ, GV viết bảng con.

- Hướng dẫn viết chữ ư, thư theo quy trình trên.                       Tiết 2

c. Luyện tập :

+ Luyện đọc : (10’)

- GV yêu cầu HS đọc lại trên bảng lớp.

- Yêu cầu HS đọc phần 1, phần 2 SGK

-GV treo tranh, giới thiệu câu :

             thứ tư, bé hà thi vẽ

- Tìm tiếng có âm vừa học ?

- Cho HS luyện đọc : tiếng, từ, cụm từ, vế câu, câu.

- Đọc cả bài.

+ Luyện viết : (10’)

- GV hướng dẫn cho HS viết vào vở tập viết. - GV theo dõi, hướng dẫn các em học yếu.

+ Luyện nói :  (7’)

- GV treo tranh và gọi HS đọc tên bài luyện nói.

- Trong tranh, cô giáo đưa học sinh đi thăm cảnh gì ?

- Chùa Một Cột ở đâu ?

3. Củng cố - Dặn dò :

- Trò chơi : Tìm tiếng có âm vừa học.

- Nhận xét tiết học.

 

- 3 HS đọc bài.

- 1 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con.

 

 

 

Bài mới: Âm u - ư

 

 

- HS nêu:Gồm 2 nét : nét móc ngược, nét sổ.

 

- Gồm nét xiên phải và 2 nét móc ngược

 

 

- HS phát âm ( Cá nhân,  cả lớp)

 

- HS chọn đính âm u

 

- HS nêu: có âm u thêm âm n và dấu nặng được tiếng nụ

- HS nêu: Tiếng nụ có âm n đứng trước, u đứng sau., dấu nặng dưới âm u

-HS đánh vần:  nờ - u- nu- nặng- nụ ( cá nhân , cả lớp)

- HS đọc trơn tiếng nụ

- HS quan sát và trả lời : Tranh vẽ nụ.

- HS đọc trơn: nụ ( Nối tiếp cá nhân,cả lớp)

- HS luyện đọc tiếng

- HS luyện đọc từ ứng dụng

- HS tự tìm và nêu tiếng có âm đang học: thu, thứ, tự

 

- Giống : chữ u

   Khác : ư có thêm dấu râu bên phải

- HS đọc trơn cả 2 âm

- HS đọc thầm

- Đọc trơn từ (cá nhân, cả lớp)

- HS nêu tiếng có âm vừa học: thu, đu, đủ, thứ , tự , cử.

 

 

 

- HS nghe GV hướng dẫn cách viết.

- HS viết bảng con.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hs đọc bài tiết 1

 

- HS quan sát .

 

- Tiếng : thứ, tư,

 

- HS đọc( cá nhân, cả lớp)

 

 

 

- HS viết vào vở Tập viết.

 

 

- HS đọc : thủ đô.

 

- Cảnh chùa Một Cột.

- Chùa Một Cột Ở Hà Nội.

- Thủ đô Hà Nội có rất nhiều cảnh đẹp.

 

 

- 2 đội tham gia chơi.

 

Toán

Số 7

I. Mục tiêu :Giúp HS :

- Có khái niệm ban đầu về số 7.

- Biết 6 thêm 1 được 7, viết số 7, đọc đếm được từ 1 đến 7, biết so sánh các số trong phạm vi 7, biết vị trí số 7 trong dãy số từ 1 đến 7.

- HS làm bài tập 1,2,3 SGK

*HS khá giỏi làm bài tập 4 SGK

II. Đồ dùng dạy học :

- Các nhóm có 7 mẫu vật cùng loại.

- Các hình ở hộp đồ dùng học Toán.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ :  (5’)

3 HS lên bảng làm các bài tập điền dấu >, <, =:

       2 ... 4          3 ... 3         5 ... 6

       5 ... 3          1 ... 3         6 ... 1

- 1 HS đếm từ 1 đến 6 và đếm ngược lại

- Nhận xét.

2. Bài mới : (25’)

a. Giới thiệu số 7 :

- GV yêu cầu HS quan sát tranh.

- Có 6 em đang chơi, 1 em khác đang đi tới. Tất cả có mấy em ?

- Gọi HS nhắc lại : Có 7 em.

- Yêu cầu HS lấy 6 hình tròn, lấy thêm 1 hình tròn. Tất cả có mấy hình tròn ?

- GV : Có bảy em, bảy hình tròn. Các nhóm này đều có số lượng là bảy.

- GV giới thiệu chữ số 7 in và chữ số 7 viết.

- GV hướng dẫn HS đếm từ 1 đến 7 rồi đếm ngược lại.

- Giúp HS biết số 7 liền sau số 6 trong dãy 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.

b. Thực hành :

Bài 1 : GV hướng dẫn HS viết 1 dòng số 7.

Bài 2 : Yêu cầu HS đếm xem trong mỗi hình có bao nhiêu vật rồi điền số tương ứng vào ô trống.

- Gọi HS nêu kết quả.

Bài 3 : Gọi HS nêu yêu cầu bài toán.

- GV hướng dẫn HS làm bài vào SGK.

- GV nhận xét.

Bài 4 :học sinh giỏi làm bảng.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Chữa bài, nhận xét.

 

3. Củng cố, dặn dò : (3’)

- Trò chơi : "Kết bạn”

GV hướng dẫn cách chơi và tổ chức HS chơi.

- Bài sau : Số 8.

- Nhận xét tiết học

- 3 HS lên bảng (mỗi em làm 2 bài theo cột dọc), cả lớp làm bảng con (cột 1)

 

 

- 1 HS đếm.

 

 

 

- HS quan sát tranh trang 28.

- Tất cả có 7 em.

 

- 3 HS nhắc lại.

- Tất cả có 7 hình tròn.

 

 

 

- HS viết số 7 ở bảng con.

 

- HS đếm : cá nhân, ĐT.

 

 

 

Bài 1: HS viết số 7 vào vở

 

Bài 2:

- HS đếm và điền số

- Nêu kết quả, nhận xét

Bài 3:

- 7 bàn ủi, 7 con bướm, 7 bút mực.

- Viết số thích hợp vào ô trống.

- HS làm bài vào vở

 Bài 4:

- Điền dấu : >, <, =

7 <  6      2 < 5      7 > 2       6 < 7

7 > 3       5  < 7     7  > 4      7 = 7

Trò chơi:

- Cả lớp tham gia trò chơi. Kết bạn theo nhóm với số lượng theo yêu cầu của GV.

 

Thực hành Toán

Tiết 1 ( trang 39 )

I Mục tiêu:

- Học sinh viết được số 7,8

- Biết viết số thích hợp vào ô trống

- Điền số thích hợp vào ô trống

II. Đồ dùng dạy học :

- Vở thực hành toán, bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Viết số 7,8

- GV hướng dẫn và cho HS viết lần lượt vào vở.

 

- GV theo dõi sửa sai

2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm :

- GV hướng dẫn và cho HS viết lần lượt vào vở.

 

- GV theo dõi sửa sai.

3. Viết số thích hợp vào ô trống :

 GV yêu cầu HS điền miệng

 

 

-GV theo dõi chữa bài.

4. Số:

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét.

 

 

 Củng cố dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

 

 

 

- HS làm vào vở.

- Một số HS yếu lên bảng.

                                           
     
     
     
     
     
       
     
     
 
 
 
 

1

 
 

2

 
 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 


- HS lần lượt điền và đọc lại dãy số

1

2

3

4

5

6

7

8

 

8

7

6

5

4

3

2

1

- HS làm vào vở.

               
         
 
   
 
     

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thực hành Tiếng Việt

Tiết 1 (trang 33 )

 
 

u, ư

 

 

 

 

 

I . Mục tiêu:

- Học sinh tìm tiếng có âm u, ư  trong các tranh.

- HS đọc được từ, câu ứng với mỗi tranh theo chủ đề bé có thư bố

- Viết từ cá thu, câu bé có thư bố.

II. Đồ dùng dạy học:

- Vở thực hành Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

 1. Tiếng nào có âm u? Tiếng nào có âm ư ?

- GV yêu cầu HS nhận xét tranh và tìm tiêng có âm u, ư

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét sửa sai

2 . Đọc :

- GV yêu cầu nhận xét tranh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét sửa sai

3. Viết:

- GV yêu cầu HS đọc câu cần viết.

- GV hướng dẫn

- GV theo dõi sửa sai

Củng cố dặn dò:

- Dặn dò và nhận xét tiết học.

 

 

 

 

 - HS tìm và nêu miệng

- HS trả lời

+ Tranh 1 : tủ có âm u

+ Tranh 2 : cá thu, tiếng thu có âm u

+ Tranh 3 : thư có âm ư

+ Tranh 4 : củ từ, tiếng từ có âm ư

+ Tranh 5 : tu hú, 2 tiếng đều có âm u

+ Tranh 6 : tù và, tiếng tù có âm u

+ Tranh 7 : đu đủ, 2 tiếng đều có âm u

+  Tranh 8 : cú có âm u

- Vài HS đọc các tiếng dưới tranh

 

- HS trả lời và đọc  nối tiếp cá nhân , tổ, dãy

+ Tranh 1: bố bé là thợ mỏ,

+ Tranh 2 : bố ở mỏ

+ Tranh 3 : bé ở thủ đô

+ Tranh 4 : có ô tô về thủ đô

+ Tranh 5 : a, cô tư!

 + Tranh 6 : bé à, bé có thư

+ Tranh 7 : thư ai đó ạ ?

 + Tranh 8 : thư bố

- Vài HS đọc câu cần viết

- HS viết vào vở

 

 

                                   Thứ ba ngày 17 tháng 9 năm 2013

Học vần

Bài 18:   x-ch

 

I. Mục tiêu :Giúp HS :

            - Đọc được : x, ch, xe, chó và câu ứng dụng: Xe ô tô chở cá về thị xã.

            - Viết được: x,ch,xe, chó

- Luyện nói 2- 3 câu theo chủ đề : xe bò, xe lu, xe ô tô

            *HSKT đọc được âm, viết được âm x, ch tiếng xe, chó

II. Đồ dùng dạy học :

            - Tranh minh họa bài học.

            - Sách Tiếng Việt 1 Tập 1, Vở Tập viết, bảng con, hộp đồ dùng học Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1 . Kiểm tra bài cũ : (7’)

- Gọi 3 HS đọc bài.

- Yêu cầu HS viết bảng : u, ư, nụ, thư.

- Nhận xét.

2. Dạy bài mới :      (25’)

a . Giới thiệu bài :

- Hôm nay, chúng ta học các chữ và âm mới : x, ch

b. Dạy chữ ghi âm :

+ Nhận diện chữ, phát âm, đánh vần:

 * Âm x :

- GV viết chữ x in lên bảng .

- Hãy nêu nét cấu tạo ?

- GV viết chữ x theo kiểu chữ viết thường lên bảng phụ.

- Hãy nêu nét cấu tạo ?

- GV HD phát âm: Khe hẹp giữa đầu lưỡi và răng, lợi, hơi thoát ra xát nhẹ không có tiếng thanh:xờ.

- Yêu cầu chọn âm x.

+Đánh vần:

- GV hỏi: Có âm x muốn được xe làm thế nào?

- Phân tích tiếng xe.

- Yêu cầu HS đánh vần

- Yêu cầu ghép tiếng xe

- GV treo tranh và hỏi : Tranh vẽ gì ?

- GV viết từ xe lên bảng

- HD đọc tiếng

+. Luyện đọc từ ứng dụng:

thợ xẻ - chì đỏ

* Âm ch :

- Quy trình dạy tương tự như dạy chữ x.

+ So sánh hai âm vừa học : x với c :

+ Đọc từ ứng dụng :

xa xa    -   chả cá

- GV yêu cầu Hs đọc thầm

- HS tìm tiếng có âm vừa học trong các từ ứng dụng.

- Yêu cầu HS phân tích các tiếng đó.

- Yêu cầu HS đọc toàn bài.

+ Hướng dẫn viết bảng con :

 

- Viết chữ x : Đặt bút dưới đường kẻ thứ ba một tí viết nét cong hở trái, dừng bút dưới đường kẻ thứ hai; đưa bút viết tiếp nét cong hở phải, lưng hai nét cong sát vào nhau.

- Viết chữ xe : Đặt bút ở dưới đường kẻ thứ ba một tí viết chữ x, nối nét sang chữ e. Điểm dừng bút nằm ở dưới đường kẻ thứ hai một tí.

- Hướng dẫn viết chữ ch, chó theo quy trình trên.                         Tiết 2

c. Luyện tập :

+ Luyện đọc : (10’)

- GV yêu cầu HS đọc lại trên bảng lớp.

- Đọc câu ứng dụng: GV treo tranh, giới thiệu câu : xe ô tô chở cá về thị xã.

- Tìm tiếng có âm vừa học ?

- Cho HS luyện đọc : tiếng, từ, cụm từ, vế câu, câu.- Đọc cả bài.

+ Luyện viết : (10’)

- GV hướng dẫn cho HS viết vào vở tập viết. - GV theo dõi, hướng dẫn các em học yếu.

+ Luyện nói : (7’)

- GV treo tranh và gọi HS đọc tên bài luyện nói.

- Em hãy chỉ và nói tên từng loại xe trong tranh ?

- Xe bò thường dùng làm gì ? Vì sao gọi là xe bò?

- Xe lu dùng làm gì ?

- Xe ô tô còn được gọi là gì ?

- Nó dùng để làm gì ?

3. Củng cố dặn dò : (3’)

- Trò chơi : Tìm tiếng có âm vừa học.

- Bài sau : s, r

- GV nhận xét chung tiết học .

 

 

- 3 HS đọc bài.

- 1 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con.

 

 

 

Bài mới: Âm x - ch

 

 

 

 

- Gồm 2 nét : nét xiên phải và nét xiên trái.

- Gồm nét cong hở trái và nét cong hở phải.

 

- Hs phát âm ( Cá nhân, cả lớp)

 

 

- HS chọn đính âm x

 

- Hs nêu: Có âm x thêm âm e được tiếng xe.

- Hs nêu: tiếng xe có âm x trước âm e sau.

- Đánh vần: Cá nhân : xờ- e- xe ,

 

-Hs ghép tiếng xe

- HS quan sát và trả lời : Tranh vẽ xe.

- HS đọc trơn tiếng: xe

 

- HS luyện đọc từ ứng dụng ( cá nhân, nhóm, cả lớp)

 

 

 

 

- Giống : đều có nét cong hở phải.

   Khác : x có thêm nét cong hở trái.

 

- HS đọc thầm

- Đọc trơn( cá nhân, cả lớp)

- Tìm tiếng có âm mới học: xẻ, xa, chì, chả.

- Hs đọc toàn bài ( nối tiếp cá nhân, cả lớp)

 

 

- HS nghe GV hướng dẫn cách viết.

- Hs viết bảng con

 

 

 

* Chú ý nét viết liền nét âm ch

 

 

 

 

 

 

 

- Cá nhân, cá nhân, cả lớp

- HS đọc ( cá nhân)

- HS quan sát .

- HS đọc thầm câu tìm tiếng

- Tiếng : xe, chở, xã

 

- Cá nhân, cả lớp.

 

- HS viết vào vở Tập viết.

 

 

 

- HS đọc : xe bò, xe lu, xe ô tô

 

- Dùng để chở lúa, chở hàng. Gọi nó là xe bò vì xe này dùng bò kéo.

- Dùng để san đường.

- Xe con.

- Dùng để chở người.

 

 

- 2 đội tham gia chơi.

 

 

 

Toán

Số 8

I. Mục tiêu: Giúp HS :

- Biết 7 thêm 1 được 8, viết số 8, đọc đếm được từ 1 đến 8

- Biết so sánh các số trong phạm vi 8, biết vị trí số 8 trong dãy số từ 1 đến 8

- HS làm bài tập 1,2,3,SGK

*HSKG làm được bài tập 1

II. Đồ dùng dạy học :

- Các nhóm có 8 mẫu vật cùng loại.

- Các hình ở hộp đồ dùng học Toán.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ : (5’)

 3 HS lên bảng làm các bài tập điền số :

       2 < ...          4 > ...         6 = ...

       ... >  3         1 < ...         7 > ...

- 1 HS đếm từ 1 đến 7 và đếm ngược lại

- Nhận xét.

2. Bài mới : (25’)

a Giới thiệu số 8 :

- GV yêu cầu HS quan sát tranh.

- Có 7 em đang chơi, 1 em khác đang đi tới. Tất cả có mấy em ?

- Gọi HS nhắc lại : Có 8 em.

- Yêu cầu HS lấy 7 hình tròn, lấy thêm 1 hình tròn. Tất cả có mấy hình tròn ?

- GV : Có tám em, tám hình tròn. Các nhóm này đều có số lượng là tám.

- GV giới thiệu chữ số 8 in và chữ số 8 viết.

- GV hướng dẫn HS đếm từ 1 đến 8 rồi đếm ngược lại.

 

- Giúp HS biết số 8 liền sau số 7 trong dãy 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.

3. Thực hành :

Bài 1 : GV hướng dẫn HS viết 1 dòng số 8.

Bài 2 : Yêu cầu HS đếm xem trong mỗi hình có bao nhiêu chấm tròn rồi điền số tương ứng vào ô trống.

- Gọi HS nêu kết quả.

Bài 3 : Gọi HS nêu yêu cầu bài toán.

- GV hướng dẫn HS làm bài

- GV nhận xét.

 

Bài 4 :Gọi HS nêu cách làm.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Chữa bài, nhận xét.

 

3. Củng cố, dặn dò : (3’)

- Trò chơi : " Kết bạn”

GV hướng dẫn cách chơi và tổ chức HS chơi.

- Bài sau : Số 9.

- Nhận xét tiết học

- 3 HS lên bảng (mỗi em làm 2 bài theo cột dọc), cả lớp làm bảng con (cột 1)

 

 

- 1 HS đếm.

 

 

 

- HS quan sát tranh trang 30.

- Tất cả có 8 em.

 

- 3 HS nhắc lại.

- Tất cả có 8 hình tròn.

 

 

 

 

 

- HS viết số 8 ở bảng con.

- HS đếm : cá nhân, ĐT.

       1,2,3,4,5,6,7,8.

       8,7,6,5,4,3,2,1.

- Hs nêu: số 8 là số liền sau số 7

 

Bài 1:

- HS viết số 8 vào vở

 Bài 2:

- HS đếm và điền số vào ô trống

 Bài 3:

- HS nêu kết quả.

- Viết số thích hợp vào ô trống.

- HS làm bài bảng con

 Bài 4:

- Điền dấu : >, <, =

- 4 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở

8 > 7        8 > 6        5 < 8       8 = 8

7 < 8        6 < 8        8 > 5       8 > 4

- Hs đọc kết quả nhận xét.

 

- Cả lớp tham gia trò chơi. Kết bạn theo nhóm với số lượng theo yêu cầu của GV.

 

Tự nhiên và xã hội

Vệ sinh thân thể

 

I. Mục tiêu :  Giúp HS biết :

- Nêu được các việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thân thể

- Biết cách rửa mặt, rửa tay chân sạch sẽ

* HS khá, giỏi nêu được cảm giác khi bị mẩn ngứa, ghẻ, cháy rận, đau mắt, mụn nhọt, Biết cách đề phòng.

II. Đồ dùng dạy học :

- Các tranh minh họa bài học trong SGK.

- Xà phòng, khăn mặt, bấm móng tay.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ :

- Mắt để làm gì ? Nêu những việc cần làm để bảo vệ mắt ?

- Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ tai ?

- GV nhận xét.

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài :

- Từng cặp HS xem và nhận xét tay ai sạch, tay ai chưa sạch.

- GV : ngoài đôi bàn tay ra thì tất cả các bộ phận khác trong cơ thể đều cần phải giữ gìn sạch sẽ. Hôm nay chúng ta học bài : Giữ vệ sinh thân thể. Ghi đầu bài lên bảng.

b. Các hoạt động :

Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm đôi

- GV : Hằng ngày em làm gì để giữ sạch thân thể, quần áo, ...

- Gọi đại diện một số nhóm trình bày trước lớp.

- GV nhận xét, bổ sung.

 Hoạt động 2 : Làm việc với SGK

  

- GV nêu nhiệm vụ : Quan sát các hình vẽ ở trang 12, 13 SGK  và nêu rõ việc làm nào đúng, việc làm nào sai, tại sao ?

- GV gọi đại diện mỗi nhóm lên trình bày.

* Kết luận : Những việc em nên làm là : Tắm, gội đầu bằng nước sạch và xà phòng; thay quần áo, nhất là quần lót; rửa, cắt móng tay, chân. Không nên tắm ở ao hoặc bơi ở chỗ nước không sạch.

Hoạt động 3 : Thảo luận cả lớp

- GV hỏi : Hãy nêu các việc cần làm khi tắm ?

- GV viết bảng

* Kết luận : Khi tắm cần :

+ Chuẩn bị nước tắm, xà phòng, khăn tắm,... sạch sẽ.

+ Khi tắm : dội nước, xát xà phòng, kì cọ, ...

+ Mặc quần áo sạch sẽ.

Chú ý : Tắm nơi kín gió.

- Nên rửa tay khi nào ?

- Nên rửa chân khi nào ?

- GV yêu cầu HS kể những việc làm không vệ sinh mà nhiều người mắc phải.

3. Củng cố, dặn dò:         (3’)

- Hằng ngày em làm gì để giữ vệ sinh thân thể ?

- Em nên làm gì trước khi tắm ?

- Bài sau Chăm sóc và bảo vệ răng.

- Nhận xét tiết học.

 

 

- 2 HS trả lời.

 

- 2 HS trả lời.

 

 

 

 

- HS xem và nhận xét tay bạn sạch hay chưa.

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo cặp.

 

- 5 HS trình bày.

 

 

 

- HS quan sát tranh và thảo luận theo cặp.

 

 

- Mỗi em nói về một hình.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS suy nghĩ và trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chuẩn bị quần áo, xà phòng, khăn lau

 

 

 

 

 

 

 

 

- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.

- Rửa chân trước khi đi ngủ.

- HS kể : dùng tay bẩn bốc thức ăn, cắn móng tay, đi chân đất, ...

 

- HS lắng nghe.

 

 

- HS trả lời.

 

 

Thực hành Toán

Tiết 2 ( trang 40 )

 

I Mục tiêu:

- Học sinh viết được số 9

- Biết viết số thích hợp vào ô trống - Điền dấu >,<,=.

II. Đồ dùng dạy học :

- Vở thực hành toán, bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học:

            Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Viết số 9

- GV hướng dẫn và cho HS viết lần lượt vào vở.

- GV theo dõi sửa sai

2. Viết số

- GV hướng dẫn và cho HS viết lần lượt vào vở.

 

- GV theo dõi sửa sai.

3. Viết số thích hợp vào ô trống :

 GV yêu cầu HS điền miệng

 

 

 

 

-GV theo dõi chữa bài.

4. Điền dấu >, <, =:

 

 

 

 

 

- GV nhận xét.

5.Đố vui :

Số ?

 

 

GV theo dõi chữa bài.

 Củng cố dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

 

 

- HS làm vào vở.

- Một số HS yếu lên bảng.

 

 

- HS lần lượt điền và đọc lại dãy số

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

 

9

8

7

6

5

4

3

2

1

0

 

- HS làm vào vở.

         
     
   
 
 
   

 

 

 

 

 


- HS làm vào vở.

 

 

 

 

 

8         6              9         8                  8          7

           
 

 
 

 
 

=

 

 


6         9               7         4                 4          4

           
 

 
 

 
 

=

 

 


5         8               2         0                 0          0

- HS giải miệng rồi làm vào vở

 

               
               

 

 

 

 

 

 

       Thực hành Tiếng Việt

Tiết 2 (trang 35 )

 
 

x, s, ch

 

 

 

 

 

I . Mục tiêu:

- Học sinh tìm tiếng có âm x, s,ch  trong các tranh.

- HS đọc được từ, câu ứng với mỗi tranh theo chủ đề hổ và thỏ

- Viết từ chữ số, câu chị hà đi xe đúng, đẹp.

II. Đồ dùng dạy học:

- Vở thực hành Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

*Khởi động:

- Giới thiệu

1. Tiếng nào có âm x ? Tiếng nào có âm s ? Tiếng nào có âm ch ?

- GV yêu cầu HS nhận xét tranh và tìm tiêng có âm x, s, ch

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét sửa sai

2 . Đọc : hổ và thỏ

- GV yêu cầu nhận xét tranh

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét sửa sai

3. Viết:

- GV yêu cầu HS đọc câu cần viết.

- GV hướng dẫn

- GV theo dõi sửa sai

Củng cố dặn dò:

- Dặn dò và nhận xét tiết học.

 

 

- Lắng nghe

 

 

 - HS đọc và nêu miệng

+ Tranh 1 : chị có âm ch

+ Tranh 2 : xe ca, tiếng xe có âm x

+ Tranh 3 : sẻ có âm s

+ Tranh 4 chè có âm  ch

+ Tranh 5 : chó có âm ch

+ Tranh 6 chõ có âm ch

+ Tranh 7 : si có âm s

+  Tranh 8 : xô có âm x

- Vài HS đọc các tiếng dưới tranh

 

 

- HS trả lời và đọc  nối tiếp cá nhân , tổ, dãy

+ Tranh 1: hổ và thỏ thi đi bộ

+ Tranh 2 : hổ thì to, thỏ thì nhỏ

+ Tranh 3 : hổ gừ gừ : thỏ sợ hổ à ?

+ Tranh 4 : thỏ hà hà : sợ gì !

+ Tranh 5 : thế thì thi đi!

 + Tranh 6 : thi thì thi chứ sợ gì !

 

 

- Vài HS đọc câu cần viết

- HS viết vào vở

 

Luyện Tiếng Việt

u,ư,x,ch

 

I.Mục tiêu:   HS :

            - Đọc  được :u,ư,x,ch , thú dữ, tủ cũ, tu hú, thợ xẻ, xe ca, lá chè

            - Viết được :đu đủ, cử tạ, xa xa, chả cá đúng đều, đẹp

II. Đồ dùng dạy học :

          - Tranh

            - Vở luyện viết, bảng con

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

 Luyện tập

 Giới thiệu bài :

- Hôm nay, chúng ta học lại các chữ và âm đã học

+ Luyện đọc :

- GV yêu cầu HS đọc bài ở bảng lớp.

- Đọc các tiếng : thú dữ, tủ cũ, tu hú, thợ xẻ, xe ca, lá chè

- Tìm tiếng có âm vừa học ?

- Cho HS luyện đọc - Đọc cả bài.

+ Luyện viết :

- GV hướng dẫn cho HS viết

 

 

 

 

 

 

 

+ Trò chơi : nhìn tranh điền chữ

        u hay ư, x hay ch

- GV đính tranh lên bảng , HS nối tiếp lên điền tiếp âm còn thiếu dưới tranh

- GV sửa sai

 Củng cố - Dặn dò :

- GV nhận xét chung tiết học .

 

 

 

 

 

 

 

- Hs phát âm ( cá nhân, cả lớp)

 

 

- cá nhân, cả lớp

 

 - HS viết vào bảng con lần lượt

- HS viết vào vở

         đu đủ

           cử tạ

           xa xa

           chả cá

- HS nối tiếp lên điền

 

       cú vọ,  củ từ

       xe lu, chợ cá

- HS khá giỏi đọc các tiếng vừa điền

 

 

                                       Thứ tư ngày 18 tháng 9 năm 2013

Học vần

Bài 19:   s-r

 

I. Mục tiêu Giúp HS :

            - Đọc được : s, r, sẻ, rễ và câu ứng dụng: Bé tô cho rõ chữ và số.

            - Viết được: s , r, sẻ , rễ

            - Luyện nói 2- 3 câu theo chủ đề : rổ, rá

            *HS khá giỏi đọc, viết được âm s, r

II. Đồ dùng dạy học :

            - Cây có rễ, rổ, rá.

            - Tranh minh họa bài học.

            - Sách Tiếng Việt 1 Tập 1, Vở Tập viết, bảng con, hộp đồ dùng học Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học :

 

              Hoạt động của giáo viên             

Hoạt động của học sinh

1 . Kiểm tra bài cũ : (7’)

- Gọi 3 HS đọc bài ( phần 1, phần 2, phần 3 SGK)

- Yêu cầu HS viết bảng : x, ch, xe, chó

- Nhận xét.

2. Dạy bài mới

a . Giới thiệu bài :

- Hôm nay,chúng ta học âm mới: s, r

b. Dạy chữ ghi âm :

+Nhận diện chữ, phát âm:

 * Âm s :

- GV viết chữ s in lên bảng .

- Hãy nêu nét cấu tạo ?

 

- GV viết chữ  thường lên bảng phụ.

- Hãy nêu nét cấu tạo ?

- GV HD phát âm: Uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra xát mạnh, không có tiếng thanh: sờ.

- Yêu cầu chọn âm s

+ Đánh vần:

- GV hỏi: Có âm s, muốn được tiếng sẻ làm thế nào?

- Phân tích tiếng sẻ.

 

- HD đánh vần tiếng

- GV treo tranh và hỏi : Tranh vẽ gì ?

- GV viết từ sẻ lên bảng, luyện học sinh đọc từ

+ Luyện đọc từ ứng dụng:

su su – rổ cá

 

- Yêu cầu đọc trơn cả  âm

* Âm  r :

- Quy trình dạy tương tự như dạy s.

+So sánh hai âm vừa học : s với r :

 

- Yêu cầu đọc cả 2 âm

+Đọc từ ứng dụng :

chữ số     cá rô

- Yêu cầu đọc thầm

- HS tìm tiếng có âm vừa học.

- Yêu cầu HS phân tích các tiếng đó.

- Yêu cầu HS đọc toàn bài.

+Hướng dẫn viết bảng con :

 

- Viết chữ s : Đặt bút tại đường kẻ thứ nhất viết nét xiên phải lên trên dòng kẻ thứ ba một tí viết nét thắt, viết tiếp nét cong hở phải. Dừng bút dưới đường kẻ thứ 2.

- Viết chữ sẻ : Đặt bút tại đường kẻ thứ nhất viết chữ s, nối nét sang chữ e. Viết dấu hỏi trên chữ e.

- Cho HS viết bảng con s, sẻ.

- Hướng dẫn viết chữ r, rễ theo quy trình trên.

                         Tiết 2

c. Luyện tập :

a. Luyện đọc : (10’)

- GV yêu cầu HS đọc lại trên bảng lớp.

- GV treo tranh, giới thiệu câu : bé tô cho rõ chữ và số

- Tìm tiếng có âm vừa học ?

- HD HS luyện đọc .

- Đọc cả bài.

+ Luyện viết : (10’)

- GV hướng dẫn cho HS viết vào vở tập viết.

+ Luyện nói : (7’)

- GV gọi HS đọc tên bài luyện nói.

- Tranh vẽ gì ?

- Rổ và rá thường được làm bằng gì ?

- Rổ, rá dùng làm gì ?

- Rổ và rá có gì khác nhau ?

- Ngoài rổ, rá em biết vật gì làm bằng mây tre ?

3. Củng cố dặn dò : (3’)

- Trò chơi : Ai nhanh hơn?

- Bài sau : k, kh.

 

- 3 HS đọc bài.

- 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con.

 

 

 

 

Bài mới: Âm s - r

 

 

 

- HS nhận biết

- Gồm 2 nét viết liền nhau: nét cong hở phải và nét cong hở trái.

- Gồm 3 nét : nét xiên phải, nét thắt, nét cong hở trái.

- HS phát âm ( nối tiếp cá nhân, cả lớp)

 

 

- HS chọn âm s đính vào bảng ( Đọc cá nhân, cả lớp)

- Hs nêu: có âm s thêm âm e và dấu hỏi được tiếng sẻ.

-Hs nêu: Tiếng sẻ có âm s đứng trước, e đứng sau, dấu hỏi trên e.

- HS Cá nhân : sờ- e- se- hỏi – sẻ, đọc trơn sẻ.

- HS quan sát và trả lời : Tranh vẽ chim sẻ.

- HS đọc trơn: sẻ

- HS đọc trơn: s – sẻ - sẻ ( nối tiếp cá nhân, cả lớp)

- HS luyện đọc từ ứng dụng ( Đọc nối tiếp nhóm đôi)

 

 

- Giống : nét xiên phải, nét thắt.

   Khác : kết thúc r là nét móc ngược, kết thúc s là nét cong hở trái.

- Hs đọc cả 2 âm

 

- Hs đọc thầm từ

- Nêu tiếng có âm đang học: su, rổ, rá, số, rô.

- HS đọc toàn bài (Đọc không theo thứ tự)

 

 

 

 

 

- HS nghe GV hướng dẫn cách viết.

 

 

 

 

 

- HS viết bảng con: s , r, sẻ, rễ.

 

 

 

 

- HS đọc ( cá nhân, cả lớp)

- HS quan sát .

- HS đọc thầm câu ứng dụng

- Tự tìm Tiếng  có âm đang học:  rõ, số

- Cá nhân, cả lớp.

 

 

 

- HS viết vào vở Tập viết.

 

- HS đọc : rổ, rá

- HS trả lời và chỉ trên tranh : rổ, rá.

- Tre, nhựa, nhôm, inox, …

- Rổ dùng đựng rau, rá để vo gạo

- Rổ được đan thưa hơn rá.

- Thúng, mủng, sàn, nong, nia...những đồ vật này dùng để cho nhà nông

- HS trả lời.

- 2 đội tham gia chơi: thi chọn băng từ đọc đúng, to , rõ

 

Đạo đức

Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập ( tiết 1 )

 

I. Mục tiêu :Giúp HS biết:

- Tác dụng của sách, vở đồ dùng học tập

- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.

- Thực hiện giữ sách vở đồ dùng học tập sạch đẹp.

II. Đồ dùng dạy học :

- Điều 28 trong công ước quốc tế về quyền trẻ em.

- Bài hát : Sách bút thân yêu ơi.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ : (5’)

- GV kiểm tra 2 HS.

+ Vì sao phải ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ ?

+ Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ có lợi gì

1. Dạy bài mới(25’)

 Hoạt động 1 : Bài tập 1

- GV nêu yêu cầu của bài tập : Tô màu và gọi tên các đồ dùng học tập trong tranh.

- GV theo dõi, hướng dẫn HS.

 Hoạt động 2 : Bài tập 2 .

- GV nêu yêu cầu của bài tập.

- HS giới thiệu theo gợi ý :

+ Tên đồ dùng học tập ?

+ Đồ dùng đó để làm gì ?

+ Cách giữ gìn đồ dùng học tập ?

- GV nhận xét.

* Kết luận : Được đi học là một quyền lợi của trẻ em. Giữ gìn đồ dùng học tập chính là giúp các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.

. Hoạt động 3 : Bài tập 3

- GV chia lớp làm 8 nhóm.

- Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:

+ Nhóm 1, 2 : Nêu cách giữ gìn cặp sạch sẽ.

+ Nhóm 3, 4 : Nêu cách giữ gìn sách

sạch sẽ.

+ Nhóm 5, 6 : Nêu cách giữ gìn bút, thước, màu, ... sạch sẽ.

+ Nhóm 7, 8 : Cần sắp xếp sách vở như thế nào khi học xong.

- GV yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày.

* Kết luận : Cần phải giữ gìn đồ dùng học tập :

+ Không làm dây bẩn, viết vẽ bậy lên sách, vở.

+ Không gập gáy sách, vở; không xé sách, vở.

+ Không dùng thước, bút, cặp để nghịch

+ Học xong phải cất gọn đồ dùng vào nơi quy định.

+ Giữ gìn đồ dùng học tập giúp các em thực hiện tốt quyền học tập của mình.

3.  Củng cố, dặn dò  (3’)

- Dặn dò : Các em sửa sang lại sách vở, đồ dùng học tập để tiết sau thi “ Sách vở ai đẹp nhất”

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

 

 

 

- HS trao đổi theo cặp.

- HS thực hành tô màu và gọi tên các đồ dùng học tập trong tranh ( cặp, bút chì, vở, sách, hộp bút, màu tô, ....)

 

- HS làm việc theo cặp

- Một số học sinh trình bày đồ dùng học tập của mình trước lớp.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm .

 

 

- Các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét.

 

- HS quan sát tranh và đánh dấu + vào tranh vẽ hành động đúng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cả lớp lắng nghe.

 

 

- HS nêu lại việc nên làm để giữ gìn sách vở và đồ dùng

 

 

 

 

Thứ năm ngày 19 tháng 9 năm 2013

Toán

Số 9

I. Mục tiêu: Giúp HS :

- Biết 8 thêm 1 được 9, viết số 9, đọc đếm được từ 1 đến 9

- Biết so sánh các số trong phạm vi 9, biết vị trí số 9 trong dãy số từ 1 đến 9

- HS làm bài tập 1,2,3,4 SGK

*HS khá giỏi làm được bài tập 1 SGK

II. Đồ dùng dạy học :

- Các nhóm có 9 mẫu vật cùng loại.

- Các hình ở hộp đồ dùng học Toán.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

 2 HS lên bảng làm các bài tập điền số :

1

 

3

4

 

 

7

 

 

 

 

6

5

 

 

2

 

-1HS đếm từ 1 đến 8 và đếm ngược lại

- Nhận xét

2. Bài mới : (25’)

a. Giới thiệu số 9 :

- GV yêu cầu HS quan sát tranh.

- Có 8 em đang chơi, 1 em khác đang đi tới. Tất cả có mấy em ?

- Gọi HS nhắc lại : Có 9 em.

- Yêu cầu HS lấy 8 hình tròn, lấy thêm 1 hình tròn. Tất cả có mấy hình tròn ?

- GV : Có chín em, chín hình tròn. Các nhóm này đều có số lượng là chín.

- GV giới thiệu chữ số 9 in và chữ số 9 viết.

- GV hướng dẫn HS đếm từ 1 đến 9 rồi đếm ngược lại.

- Giúp HS biết số 9 liền sau số 8 trong dãy 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.

b. Thực hành :

Bài 1 : GV hướng dẫn HS viết 1 dòng số 9.

 

- GV theo dõi sửa sai

Bài 2 : Yêu cầu HS đếm xem trong mỗi hình có bao nhiêu con tính rồi điền số tương ứng vào ô trống.

- Gọi HS nêu kết quả.

Bài 3 :Gọi HS nêu cách làm.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Chữa bài, nhận xét.

Bài 4 :

- Gọi HS nêu cách làm.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Chữa bài, nhận xét.

Bài 5 : Gọi HS nêu yêu cầu bài toán.

- GV hướng dẫn HS làm bài vào SGK.

- GV nhận xét.

- Cho HS đọc lại các dãy số các em vừa viết.

3. Củng cố, dặn dò : (3’)

- Trò chơi : "Kết bạn”

GV hướng dẫn cách chơi và tổ chức HS chơi.

- Nhận xét tiết học

- 2 HS lên bảng.

 

 

 

 

- 1 HS đếm.

 

 

 

- HS quan sát tranh trang 32.

- Tất cả có 9 em.

 

- 3 HS nhắc lại.

- Tất cả có 9 hình tròn.

 

 

 

- HS viết số 9 ở bảng con.

 

- HS đếm : cá nhân, ĐT.

         1,2,3,4,5,6,7,8,9.

         9,8,7,6,5,4,3,2,1.

- HS nêu: Số 9 là số liền sau số 8

 

Bài 1:

- HS viết số 8 vào vở

Bài 2:

- HS đếm và điền số vào ô trống

- Hs đọc bài làm

 

Bài 3:

- HS nêu kết quả.

 

Bài 4:

- Điền dấu : >, <, =

-  HS nối tiếp nhau nêu kết quả theo hình thức truyền điện.

Bài 5

- Điền số vào chỗ chấm.

- 3 HS lên bảng, cả lớp điền vào vở

- Viết số thích hợp vào ô trống.

 

 

- Cả lớp tham gia trò chơi. Kết bạn theo nhóm với số lượng theo yêu cầu của GV.

- Chọn số thích hợp

 

Học vần

Bài 20:   k- kh

I. Mục tiêu Giúp HS :

           - Đọc được : k, kh, kẻ, khế và câu ứng dụng: Chị Kha kẻ vở cho bé Hà và bé Lê.

            - Viết được: k, kh, kẻ, khế.

- Luyện nói 2 – 3 câu theo chủ đề : ù ù, vo vo, vù vù, ro ro, tu tu

            *HSKT đọc, viết được âm k, kh

II. Đồ dùng dạy học :

            - Quả khế.

            - Tranh minh họa bài học.

            - Sách Tiếng Việt 1 Tập 1, Vở Tập viết, bảng con, hộp đồ dùng học Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1 . Kiểm tra bài cũ :  (7’)

- Gọi 3 HS đọc bài ( phần 1, phần 2, phần 3 SGK)

- Yêu cầu HS viết bảng : s, r, sẻ, rễ.

- Nhận xét

2. Dạy bài mới : (25’)

a . Giới thiệu bài :

- Hôm nay, chúng ta học các chữ và âm mới : k, kh

b. Dạy chữ ghi âm :

 +Nhận diện chữ, phát âm:

 * Âm  k :

- GV viết chữ k in lên bảng .

- Hãy nêu nét cấu tạo ?

 

- GV viết chữ k thường lên bảng phụ.

- Hãy nêu nét cấu tạo ?

 

- GV HD phát âm: ca.

- Yêu cầu chọn âm k.

+ Đánh vần:

- GV hỏi: Có âm k, muốn được tiếng kẻ làm thế nào?

- Phân tích tiếng kẻ.

- GV viết bảng : kẻ.

- GV yêu cầu HS đọc.

- GV treo tranh và hỏi : Tranh vẽ gì ?

- GV viết từ kẻ lên bảng.

+ Luyện đọc từ ứng dụng:

Kẽ hở - khe đá

* Âm kh :

- Quy trình dạy tương tự như dạy k.

+ So sánh hai âm vừa học : k với kh :

 

+ Đọc từ ứng dụng :

kì cọ               cá kho

- Yêu cầu đọc thầm

- HS tìm tiếng có âm vừa học.

- Yêu cầu HS phân tích các tiếng đó.

- Yêu cầu HS đọc toàn bài.

+ Hướng dẫn viết bảng con :

 

- Viết chữ k : Đặt bút trên đường kẻ thứ hai viết nét khuyết trên, sau đó kéo lên vàviết nét thắt ở dòng kẻ thứ hai, viết tiếp nét móc ngược. Dừng bút trên đường kẻ thứ 2.

- Viết chữ kẻ : Đặt bút trên đường kẻ thứ hai viết chữ k, nối nét sang chữ e. Viết dấu hỏi trên chữ e.

- Cho HS viết bảng con k, kẻ.

- Hướng dẫn viết chữ kh, khế theo quy trình trên.

                         Tiết 2

c. Luyện tập :

+ Luyện đọc : (10’)

-GV treo tranh, giới thiệu câu : chị kha kẻ vở cho bé hà và bé lê.

- Yêu cầu đọc thầm

- Tìm tiếng có âm vừa học ?

- Cho HS luyện đọc .

- Đọc cả bài.

+ Luyện viết : (10’)

- GV hướng dẫn cho HS viết vào vở tập viết.

+ Luyện nói : (7’)

- GV treo tranh và gọi HS đọc tên bài luyện nói.

- Tranh vẽ gì ?

 

- Các vật trong tranh có tiếng kêu ntn ?

- Các em còn biết tiếng kêu nào khác ?

- Tiếng kêu làm người ta sợ ?

- Tiếng kêu làm ta thích ?

3. Củng cố dặn dò : (3’)

- Trò chơi : Tìm bạn thân.

- Bài sau : Ôn tập.

- Nhận xét tiết học

 

- 3 HS đọc bài.

- 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con.

 

 

 

Bài mới: Âm k - kh

 

 

 

- HS nhận diện

- Gồm 3 nét : nét sổ, nét xiên phải, nét xiên trái.

- Gồm 3 nét : nét khuyết trên, nét thắt, nét móc ngược.

 

- HS phát âm

- HS chọn k từ bộ chữ đính bảng

 

- HS nêu: có âm k thêm âm e và dấu hỏi được tiếng kẻ

- HS nêu: Tiếng kẻ có âm  k đứng trước, e đứng sau, dấu hỏi trên e.

- HS đánh vần: Cá nhân : ca- e- ke- hỏi – kẻ, đọc trơn: kẻ.

- HS quan sát và trả lời : Tranh vẽ bé đang kẻ vở.

- HS đọc trơn tiếng: kẻ ( cá nhân, cả lớp)- HS luyện đọc từ ứng dụng ( Đọc nối tiếp nhóm đôi)

 

 

- Giống : đều có âm k

   Khác : kh có thêm h.

 

 

 

 

- Hs đọc thầm tìm tiếng có âm mới

- HS nêu: kẻ, kì, khe, kho.

- HS đọc toàn bài ( không theo thứ tự)

 

 

 

 

 

- HS nghe GV hướng dẫn cách viết.

 

 

- HS viết bảng con: k, kh, kẻ, khế

* Chú ý nét nối giữa chữ k và h

 

 

 

 

- HS đọc bài tiết 1

 

- HS quan sát .

 

- HS đọc thầm tìm tiếng có âm mới.

- Tiếng : kha, kẻ

- Cá nhân, cả lớp.

- Cá nhân, cả lớp.

 

- HS viết vào vở Tập viết.

 

- HS đọc : ù ù, vo vo, vù vù, ro ro, tu tu.

- Vẽ cối xay, bão, đàn ong bay, đạp xe, còi tàu

- ù ù, vo vo, vù vù, ro ro, tu tu.

- Chiếp chiếp, ẳng ẳng, ụt ịt, cục tác...

- Tiếng sấm : ùng ùng

- Vi vu.

 

- 2 đội tham gia chơi.

Thủ công

Xé, dán hình tròn

I. Mục tiêuGiúp HS :

- Nắm được cách vẽ, xé, dán hình tròn

- Xé dán được hình tròn. Đường xé có thể chưa thẳng, bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng.

- Rèn HS có thao tác khéo, chính xác.

*GDBVMT : Giữ gìn vệ sinh , không vứt rác bừa bãi trong giờ học.

II. Đồ dùng dạy học :

- GV : Bài mẫu, giấy màu.

- HS : Giấy vở.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ : (5’)

- Nhận xét bài trước, kiểm tra đồ dùng.

2. Dạy bài mới :      (25’)

a Giới thiệu bài : GV cho HS xem mẫu và giới thiệu bài.

b Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét :

- GV chỉ vật mẫu trên bảng :

+ Đây là các hình gì ?

+ Các hình đó có màu sắc như thế nào ?

+ Hãy tìm thêm các đồ vật có hình tròn

c. Hướng dẫn mẫu :

a. Xé hình tam giác :

- Vẽ vào mặt sau của giấy màu 1 hình chữ nhật (số ô tuỳ thích).

- Xé rời hình khỏi tờ giấy.

+ Dán hình :

- Xếp hình cho cân đối trước khi dán.

- Dán hình bằng một lớp hồ mỏng, đều.

d. Thực hành :

- Cho HS thực hành xé trên giấy vở.

- GV theo dõi, hướng dẫn cho các em.

3. Củng cố, dặn dò : (3’)

- Bài sau : Hoàn thành sản phẩm.

- Nhận xét tiết học.

 

 

- HS để đồ dùng lên bàn.

 

- HS quan sát mẫu.

 

 

- HS quan sát, nhận xét :

+ Là hình hình tròn

+ Có màu cam, màu đỏ.

+ vành nón, bánh xe đạp

- HS quan sát GV thực  hành.

 

       

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hành.

 

Thứ sáu ngày 20 tháng 9 năm 2013

Học vần

Bài 21:   Ôn tập

I. Mục tiêu Giúp HS :

            - Đọc và viết một cách chắc chắn âm và chữ vừa học trong tuần : u, ư, x, ch, s, r, k, kh.

            - Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng.

            - Nghe, hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh kể : thỏ và sư tử.

II. Đồ dùng dạy học :

            - Bảng ôn (trang 44 SGK)

            - Tranh minh họa câu ứng dụng và tranh minh họa truyện kể.

            - Sách Tiếng Việt 1 Tập 1, Vở Tập viết, bảng con.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1 . Kiểm tra bài cũ : (7’)

- Gọi 3 HS đọc bài.

- Yêu cầu HS viết bảng : k, kh, kẻ, khế.

- Nhận xét, ghi điểm.

2. Dạy bài mới :   (25’)

a . Giới thiệu bài :

- Tuần qua các em đã học những âm nào ?

- GV ghi lại ở bảng.

- GV gắn bảng ôn 1 và hỏi : Ở bảng này, cô có các chữ ghi các âm đã học trong tuần qua.

b. Ôn tập :

+ Luyện đọc :

- Bạn nào lên chỉ và đọc cho cô các âm vừa học trong tuần ?

 

- GV đọc và yêu cầu HS lên chỉ chữ.

- GV chỉ bảng không theo thứ tự.

 + Hoàn thành bảng ôn 1 :

- Cô lấy x ghép với e được tiếng gì ?

- GV ghi bảng : xe.

- Tương tự như vậy, GV yêu cầu HS ghép lần lượt các âm ở hàng dọc với các  âm ở hàng ngang.

- GV ghi bảng, hoàn thành bảng ôn 1.

+ Hoàn thành bảng ôn 2 :

- Bạn nào lên chỉ và đọc cho cô các tiếng và dấu thanh trong bảng này ?

- Cô lấy ru ghép với dấu huyền được từ gì ?

- Tương tự như vậy, HS ghép các tiếng ở hàng dọc với lần lượt các dấu thanh.

- GV vừa viết bảng kết hợp với giải nghĩa từ.

- Hoàn thành bảng ôn 2.

+ Đọc từ ứng dụng :

xe chỉ          kẻ ô

củ sả           rổ khế.

- Yêu cầu HS đọc

- GV yêu cầu HS phân tích một số từ.

- Yêu cầu HS đọc kết hợp giải nghĩa từ.

+ Luyện viết bảng con :

 

- Hướng dẫn HS viết từ : xe chỉ, củ sả.

Chú ý : Khoảng cách giữa các chữ là một ô, giữa các tiếng trong từ bằng một con chữ o.

                         Tiết 2

c . Luyện tập :

+ Luyện đọc : (10’)

- GV yêu cầu HS đọc lại bảng ôn ở tiết 1.

- Đọc bảng ôn 1, bảng ôn 2

-GV treo tranh, giới thiệu câu : xe ô tô chở khỉ và sư tử về sở thú.

- Cho HS luyện đọc : tiếng, từ, cụm từ, vế câu, câu.

- Đọc cả bài.

+ Luyện viết : (10’)

- GV hướng dẫn cho HS viết vào vở tập viết. - GV theo dõi, hướng dẫn các em học yếu.

- Thu vở 5 em, chấm và nhận xét.

+ Luyện nghe nói, kể chuyện : (7’)

- GV đọc tên câu chuyện : thỏ và sư tử

- GV kể lần 1.

- GV kể lần hai có sử dụng tranh.

- GV yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm.

- Trong truyện có mấy nhân vật ?

- Em thích nhân vật nào ?

- Ý nghĩa của câu chuyện là gì ?

 

3. Củng cố dặn dò : (3’)

- GV chỉ bảng ôn cho HS đọc lại.

- Trò chơi: “ Hái hoa”

- Bài sau : ph, nh

- Nhận xét tiết học

 

- 3 HS đọc bài.

- 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con.

 

 

 

- HS trả lời : u, ư, x, ch, s, r, k, kh.

 

 

 

 

 

 

 

- HS1: Chỉ và đọc các âm ở hàng ngang.

- HS2: Chỉ và đọc các âm ở hàng dọc.

- 2 HS lên bảng.

- HS đọc : cá nhân, cả lớp.

 

 

- HS : xe

- HS ghép (mỗi em ghép một tiếng).

 

 

 

- HS nối tiếp nhau đọc, cả lớp.

 

- 2 HS lên bảng chỉ và đọc.

 

- HS :

 

- HS ghép (mỗi em ghép một từ).

 

 

 

- HS nối tiếp nhau đọc, cả lớp

 

- HS đọc từ

- HS phân tích từ

 

- Nêu tiếng có âm đang ôn tập

 

- HS viết bảng con.

 

 

 

 

- Hs đọc cá nhân

- HS đọc câu ứng dụng ( cá nhân, cả lớp)

 

 

 

 

 

 

 

- HS viết vào vở Tập viết.

 

 

 

 

- HS nhắc lại tên câu chuyện.

- HS nghe GV kể.

 

- Các nhóm tập kể và cử đại diện lên thi tài.

- Có 2 nhân vật.

- HS trả lời.

- Những kẻ gian ác, kiêu căng bao giờ cũng bị trừng phạt.

 

- Cá nhân, cả lớp

- HS tham gia trò chơi “ Hái hoa”

HS xung phong hái hoa và đọc từ trong bông hoa.

 

 

Toán

Số 0

I. Mục tiêu Giúp HS :

- Biết viết được số 0, đọc đếm được từ 0 đến 9

- Biết so sánh số 0 với các số trong phạm vi 9 , nhận biết được vị trí số 0 trong dãy số từ 0 đến 9

- HS làm bài tập: bài 1, bài 2 ( dòng 2), bài 3( dòng 3), bài 4 ( cột 1,2)

* Hs giỏi làm hết các bài tập SGK

II. Đồ dùng dạy học :

- Hộp đồ dùng học Toán.

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ :  (5’)

3 HS lên bảng làm các bài tập điền số :

       2 > ...          9 > ...         8 = ...

       ... <  3         7 < ...         5 > ...

- 1 HS đếm từ 1 đến 9 và đếm ngược lại

- Nhận xét

2. Bài mới : (25’)

a. Giới thiệu số 0 :

- GV yêu cầu HS lấy 4 que tính cầm trên tay, rồi lần lượt bớt đi 1 que tính, mỗi lần bớt lại hỏi : Còn bao nhiêu que tính ?.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh.

- Lúc đầu trong bể có mấy con cá ?

- Vớt đi một con cá thì còn mấy con ?

- Vớt đi một con nữa thì còn mấy con ?

- Vớt luôn 1 con nữa thì còn lại mấy con ?

- Để chỉ không còn que tính nào, không còn con cá nào ta dùng số không.

- GV giới thiệu chữ số 0 in và chữ số 0 viết.

- GV hướng dẫn HS đếm từ 0 đến 9 rồi đếm ngược lại.

- Giúp HS biết số 0 liền trước số 1 trong dãy 0,1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.

b. Thực hành :

Bài 1 : GV hướng dẫn HS viết 1 dòng số 0.

Bài 2 : Gọi HS nêu yêu cầu của bài.

- Hướng dẫn HS làm bài.

- Gọi HS đọc các dãy số vừa viết.

 

Bài 3 : Gọi HS nêu yêu cầu bài toán.

- GV hướng dẫn HS làm bài vào SGK.

- GV nhận xét.

- Gọi HS đọc các dãy số vừa viết.

Bài 4 :Gọi HS nêu cách làm.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Chữa bài, nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò : (3’)

- Trò chơi : Ai nhanh hơn?

GV hướng dẫn cách chơi và tổ chức HS chơi.

- Bài sau : Số 10.

- Nhận xét tiết học

- 3 HS lên bảng (mỗi em làm 2 bài theo cột dọc), cả lớp làm bảng con (cột 1)

 

 

- 1 HS đếm.

 

 

 

- HS lấy 4 que tính, rồi lần lượt bớt đi một que tính cho đến lúc không còn que tính nào nữa.

 

- Có 3 con cá.

- Còn 2 con.

- Còn 1 con.

- Không còn con nào.

 

 

- HS đọc và viết số 0 ở bảng con.

- HS đếm : cá nhân, cả lớp.

      0,1,2,3,4,5,6,7,8,9.

       9,8,7,6 , 5,4,3,2,1,0.

- HS nêu: số 0 là số liền trước số 1

 

Bài 1:

- HS viết số 0 vào vở

Bài 2:

- Viết số thích hợp vào ô trống.

- 4 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở

- Cá nhân, ĐT.

Bài 3:

- Viết số thích hợp vào ô trống.

- 3 HS lên bảng, cả lớp làm vào phiếu bài tập

- Cá nhân, ĐT.

Bài 4:

-  Điền dấu : >, <, =

- 4 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở

 

 

- Cả lớp tham gia trò chơi. Kết bạn theo nhóm với số lượng theo yêu cầu của GV.

 

Sinh hoạt lớp

 (Tuần 5)

I. Mục tiêu :

            - Học sinh thấy được ưu khuyết điểm của mình để khắc phục và phát huy tính tích cực.

            - Rèn tính mạnh dạn , tự tin cho học sinh.

II. Chuẩn bị :

            - Bản đánh giá trong tuần

            - Danh sách học sinh tiêu biểu trong tuần

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ổn định tổ chức

2. Đánh giá hoạt động trong tuần

a. Chuyên cần : Đi học đầy đủ , nghỉ học phải có giấy xin phép của cha mẹ .

b. Nề nếp : Thực hiện khá tốt , vệ sinh còn chậm, 1số em chưa tự giác

- Xếp hàng chưa ngay ngắn. Trong giờ học còn rụt rè .

c. Học tập : Đa số các em học tập chăm chỉ, chữ viết chưa được đẹp, một số em tiếp thu bài chậm đọc viết chưa được :

4. Biểu dương các học sinh tiến bộ trong tuần vừa qua :

5. Phương hướng tuần tới:

-  Thực hiện chương trình tuần 6

-  Tiếp tục ổn định nề nếp .

- Làm quen và thực hiện phong trào “ Rèn chữ, giữ vở ”

- Cùng với giáo viên trang trí cây xanh trong lớp học                                                   

- Thường xuyên giữ gìn vệ sinh chung

- Đến trường phải ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng.

- Rèn chữ viết hàng ngày.

- Nhắc nhở hs đóng các khoản tiền quy định

 

- Cả lớp hát tập thể

- Học sinh lắng nghe

* Tổ trưởng báo cáo kết quả của từng thành viên về các mặt: học tập, đạo đức, nề nếp, chuyên cần.

- Học sinh nêu những bạn học tốt , đi học chuyên cần

 

 

 

 

 

- Lớp bình bầu tổ, cá nhân làm tốt trong tuần

 

- Học sinh lắng nghe

 

Luyện Toán

Số 9

I. Mục tiêu :

- Biết 8 thêm 1 được 9, viết số 9, đọc đếm được từ 1 đến 9

- Biết so sánh các số trong phạm vi 9, biết vị trí số 9 trong dãy số từ 1 đến 9

I. Đồ dùng dạy học :

-Vở luyện toán

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Luyện tập

Bài 1 : Viết số 9

- Cho HS viết 2 dòng số 9 vào vở

 

Bài 2 :

- Hướng dẫn bài mẫu.

- GV theo dõi sửa sai

Bài3: Viết dấu thích hợp vào ô trống

 

 

 

 

- GV theo dõi sửa sai

Bài 4 : <, >, =

 

- GV theo dõi sửa sai

Trò chơi : Viết số thích hợp vào ô trống

- Gv cho HS nối tiếp lên bảng điền

 

 

 

           
 

9

 
       

 


3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học

 

 

 

- viết vở

 

 

- HS quan sát tranh và làm bảng lớp

 

- HS làm vở

8  <   9

 

9   >    8

 

9  =  9

7   <   8

 

8   <   9

 

7   <  9

9  >   7

 

7  >   6

 

9   >  6

9   >   8

 

9   >   7

 

9   >  6

- HS làm vở

8 < 9

9 > 8

7  <  8

8  > 7

7 < 8  < 9

6  < 7  < 8

 

- HS nối tiếp lên bảng điền

 

1

 

 

5

 

         

 

Luyện Toán

Số 0

 

I. Mục tiêu :

- Biết viết được số 0, đọc đếm được từ 0 đến 9

- Biết so sánh số 0 với các số trong phạm vi 9 , nhận biết được vị trí số 0 trong dãy số từ 0 đến 9

I. Đồ dùng dạy học :

-Vở luyện toán

III. Các hoạt động dạy học :

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Luyện tập

Bài 1 : Viết số 0

- Cho HS viết 2 dòng số 0 vào vở

 

 

Bài 2 : Viết số thích hợp vào ô trống

- Hướng dẫn bài mẫu.

- GV theo dõi sửa sai

 

 

 

 

 

Bài3: Viết số thích hợp vào ô trống

 

 

 

 

 

.

- GV theo dõi sửa sai

Bài 4 : <, >, =

 

 

- GV theo dõi sửa sai

Bài 5 : Khoanh vào số bé nhất

 

 

- GV theo dõi sửa sai

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học

 

 

 

- viết vở

 

 

- HS quan sát và làm bảng lớp

0

1

2

3

4

5

 

0

1

2

3

4

5

 

0

1

2

3

4

5

 

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

- HS làm bảng

                       
       
 
       
 
               

 

 

 

 

 

 


- HS làm vở

0 < 1

0 < 2

0 < 3

 

0 < 5

8 > 0

9 > 0

 

7 > 0

0 < 4

0 < 6

 

2 > 0

2 = 2

0 = 0

 

 

- HS lên bảng điền

 

   9         ,        5      ,     0      ,     2

         

 

Thực hành Tiếng Việt

Tiết 3 ( trang 37 )

 
 

r, k, kh

 

 

 

 

 

I . Mục tiêu:

- Học sinh tìm tiếng có âm r, k,kh  trong các tranh.

- HS đọc được doạn văn theo chủ đề sở thú

- Viết từ cá rô, câu sở thú có khỉ đúng, đẹp.

II. Đồ dùng dạy học:

- Vở thực hành Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học:

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Tiếng nào có âm r ? Tiếng nào có âm k? Tiếng nào có âm kh ?

- GV yêu cầu HS nhận xét tranh và tìm tiêng có âm r, k, kh

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét sửa sai

2 . Đọc : sở thú

- GV yêu cầu đọc

- GV yêu cầu tìm tiếng có âm r, k, kh

- GV nhận xét sửa sai

3. Viết:

- GV yêu cầu HS đọc câu cần viết.

- GV hướng dẫn

 

 

- GV theo dõi sửa sai

Củng cố dặn dò:

- Dặn dò và nhận xét tiết học.

 

- HS đọc và nêu miệng

+ Tranh 1 : cá rô, tiếng rô có âm r

+ Tranh 2 : rổ có âm r

+ Tranh 3 : khế có âm kh

+ Tranh 4 kè đá, tiếng kè có âm k

+ Tranh 5 : kì đà, tiếng kì  có âm  k

+ Tranh 6 : rá có âm r

+ Tranh 7 : khỉ có âm kh

+  Tranh 8 : rễ có âm r

- Vài HS đọc các tiếng dưới tranh theo cá nhân, dãy

 

- HS đọc  nối tiếp cá nhân , tổ, dãy

 

 

 

- Vài HS đọc câu cần viết

- HS viết vào vở

sở thú có khỉ

 

 

 

 

KÝ DUYỆT

TỔ CHUYÊN MÔN

 

 

 

 

 

 

 

 

KÝ DUYỆT

BAN GIÁM HIỆU