In trang

Kế hoạch của Phó Hiệu trưởng Năm 2024

PHÒNG GD& ĐT PHONG ĐIỀN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

     TRƯỜNG TH PHÒ NINH                       Độc lập -Tự do -Hạnh phúc

      

      Số      /KH - CMTHPN                 Phong  An, ngày 16 tháng 9  năm 2024

                                                                               

 

KẾ HOẠCH, QUY TRÌNH CHỈ ĐẠO CHUYÊN MÔN

NĂM HỌC 2024 - 2025

 

        Căn cứ Quyết định số 2134/QĐ-UBND ngày 09/8/2024 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;

       Căn cứ công văn số 2345/BGDĐT-GDTH, ngày 07/6/2021 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường tiểu học;

Căn cứ Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành ngày 04/9/2020 về đánh giá học sinh tiểu học; 

        Căn cứ công văn số 395 /PGD&ĐT- CM ngày 09 tháng 9 năm 2024 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Phong Điền V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 cấp Tiểu học;

         Căn cứ vào quy trình chỉ đạo chuyên môn cấp tiểu học năm học 2024- 2025 của Phòng Giáo dục và Đào tạo;

            Căn cứ báo cáo tổng kết năm học 2023 - 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2024- 2025 của Trường Tiểu học Phò Ninh,

            Bộ phận chuyên môn Trường Tiểu học Phò Ninh xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên môn năm học 2024 - 2025 như sau:

PHẦN THỨ NHẤT

KẾ HOẠCH CHỈ ĐẠO CHUYÊN MÔN

A. Đặc điểm tình hình:

I. Thuận lợi, khó khăn:

   1. Thuận lợi:

- Được sự chỉ đạo trực tiếp của Tổ chuyên môn Phòng Giáo dục & Đào tạo, của Hiệu trưởng nhà trường; sự quan tâm, phối hợp của các tổ chức, đoàn thể cũng như chính quyền địa phương và cha mẹ học sinh.         

- Có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, có năng lực giảng dạy, tinh thần trách nhiệm, đoàn kết và tâm huyết với nghề nghiệp.

Đội ngũ cán bộ giáo viên nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm cao, có nhiều giáo viên làm nòng cốt trong từng tổ khối phụ trách chuyên môn nghiệp vụ.

Đa số giáo viên nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học, có ý thức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, có ý thức rèn luyện kỹ năng sử dụng trang thiết bị dạy học hiện đại.

- Có cơ sở vật chất tương đối đảm bảo. Sân chơi, bãi tập đã được nâng cấp.

- Đa số học sinh (HS) ngoan ngoãn, chăm học, có đầy đủ điều kiện học tập.

- Có sự kế thừa các thành tích đã đạt được trong những năm trước.

    2. Khó khăn:

            - Trường có 07 học sinh khuyết tật học hòa nhập.

- Số lượng phòng học và phòng chức năng còn thiếu 02.

- Một số giáo viên lớn tuổi có tay nghề chưa cao. HS đa số là con nông dân, đời sống khó khăn, khả năng và ý thức học tập của  một số em còn hạn chế, sự quan tâm của phụ huynh chưa nhiều. (03 GV hợp đồng)

         - Một số bộ phận phụ huynh học sinh khó khăn về kinh tế, việc đầu tư cho con cái học hành còn hạn chế.Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là rất cấp thiết nhưng điều kiện thiết bị máy móc so với yêu cầu chưa được đáp ứng được 100% lớp học được UDCNTT.

B. Nhiệm vụ

I. Nhiệm vụ chung

  1. Thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 với chủ đề “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương”. Thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT; tăng cường bảo đảm an toàn trường học; thực hiện hiệu quả phân cấp quản lí gắn với trách nhiệm giải trình trong tổ chức thực hiện kế hoạch năm học theo quy định và phù hợp với thực tiễn tại địa phương.

2. Chú trọng thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp và đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và thực hiện giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc theo quy định của Luật Giáo dục 2019.

3. Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; thực hiện xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để có đủ giáo viên, bảo đảm chất lượng dạy học các môn học, hoạt động giáo dục theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; triển khai hiệu quả công tác đánh giá và bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý theo các chuẩn quy định.

4. Thực hiện hiệu quả chuyển đổi số, đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học[1]; thực hiện quản trị trường học dân chủ, kỷ cương, nề nếp, chất lượng và hiệu quả giáo dục trong các cơ sở giáo dục tiểu học.

5. Tiếp tục thực hiện hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát theo thẩm quyền; thực hiện hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm công tác truyền thông; khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; phát động, tổ chức các phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong công tác dạy học.         

            II. Nhiệm vụ cụ thể

            1.  Tiếp tục phát huy hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua:

            1.1. Có kế hoạch phát động các cuộc vận động, phong trào thi đua và tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá quá trình thực hiện các cuộc vận động và phong trào.

            1.2. Tuyệt đối không được thu các khoản ngoài quy định của cấp có thẩm quyền. Định kỳ công khai minh bạch các khoản thu, chi của nhà trường.

            1.3. Xây dựng trường lớp Xanh - Sạch - Sáng. Tổ chức vườn trường, sân tập thể dục thể thao cho các em chăm sóc và rèn luyện;

            1.4. Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, đẩy mạnh các hoạt động của câu lạc bộ GOAL; hướng dẫn học sinh tự quản, tự chủ động tổ chức, điều khiển các hoạt động tập thể, các hoạt động ngoài giờ lên lớp; phối hợp với cha mẹ học sinh tổ chức các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa, dã ngoại cho học sinh.

            1.5. Đưa các nội dung giáo dục văn hóa truyền thống, di sản văn hóa vào nhà trường;

            1.6. Tổ chức Lễ ra trường cho học sinh trang trọng, tạo dấu ấn tốt đẹp cho các em khi ra trường.

            1.7. Xây dựng kế hoạch theo dõi, tạo điều kiện học tập phát huy năng khiếu của học sinh; có giải pháp tích cực để giảm tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành kiến thức kỹ năng, học sinh bỏ học và có nguy cơ bỏ học; đánh giá đúng chất lượng giáo dục không chạy theo thành tích; thực hiện nghiêm túc công tác bàn giao chất lượng theo hướng dẫn của Thông tư 22 của Bộ GD&ĐT và đảm bảo trách nhiệm của từng giáo viên khi bàn giao; huy động và duy trì sĩ số trên lớp theo đúng quy định của Tỉnh và Huyện.

            1.8. Thực hiện tốt các công văn, hướng dẫn của tỉnh, huyện về môi trường không rác thải nhựa, các vật dụng dùng một lần không sử dụng các chất liệu không phân hủy, không dùng bìa ni long bao bọc sách, vở… 

            2. Các chỉ tiêu phấn đấu đạt được trong năm học 2024 - 2025

            2.1. Số lượng, chất lượng

            a. Số lượng

            * Chỉ tiêu:

            Số lượng: 458 học sinh/ 15 lớp (230 nữ). Trong đó trẻ 6 tuổi huy động vào lớp 1: 79/42 học sinh đạt 100% (Có 01 em  lưu ban). Kế hoạch duy trì đến cuối năm 458 học sinh/15 lớp, đạt 100%.              

      Lưu ban: 03 ( Lớp 1/2: 01; Lớp 2/2: 01; lớp 2/3: 01)

      Khuyết tật: 07 ( Trong đó lớp 1: 01, lớp 2: 02, lớp 3: 03, lớp 5: 01)

            Trong đó:

            Khối 1: 3 lớp/  79 học sinh.  Nữ: 42   học sinh

            Khối 2: 3 lớp/  87  học sinh.  Nữ: 37  học sinh

            Khối 3: 3 lớp/  92   học sinh. Nữ: 44   học sinh

            Khối 4: 3 lớp/  96  học sinh. Nữ:  54   học sinh

            Khối 5: 3 lớp/  104  học sinh  Nữ: 53  học sinh

Toàn trường: 458 học sinh.  Nữ:  230  học sinh; Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày là 100 % ( 458/458 học sinh).

            * Biện pháp huy động và duy trì số lượng:

          Công tác tuyển sinh lớp 1 dựa vào số liệu điều tra độ tuổi để soát xét số liệu học sinh.

            Lấy số liệu trẻ 6 tuổi ở mẫu giáo làm căn cứ để huy động học sinh. Đảm bảo 100% học sinh 6 tuổi được vào lớp 1.

            Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp cần theo dõi diễn biến số lượng học sinh của lớp mình, khi học sinh vắng mặt nhiều ngày cần phải tìm hiểu nguyên nhân.

            Giáo dục cho các em tinh thần thái độ kỉ luật cao, nghỉ học phải có đơn xin phép của phụ huynh. Giáo dục cho các em tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập, quan tâm chia sẻ với nhau trong những lúc gặp khó khăn hoạn nạn.

            Tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể múa hát sân trường, gần gũi giúp đỡ học sinh.

            Quan tâm đến việc học tập của học sinh, đặc biệt là những học sinh chậm tiến bộ, học sinh khuyết tật tạo giúp các em vui vẻ, hoà nhập, luôn phấn khởi ham thích đến lớp, đến trường.

            Phối hợp chặt chẽ với PHHS đặc biệt là những học sinh tiếp thu bài chưa nhanh, có hoàn cảnh khó khăn, có ý định nghỉ học để trao đổi, tìm cách giải quyết.

          b. Chất lượng

        * Chỉ tiêu:

            1. Chỉ tiêu cụ thể:

            - Về phẩm chất:

 

TT

Khối

TSHS

Tốt

Đạt

Cần cố gắng

SL

%

SL

%

SL

%

1

1

79

48

60.7%

31

39.2%

01

1.3%

2

2

87

49

56.3%

38

43.6%

0

0

3

3

92

52

56.6%

40

43.4%

0

0

4

4

96

50

52.1%

46

47.9%

0

0

5

5

104

74

71.1%

30

28.2%

0

0

6

TT

458

273

60.0%

185

40.5%

0

0

           

     -Về năng lực:

TT

Khối

TSHS

Tốt

Đạt

Cần cố gắng

SL

%

SL

%

SL

%

1

1

79

48

60.7%

30

37.9%

01

1.3%

2

2

87

49

56.3%

36

41.3%

02

2.2%

3

3

92

46

56.6%

45

48.9%

01

1.1%

4

4

96

50

52.1%

46

47.9%

 

 

5

5

104

74

71.1%

30

28.2%

 

 

6

TT

458

267

58.2%

187

40.8%

04

0.8%

           

- Về chất lượng các môn học và các hoạt động giáo dục:

 

TT

Khối

TSHS

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

SL

%

SL

%

SL

%

1

1

79

48

65.9%

30

30.8%

01

1.3%

2

2

87

49

58.2%

36

40.8%

02

2.2%

3

3

92

46

51.9%

45

47.1%

01

1.1%

4

4

96

60

60.6%

36

39.4%

 

 

5

5

104

64

61.9%

40

38,1%

 

 

6

TT

458

267

58.2%

187

40.8%

04

0.8%

 

* Khen thưởng:

 

Khối

 

TS

Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện

Học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc một số môn học

SL

Nữ

%

SL

Nữ

%

1

42

34

12

52,2%

14

5

13,2%

2

49

36

15

60%

13

10

11,2%

3

34

34

12

45,2%

12

12

11,55%

4

40

36

21

57,1%

20

12

42,9%

5

66

38

22

59,1%

20

10

40,9%

Toàn trường

318

223

80

48,6%

79

49

17,2%

       

            Tỉ lệ học sinh lên lớp thẳng:  99,2%

            Hoàn thành chương trình tiểu học: 100%

c. Tham gia các hội thi do Trường, Phòng giáo dục và Sở giáo dục tổ chức

            * Chỉ tiêu:

            *  Đối với học sinh:

   - Giao lưu “Vẽ tranh trên máy vi tính” Tổ chức giải Cờ vua, cờ tướng (tháng 12): Phấn đấu có 01- 02 học sinh đạt giải cấp huyện. 01 học sinh đạt giải cấp tỉnh.

            - Tổ chức triển lãm “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” đề nghị Phòng GD&ĐT kiểm tra công nhận ( tháng 01). Chỉ tiêu có tối thiểu 11 lớp được công nhận. Tham gia giao lưu “Viết chữ đẹp” cấp huyện. Thời gian tổ chức cấp trường: Tháng 01/2025. Chọn 12 em của các khối 2-5 tham gia giao lưu cấp huyện (tháng 01). Phấn đấu có 10 học sinh đạt giải.

            - Tuyển chọn, bồi dưỡng và tổ chức giao lưu Câu lạc bộ học sinh năng khiếu môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh khối 4&5  nhằm tham gia giao lưu cấp huyện và cấp tỉnh đạt kết quả tốt nhất. Chỉ tiêu: Cấp huyện có 5-7 em đạt giải, cấp tỉnh có 3-4 em.

            - Hàng tuần, vào sáng thứ hai tổ chức cho HS kể chuyện Bác Hồ trong lễ chào cờ đầu tuần. Tham giao lưu trưng bày sách, kể chuyện sách của cán bộ thư viện và chia sẻ sách của học sinh

                        *  Đối với giáo viên:

   - Thi giáo viên dạy giỏi cấp trường vào dịp phát động thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

   - Phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh tham gia các Hội thi.

   + Phân công cô Nguyễn Thị Châu Hồng, Đoàn Thị Thùy Trâm, Nguyễn Đức Tân tham gia thi GV dạy giỏi cấp huyện.

   + 15 GVCN hướng dẫn học sinh “Giữ vở sạch- Viết chữ đẹp” và luyện viết chữ đẹp.

   + Cô Trần Thị Khánh Hương - Cô Phạm Thị Thúy Diễm: Bồi dưỡng học sinh thi Tiếng Anh. Chi tiêu: Có HS 02 đạt giải cấp tỉnh.

   + Cô Trương Thị Mỵ: Bồi dưỡng học sinh dự thi Vẽ tranh trên máy vi tính. Chỉ tiêu: Có HS đạt giải cấp huyện, tham gia thi cấp tỉnh.

   + Thầy Hoàng Đăng Hiếu, Cô Hoàng Thị Ánh Diệu bồi dưỡng HS năng khiếu môn Toán; Tiếng Việt.

   + Cô Nguyễn Thị Nhàn bồi dưỡng HS năng khiếu Tin học.

            III. Biện pháp thực hiện kế hoạch giáo dục

            1. Tổ chức thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch giáo dục,  tổ chức dạy học:

            1.1. Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục:

            a) Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường để chủ động, linh hoạt thực hiện và hoàn thành chương trình năm học.

Các cơ sở giáo dục tiểu học tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục và kế hoạch bài dạy theo quy định[2]; bố trí thời gian thực hiện chương trình hiệu quả bảo đảm tính khoa học, sư phạm, không gây áp lực đối với học sinh; linh hoạt trong tổ chức thực hiện dạy học các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và đối tượng học sinh, bảo đảm cuối năm học học sinh đạt được yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình.

b) Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học

Tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo các văn bản hướng dẫn chuyên môn về giáo dục tiểu học đã được Bộ GDĐT ban hành[3], quá trình thực hiện cần bảo đảm các yêu cầu sau:

- Bảo đảm tỷ lệ 1 phòng học/lớp, cơ sở vật chất, sĩ số học sinh/lớp theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học; có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định[4]; bảo đảm tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp và cơ cấu giáo viên để dạy đủ các môn học, hoạt động giáo dục và tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

- Thực hiện dạy học các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc[5], các môn học tự chọn[6] theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; tổ chức các hoạt động củng cố để học sinh hoàn thành nội dung học tập, các hoạt động giáo dục tăng cường, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh; các hoạt động tìm hiểu tự nhiên, xã hội, văn hóa, lịch sử, truyền thống của địa phương.

- Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mỗi tiết 35 phút; thực hiện kế hoạch dạy học tối thiểu 9 buổi/tuần với 32 tiết/tuần; kế hoạch giáo dục bảo đảm phân bổ hợp lý giữa các nội dung giáo dục, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, yêu cầu cần đạt của chương trình; tạo điều kiện cho học sinh được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở tiểu học; thời khóa biểu cần được sắp xếp một cách khoa học, bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa các nội dung dạy học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lý về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học.

- Đối với cơ sở giáo dục tiểu học chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, trên cơ sở dạy học đúng, đủ nội dung và thời lượng các môn học bắt buộc theo quy định của chương trình, cơ sở giáo dục tiểu học chủ động xác định nội dung, lựa chọn hình thức tổ chức, phân bổ thời lượng phù hợp cho môn học tự chọn, hoạt động củng cố và hoạt động giáo dục khác.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức bán trú với nội dung, hình thức phù hợp điều kiện thực tế, có sự thống nhất, tự nguyện của học sinh, cha mẹ học sinh và theo các quy định, hướng dẫn của cơ quan quản lý; việc tổ chức hoạt động bán trú cần linh hoạt, bảo đảm các quy định về an toàn, vệ sinh thực phẩm, bảo đảm dinh dưỡng, sức khỏe cho học sinh[7].

- Tổ chức các hoạt động cho học sinh ngoài giờ học chính thức trong ngày là hoạt động theo nhu cầu, sở thích của học sinh trong khoảng thời gian từ sau giờ học chính thức cho đến thời điểm được cha mẹ học sinh đón về nhà với hình thức đa dạng, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường, nhu cầu của học sinh, bảo đảm hiệu quả thiết thực và đúng quy định; cơ sở giáo dục báo cáo kế hoạch tổ chức hoạt động sau giờ học chính thức trong ngày dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ về Phòng GDĐT để phê duyệt trước khi tổ chức thực hiện.

2. Tổ chức dạy học các môn Ngoại ngữ 1, Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

a) Tổ chức dạy học Ngoại ngữ 1 tiếng Anh

- Đối với lớp 1 và lớp 2: tiếp tục triển khai Chương trình môn tiếng Anh tự chọn bảo đảm các yêu cầu được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông[8].

Dạy học tự chọn Ngoại ngữ 1 ở lớp 1, lớp 2 cần bảo đảm tính liên thông với môn ngoại ngữ thực hiện bắt buộc từ lớp 3; thời lượng dạy học phù hợp với hình thức học làm quen ban đầu, không gây quá tải cho học sinh; thực hiện kiểm tra đánh giá chú trọng đánh giá thường xuyên để hỗ trợ học tập, không dùng kết quả đánh giá để xét lên lớp; việc dạy học tự chọn Ngoại ngữ 1 ở lớp 1, lớp 2 được thể hiện trong kế hoạch giáo dục của nhà trường theo quy định.

- Đối với lớp 3, lớp 4 và lớp 5: triển khai thực hiện các giải pháp để tổ chức dạy học môn Tiếng Anh bắt buộc; bảo đảm tính liên thông và theo các yêu cầu được quy định trong chương trình các môn ngoại ngữ và các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT[9].   

Khuyến khích các cơ sở giáo dục thực hiện xã hội hóa theo tinh thần tự nguyện trong dạy học ngoại ngữ để tăng cường thời lượng học; dạy học ngoại ngữ qua các chủ đề Toán và Khoa học; dạy học một số môn học bằng tiếng nước ngoài[10]. Tăng cường tổ chức cho giáo viên, học sinh học ngoại ngữ qua truyền hình, các phương tiện truyền thông, các nguồn học liệu phù hợp khác. Đẩy mạnh thực hành ngoại ngữ qua các hoạt động như đọc truyện, hoạt động trải nghiệm, tạo môi trường ngoại ngữ ngoài lớp học, các sân chơi, giao lưu cho học sinh theo chỉ đạo tại Công văn số 3818/BGDĐT-GDTH ngày 31/07/2023 của Bộ GDĐT. Tổ chức khai thác, sử dụng hiệu quả Hệ thống học liệu tiếng Anh trên máy tính và trực tuyến cấp tiểu học theo kế hoạch của Bộ GDĐT; từng bước ứng dụng công nghệ (trí tuệ nhân tạo) vào các hoạt động dạy học và đánh giá để nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ theo các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT.

Đối với các tiết học theo hình thức xã hội hóa, tiết học tăng cường, phòng GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiểu học thực hiện nghiêm túc quy định của Bộ GDĐT về việc quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa[11].

b) Tổ chức dạy học môn Tin học

Tổ chức dạy học môn Tin học bắt buộc cho tất cả học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5 theo yêu cầu được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông; triển khai thực hiện các giải pháp để tổ chức dạy học môn Tin học theo hướng dẫn của Bộ GDĐT[12].

Triển khai công tác tập huấn, hướng dẫn để thực hiện hiệu quả các hoạt động giáo dục tin học, giáo dục kỹ năng công dân số để thực hiện “hình thành sớm các kỹ năng công dân số cho học sinh tiểu học” đồng thời làm cơ sở để học sinh tiếp cận, học tập thuận lợi môn Tin học ở các lớp 3, lớp 4, lớp 5 theo hướng dẫn của Bộ GDĐT[13]; thực hiện tăng cường thời lượng, nội dung theo từng chủ đề, mạch kiến thức nhằm củng cố, khắc sâu các kiến thức trong môn Tin học để học sinh được nghiên cứu, tìm hiểu, khám phá, mở rộng kiến thức Tin học, phát triển năng lực Tin học.

3. Thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo Chương trình giáo dục phổ thông 

Thực hiện dạy học nội dung Giáo dục địa phương theo Khung chương trình đã được phê duyệt tại Quyết định số 927/QĐ-UBND ngày 14/4/2022 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh Khung chương trình tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế - cấp Tiểu học và các Quyết định phê duyệt Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế của Bộ GDĐT[14].

Phòng GDĐT hướng dẫn các cơ sở giáo dục tiểu học xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học nội dung giáo dục địa phương theo quy định; sinh hoạt tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục địa phương tích hợp trong các môn học/hoạt động giáo dục bảo đảm quy định theo Chương trình giáo dục phổ thông và đảm bảo phù hợp với đặc thù của môn học, lớp học bằng các hình thức linh hoạt, phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương, đảm bảo mục tiêu và chất lượng giáo dục[15].

4. Thực hiện giáo dục STEM

Tổ chức thực hiện giáo dục STEM tiếp cận theo định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông theo hướng dẫn của Bộ GDĐT[16]; chú trọng công tác hướng dẫn  xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, tổ chức hội nghị chuyên đề, đánh giá, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm đảm bảo triển khai thực hiện giáo dục STEM tại các cơ sở giáo dục đạt chất lượng, hiệu quả và thiết thực; tham mưu bố trí nguồn kinh phí, trang bị cơ sở vật chất để bảo đảm thực hiện hiệu quả giáo dục STEM trong các cơ sở giáo dục tiểu học; thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh về vai trò của giáo dục STEM. Giáo viên có trách nhiệm khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn học liệu[17] và tổ chức lựa chọn tài liệu, các nguồn học liệu khác theo quy định[18].

5. Nâng cao hiệu quả phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và phương pháp, hình thức đánh giá

a) Thực hiện linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

Các cơ sở giáo dục quyết định các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, trong đó có phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của chương trình giáo dục, bảo đảo chất lượng, hiệu quả[19]; vận dụng phù hợp những thành tố tích cực của các mô hình, phương thức giáo dục tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đặc biệt là đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trên lớp học [20].

Tăng cường tổ chức thực hành trải nghiệm, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống; dạy học tích hợp các nội dung giáo dục ở cấp tiểu học linh hoạt với các hình thức tổ chức phù hợp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường[21] (Phụ lục 1 - Nội dung dạy học tích hợp). Triển khai nội dung phát triển năng lực thể chất trong Chương trình GDPT 2018 qua tiếp cận giáo dục dinh dưỡng, khai thác sử dụng nguồn học liệu để sử dụng trong dạy học[22], đưa nội dung giáo dục dinh dưỡng vào kế hoạch giáo dục nhà trường; tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh về vai trò của giáo dục dinh dưỡng và phổ biến đến cha mẹ học sinh nguồn học liệu giáo dục dinh dưỡng để tham khảo, phối hợp với nhà trường thực hiện hiệu quả giáo dục dinh dưỡng.

Chú trọng đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học[23]; nâng cao chất lượng và thực chất trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án) bảo đảm tạo thuận lợi cho quá trình triển khai hiệu quả phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, kiểm tra, đánh giá, thiết bị dạy học, học liệu, nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong quá trình dạy học; tránh việc áp dụng hình thức, khuôn mẫu trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy và thực hiện tiến trình dạy học mỗi bài học thành các hoạt động học với sản phẩm học tập cụ thể mà học sinh phải hoàn thành; cách thức thực hiện linh hoạt để tổ chức dạy học phát huy tính tự học, chủ động, sáng tạo của học sinh; tham khảo các bài giảng trên truyền hình, kho học liệu số dùng chung của Bộ GDĐT[24] để nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo viên.

Thực hiện hiệu quả chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ (trí tuệ nhân tạo)  trong hoạt động dạy học và quản lý giáo dục của các cấp trong việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá; trong quản lý quá trình dạy học và quản trị nhà trường.

b) Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức đánh giá

Thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo quy định tại Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT[25]; thực hiện đánh giá học sinh phù hợp với kế hoạch dạy học, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; không kiểm tra, đánh giá vượt quá yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

Thực hiện có hiệu quả các hình thức, phương pháp đánh giá áp dụng cho đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Các nhà trường cần xây dựng ma trận đề, ngân hàng câu hỏi, ngân hàng đề kiểm tra phục vụ cho đánh giá định kỳ đối với các môn học có bài kiểm tra định kỳ. Việc thực hiện các phương pháp, hình thức đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục phải bảo đảm yêu cầu về tính trung thực, khách quan, công bằng, đánh giá chính xác kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.

Thực hiện nghiêm túc kiên quyết không để học sinh “ngồi nhầm lớp”; bàn giao kết quả giáo dục cuối năm học, phù hợp với từng nhóm đối tượng, thực hiện khen thưởng học sinh thực chất, đúng quy định, tránh khen tràn lan gây bức xúc cho cha mẹ học sinh và dư luận xã hội.

Tiếp tục tổ chức tập huấn, hướng dẫn các giáo viên về hình thức tổ chức, phương pháp đánh giá thường xuyên; biên soạn đề và tổ chức thực hiện bài kiểm tra định kỳ cho các môn học theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT và Quyết định số 2904/QĐ-BGDĐT ngày 07/10/2022 về việc đính chính Phụ lục 1 và Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học.

            Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 2325/CT-BGD&ĐT ngày 28/6/2013 về việc chấn chỉnh tình trạng dạy học trước chương trình lớp 1 và thông tư số 17/TT- BGD&ĐT ngày 16/5/2013 Ban hành quy định về dạy thêm học thêm của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

            Tạo điều kiện để trẻ khuyết tật được học tập bình đẳng trong trong nhà trường; điều chỉnh linh hoạt về tổ chức, nội dung, phương pháp và đánh giá xếp loại cho phù hợp với mỗi đối tượng học sinh.

            Tiếp tục tổ chức cho học sinh đọc và chia sẻ sách vào 15 phút đầu giờ cho các khối lớp. Tổ chức ngày hội Đọc sách, giới thiệu sách, triển lãm sách… với mục đích tạo phong trào đọc sách trong học sinh, giáo viên và trong cộng đồng; xây dựng văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh; hướng dẫn học sinh lớp làm quen với các thủ tục, các quy định mượn sách tại thư viện.

             Thực hiện kế hoạch, thời gian năm học:

            * Các mốc thời gian thực hiện

            1. Các mốc thời gian thực hiện:

  Thực hiện theo Quyết định số 2134/QĐUBND ngày 09/8/2024 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.  

- Ngày tựu trường lớp 1: 20/8/2024

- Ngày tựu trường lớp 2, 3, 4, 5: 26/8/2024

- Ngày khai giảng: 05/9/2024

- Ngày bắt đầu học kì I: 05/9/2024

- Kết thúc học kì I trước ngày 18/01/2025, trong đó có 18 tuần thực học.

- Hoàn thành kế hoạch giáo dục học kì II trước ngày 25/5/2025, trong đó có 17 tuần thực học và kết thúc năm học trước 31/5/2025.

- Xét công nhận hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học trước ngày 31/5/2025.

- Thời gian nghỉ lễ, Tết thực hiện theo quy định của Luật Lao động và văn bản hướng dẫn của UBND tỉnh.

            Trong trường hợp đặc biệt như: thời tiết khắc nghiệt, thiên tai,...Trường sẽ cho học sinh nghỉ học và bố trí dạy bù vào thời gian phù hợp theo kế hoạch của Phòng Giáo dục.

            1.Về thực hiện quy chế chuyên môn

  Giáo viên phải thực hiện đúng nhiệm vụ phân công ngay từ đầu năm. Có đủ các loại hồ sơ do trường, phòng giáo dục, sở quy định. Soạn giảng đúng chương trình của BGD yêu cầu. Sinh hoạt chuyên môn đúng định kì. Thực hiện dạy đúng số tiết quy định, đúng chương trình, kế hoạch, nội dung dạy học, không tự tiện cắt xén chương trình.

  Tổ chức nghiêm túc các kỳ kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của học sinh và chất lượng dạy học của giáo viên. Kiểm tra việc thực hiện đánh giá học sinh qua bảng tổng hợp đánh giá kết quả học tập ở lớp.

  Sử dụng tối đa bộ đồ dùng dạy học hiện có, phấn đấu có 100% số tiết dạy phải sử dụng đồ dùng dạy học. Chú trọng việc đổi mới phương pháp dạy của GV và học của học sinh, dạy học nhiều đối tượng trong một tiết học. Tổ chức các phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, nâng cao chất lượng nâng cao chất lượng giờ dạy. Tổ chức bồi dưỡng học sinh năng khiếu và phụ đạo học sinh chậm tiến vào các tiết tăng buổi chiều.

                        2. Tổ chức thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

     Nhà trường nối mạng Internet và kết nối màn hình để đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học và xây dựng kho GAĐT của tổ phong phú nhằm phục vụ cho việc dạy học đạt kết quả cao.

     Giáo viên dạy lớp 1 có đủ các thiết bị, đồ dùng dạy học theo đúng quy định tại TT 05;  phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học đáp ứng theo yêu cầu của lớp, tổ chức triển lãm các thành quả của giáo viên và học sinh trong công tác này. ĐDDH phải thiết thực dễ sử dụng và đáp ứng được nhiều nội dung.

            Tập trung chỉ đạo thực hiện dạy học phù hợp với đối tượng học sinh trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình. Giáo viên chú trọng tổ chức hoạt động học và trò chơi học tập trong từng tiết học; giúp học sinh biết kết hợp với bạn, học tập từ bạn, nhận xét giúp đỡ bạn về cả kiến thức và kĩ năng. Phát huy tác dụng và hiệu quả của các phòng chức năng và các TBDH cho việc đổi mới PPDH. Sử dụng hiệu quả các tài liệu và các chuyên đề đã triển khai trong năm học trước.

            Kết hợp dạy trên lớp với hoạt động của thư viện, kết hợp với dạy học môn Tin học và hướng dẫn học sinh làm quen với internet, thư điện tử.

            Tiếp tục thực hiện các giải pháp tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học; chỉ đạo triển khai áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” đối với các môn học Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học; ph