In trang

Kế hoạch của Tổ 1-2-3 Năm 2016

KẾ HOẠCH

HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN

 NĂM HỌC 2015 - 2016

 

          Căn cứ công văn số 131/PGD&ĐT-CM ngày 17 tháng 9 năm 2015 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Phong Điền V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2015 - 2016 cấp Tiểu học;

            Căn cứ vào quy trình chỉ đạo chuyên môn cấp tiểu học năm học 2015 - 2016 của Phòng Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ báo cáo tổng kết năm học 2014 - 2015 và phương hướng năm học 2015 - 2016 của Trường Tiểu học Phò Ninh;

Căn cứ vào kế hoạch chỉ đạo chuyên môn và quy trình thực hiện kế hoạch năm học của trường Tiểu học Phò Ninh năm học 2015- 2016;

            Căn cứ tình hình thực tế của tổ, Tổ 1-2-3 xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn năm học 2015 – 2016 n hư sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Về đội ngũ giáo viên:

- Tổng số: 8 giáo viên, nhân viên

   Trong đó: Khối 1: 2 giáo viên

                    Khối 2: 2 giáo viên

                     Khối 3: 3 giáo viên

                    Giáo viên bộ môn: 1 giáo viên Mỹ thuật

Cụ thể:

 

STT

Họ & tên giáo viên

Công việc được giao

Trình độ chuyên môn

1

Trần Thị Minh Hạnh

CN lớp 1/1 - TTCM 1-2- 3

CĐ Tiểu học

2

Trần Thị Thanh Thúy

CN lớp 1/2

CĐ Tiểu học

3

NguyễnThị Châu Hồng

CN lớp 2/1

CĐ Tiểu học

4

Ngô Thị Xuân Thắm

CN lớp 2/2

CĐ Tiểu học

5

Hoàng Thị Ngọc Thủy

CN lớp 3/1- TPCM 1-2- 3

CĐ Tiểu học

6

Phạm Thị Thu Thảo

CN lớp 3/2

CĐ Tiểu học

7

Mai Đức Hoanh

CN lớp 3/3

Đại học

8

Trương Thị Mỵ

GV Mỹ thuật

Đại học

 

2. Về học sinh:

Tổng số học sinh: 226em, trong đó:

+ Khối  I: 71em; Nữ: 41em ( Lớp 1/1: 36 em; Nữ: 20em, Lớp 1/2: 35 em; Nữ: 21em )

+ Khối II : 69 em; Nữ: 28em  (  Lớp 2/1: 34 em; Nữ:  13em , Lớp 2/2: 35 em; Nữ:  15em )

+ Khối III : 86 em; Nữ: 48em  (  Lớp 3/1: 29 em; Nữ:  17em , Lớp 3/2: 29 em; Nữ:  15em; Lớp 3/3: 28; Nữ: 16  )

 

3. Những thuận lợi và khó khăn:

3.1. Thuận lợi:

+ Giáo viên

- Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao,  tạo điều kiện giúp đỡ của BGH cũng như các đoàn thể trong trường. Tổ viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong công tác cũng như trong cuộc sống đời thường.

- GV trong tổ có trình độ chuyên môn vững vàng, tích cực tự học để nâng cao trình độ

+ Học sinh

- Phòng học khang trang, có đủ ánh sáng và quạt mát; bàn nghế phù hợp với lứa tuổi của học sinh.

- Đa số học sinh ngoan, có ý thức trong học tập, tích cực, sáng tạo.

- Đa số phụ huynh đã quan tâm đến việc học tập của con em.

3.2. Khó khăn:

- Trường nằm ở khu vực thấp trũng, thường xuyên bị ngập nước trong mùa mưa bão; một số em gia đình ở quá xa trường, những vùng thấp trũng (Hiền Sĩ, Đông Dạ, Khu định cư Phong An) mùa mưa lụt đi học gặp nhiều khó khăn;

- Nhiều học sinh gia đình kinh tế còn khó khăn; khả năng tiếp thu của các em trong lớp không đồng đều. Một số em nhận thức quá chậm, một số em chưa có ý thức học tập; một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm, đôn đốc con em trong học tập ở nhà.

B. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ CHỈ TIÊU CƠ BẢN

I. Các mục tiêu, nhiệm vụ:

1. 100 % GV trong tổ có tư tưởng chính trị vững vàng; đạo đức trong sáng, luôn giữ gìn và phát huy những phẩm chất tốt đẹp của người giáo viên.

2. Xác định đúng nhiệm vụ trọng tâm của năm học.

3. Duy trì, đảm bảo số lượng và nâng cao kết quả đánh giá thường xuyên, định kỳ đối với các môn học và hoạt động giáo dục, đối với sự hình thành và phát triển năng lực, sự hình thành và phát triển phẩm chất. Phấn đấu đạt các chỉ tiêu đã đăng kí đầu năm.

4. Tập trung rèn chữ cho học sinh ngay từ đầu năm học.

5. Tham gia đầy đủ các hội thi, hoạt động do nhà trường, cấp trên tổ chức. Đảm bảo thông tin hai chiều luôn kịp thời, chính xác.

6. Tiếp tục thực hiện xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

7. Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn.

8. Đăng kí danh hiệu thi đua và đề tài SKKN                    

II. Chỉ tiêu cơ bản, biện pháp thực hiện từng nhiệm vụ

1. Về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, việc giữ gìn và phát huy những phẩm chất tốt đẹp của người giáo viên

- Luôn có tư tưởng chính trị vững vàng, ý thức cao trong việc trau dồi trình độ lý luận chính trị cho bản thân, mạnh dạn trong công tác đấu tranh tự phê bình và phê bình để giúp nhau cùng tiến bộ, thực hiện tốt cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh’’ theo chuyên năm 2015: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm; gắn bó với nhân dân; đoán kết, xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh.

 - Có phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, luôn đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực.

- Tận tâm với nghề, tận tụy với học sinh.

- Sống chan hòa, đoàn kết với đồng nghiệp.

- Không ngừng học hỏi, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân.

 - Thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính độc lập chủ động và tư duy của học sinh.

2. Xác định đúng nhiệm vụ trọng tâm của năm học

Nắm vững các nhiệm vụ trọng tâm của năm học trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ:

2.1. Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh”, “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực” thông qua các hoạt động, việc làm thiết thực:

+ Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; cuộc vận động “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực”; các quy định về đạo đức nhà giáo theo tinh thần Quyết định số 16/2008/QĐ-BGD&ĐT, ngày 16/4/2008 về Ban hành Quy định đạo đức nhà giáo.

+ Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 2325/CT-BGD&ĐT, ngày 28/6/2013 về việc chấn chỉnh tình trạng dạy học trước chương trình lớp 1; Công văn số 2518/SGD&ĐT-GDTH ngày 12/11/2014 về việc thực hiện Chỉ thị 5105/CT-BGDĐT về việc chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm đối với giáo dục tiểu học.

+ Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá. Nhà trường chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng cùng tham gia chăm sóc giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh.

+ Tiếp tục thực hiện công văn số 2129/SGDĐT-GDTH ngày 31/10/2013 về việc hướng dẫn theo dõi học sinh tiểu học có năng lực học tập còn yếu và triển khai các giải pháp tích cực để giảm tỉ lệ học sinh yếu và học sinh bỏ học; đánh giá đúng chất lượng giáo dục, không để xảy ra tình trạng học sinh “ngồi nhầm lớp”.

+ Tổ chức nhiều hoạt động nhằm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu ở tất cả các lĩnh vực giáo dục. Thực hiện nghiêm túc công tác bàn giao chất lượng theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 về Quy định đánh giá học sinh tiểu học và công văn số 1235/SGDĐT-GDTH ngày 17/7/2012 của Sở GD&ĐT, đảm bảo trách nhiệm của từng giáo viên khi bàn giao.

2.2. Thực hiện nghiêm túc kế hoạch giáo dục và kế hoạch thời gian năm học

2.3. Thực hiện chương trình, sách, thiết bị dạy học theo quy định:

- Chương trình:

+ Thực hiện chương trình các môn học một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh và thực tiễn giáo dục địa phương theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học; Công văn số 5842/BGD&ĐT-VP ngày 01/9/2011 về Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông. Quyết định số 3321/QĐ-BGDĐT ngày 12/8/2014 về việc Ban hành Chương trình thí điểm tiếng Anh tiểu học.

+ Tích hợp hợp lí các nội dung giáo dục: Bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả; quyền và bổn phận của trẻ em, an toàn giao thông, giáo dục kĩ năng sống; ứng phó với biến đổi khí hậu; đặc biệt tích hợp dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số vào tất cả các môn học và hoạt động giáo dục. Việc tích hợp không gây áp lực học tập đối với học sinh và giảng dạy đối với giáo viên.

+ Tiếp tục triển khai nghiêm túc việc giảng dạy giáo dục địa phương theo công văn số 5982/BGDĐT-GDTH ngày 07/7/2008 về thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở các cấp học phổ thông và thực hiện dạy học theo tài liệu được Sở biên soạn. - Sách:

+ Sách quy định tối thiểu đối với mỗi học sinh theo Công văn số 4323/BGDĐT-GDTH ngày 28/5/2015 của Bộ GD&ĐT về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2015 - 2016 đối với giáo dục tiểu học.

- Thiết bị dạy học:

+ Có danh mục thiết bị dạy học của lớp.

2.4. Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và đổi mới PPDH:

- Tập trung thực hiện dạy học phù hợp với đối tượng học sinh trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình, chú trọng tổ chức hoạt động học và trò chơi học tập trong từng tiết học; giúp học sinh biết kết hợp với bạn, học tập từ bạn, nhận xét giúp đỡ bạn về cả kiến thức và kĩ năng. Sử dụng hiệu quả các tài liệu và các chuyên đề đã triển khai trong năm học trước.

- Kết hợp dạy trên lớp với hoạt động của Thư viện, với dạy học môn Tin học và hướng dẫn học sinh làm quen với internet.

- Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục có nội dung Tin học - Công nghệ thông tin dưới nhiều hình thức để học sinh có điều kiện tiếp cận với các kỹ năng học tập, nghiên cứu sáng tạo.

2.5. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh:

-  Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng chỉ đạo của Bộ là phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực học sinh, chú trọng việc nhận xét, động viên, góp ý học sinh trong quá trình học tập; đảm bảo đánh giá đúng trình độ, năng lực học tập của học sinh, tích cực chống tiêu cực trong kiểm tra đánh giá.

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 về quy định đánh giá học sinh tiểu học và các công văn hướng dẫn thực hiện Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT như công văn số 6169/BGĐT-GDTH ngày 29/10/2014; số 7475/BGĐT-GDTH ngày 25/12/2014; số 39/ BGĐT-GDTH ngày 06/01/2015 của Bộ; công văn số 2506/SGDĐT-GDTH ngày 11/11/2014 và công văn số 921/SGDĐT-GDTH ngày 13/4/2015 của Sở về hướng dẫn thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư 30. Đặc biệt là việc đánh giá học sinh có hoàn cảnh khó khăn cần căn cứ vào mức độ đạt được so với nội dung và yêu cầu đã được điều chỉnh theo quy định tại Thông tư 39/2009/TT-BGD&ĐT và có hồ sơ theo dõi sự tiến bộ của từng học sinh.

3. Duy trì, đảm bảo số lượng và nâng cao kết quả đánh giá thường xuyên, định kỳ đối với các môn học và hoạt động giáo dục, đối với sự hình thành và phát triển năng lực, sự hình thành và phát triển phẩm chất. Phấn đấu đạt các chỉ tiêu đã đăng kí đầu năm.

3.1 Số lượng:

a) Chỉ tiêu: Duy trì đến cuối năm học 226 em ( 100%)

b) Biện pháp:

- Gần gũi, yêu thương học sinh, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để mỗi tiết học đều trôi qua một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả, để các em luôn hứng thú khi đến lớp, đến trường.

- Tạo được niềm tin cho HS khi đến trường để các em luôn đi học chuyên cần, vắng học phải có đơn xin phép có chữ ký của phụ huynh.

- Theo dõi sát sao tình hình chuyên cần của lớp, thông tin hai chiều kịp thời với phụ huynh về những trường hợp vắng học không có đơn xin phép, vằng học nhiều buổi,... để có biện pháp khắc phục kịp thời.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp nhiệt tình, năng nổ, luôn biết sẻ chia với bạn bè, luôn biết giúp bạn cùng tiến bộ và có khả năng quản lý, điều hành lớp.

- Thăm hỏi, động viên tinh thần những HS có hoàn cảnh khó khăn, quan tâm đến những đối tượng học sinh tiếp thu chậm để các em tự tin vươn lên trong học tập.

3.2. Nâng cao kết quả đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ đối với các môn học, hoạt động giáo dục, đối với sự hình thành và phát triển năng lực, sự hình thành và phát triển phẩm chất.

a) Chỉ tiêu:

-  Đánh giá thường xuyên đối với tất cả các môn học, hoạt động giáo dục, đánh giá định kì cuối năm học các môn học theo quy định đạt điểm 5 (năm) trở lên:

 

Lớp

Toán

TV

Đạo đức

TN&XH

Tiếng Anh

Tin học

 nhạc

Thểdục

M thuật, KT

HT

CHT

HT

CHT

HT

CHT

HT

CHT

HT

CHT

HT

CHT

HT

CHT

HT

CHT

HT

CHT

1/1

34

2

34

2

36

0

36

0

36

0

36

0

36

0

36

0

36

0

1/2

34

1

34

1

35

0

35

0

35

0

35

0

35

0

35

0

35

0

K1

68

3

68

3

71

0

71

0

71

0

71

0

71

0

71

0

71

0

2/1

34

0

34

0

34

0

34

0

34

0

34

0

34

0

34

0

34

0

2/2

35

0

35

0

35

0

35

0

35

0

35

0

35

0

35

0

35

0

K2

69

0

69

0

69

0

69

0

69

0

69

0

69

0

69

0

69

0

3/1

29

0

29

0

29

0

29

0

29

0

29

0

29

0

29

0

29

0

3/2

29

0

29

0

29

0

29

0

29

0

29

0

29

0

29

0

29

0

3/3

28

0

28

0

28

0

28

0

28

0

28

0

28

0

28

0

28

0

K3

86

0

86

0

86

0

86

0

86

0

86

0

86

0

86

0

86

0

 

- Mức độ hình thành và phát triển năng lực:

 

Đạt

Chưa đạt

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

226

100

0

0

 

- Mức độ hình thành và phát triển phẩm chất:

 

Đạt

Chưa đạt

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

226

100

0

0

 

- Khen thưởng:

 

Lớp/SL

Học sinh hoàn thành xuất sắc nội dung học tập các môn học

Học sinh hoàn thành tốt nội dung học tập một ( một số ) môn trong các môn học

Đạt thành tích nổi bật trong các phong trào thi đua hoặc thành tích nổi bật khác

1/1- 36

15

 

10

 

 

 

1/2- 35

15

 

10

 

 

 

K1- 71

19

 

20

 

 

 

2/1- 34

14

 

10

 

 

 

2/2- 35

12

 

10

 

 

 

K2- 69

26

 

20

 

 

 

3/1

16

 

11

 

 

 

3/2

12

 

10

 

 

 

3/3

12

 

8

 

 

 

K3-86

40

 

29

 

 

 

b) Biện pháp:

 - Giáo viên nắm vững và thực hiện tốt Thông tư số 30 của Bộ hướng dẫn thực hiện thông tư 30 về đánh giá học sinh Tiểu học.

- Tích cực đổi mới phương pháp dạy học.

- Giáo viên luôn tận tụy với nghề, hết lòng  vì học sinh.

- Tạo mọi điều kiện tốt nhất để mỗi em phát triển tối đa năng lực vốn có của mình trên cả 3 mặt: kiến thức - kĩ năng, năng lực, phẩm chất.

- Phát huy năng lực cán bộ lớp, xây dựng lớp tự quản.

- Xây dựng các lực lượng nòng cốt của lớp như tổ giúp đỡ, nhóm đôi bạn cùng tiến

 - Cùng TPT Đội giáo dục toàn diện cho các em thông qua các HĐGDNGLL.

- Trao đổi với phụ huynh bằng nhiều hình thức về tình hình học tập của từng em khi cần thiết, nhất là những học sinh chậm tiến bộ, những em cá biệt.

- Động viên kịp thời những tiến bộ dù là nhỏ nhất của các em trong quá trình học tập.

- Quan tâm, giúp đỡ, động viên kịp thời những em còn chậm tự tin, cố gắng vươn lên.

4. Nâng cao chất lượng phong trào “ Giữ vở sạch -  Viết chữ đẹp’’

a) Chỉ tiêu:

- Tất cả học sinh các lớp tham gia trưng bày “ Giữ vở sạch -  Viết chữ đẹp’’do nhà trường, ngành tổ chức.

- Phấn đấu đạt chỉ tiêu:

* Cá nhân được tuyên dương:

 

Lớp

Cấp trường

Cấp huyện

Cấp tỉnh

           1/1

3

1

 

1/2

3

2

 

2/1

2

1

 

2/2

3

 

 

3/1

3

1

1

3/2

3

 

 

3/3

3

 

 

- Tập thể được tuyên dương

 

Cấp trường

Cấp huyện

Cấp tỉnh

1/1

1/1

 

1/2

 

 

2/1

 

 

2/2

2/2

 

3/1

3/1

3/1

3/2

 

 

3/3

 

 

 

b) Biện pháp:

- Chuẩn bị chu đáo các loại vở ngay từ tuần đầu tiên của năm học.

- Thống nhất cách trình bày trong vở học sinh đối với từng môn( phân môn) để các em thực hiện đồng bộ.

- Thường xuyên kiểm tra vở học sinh để nhắc nhở các em điều chỉnh kịp thời những tồn tại còn mắc phải.

- Giáo dục cho HS luôn có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp trong tất cả các môn học.

- Tuyên dương những học sinh làm tốt công tác này để bạn khác noi gương.

- Kết hợp với cha mẹ học sinh để cùng nhắc nhở các em rèn chữ, giữ vở.

5. Tham gia đầy đủ các hội thi, hoạt động do nhà trường, cấp trên tổ chức. Đảm bảo thông tin hai chiều luôn kịp thời, chính xác.

a) Chỉ tiêu:

- 100% HS trong lớp tham gia đầy đủ các buổi lao động theo kế hoạch của nhà trường, tham gia tích cực và đạt hiệu quả cao các HĐGDNGLL.

- Giáo viên đảm bảo thông tin hai chiều luôn kịp thời, chính xác.

- 100% giáo viên tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường và đạt kết quả cao.

- Tham gia hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi và phấn đấu có 01 giáo viên đạt giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.

b) Biện pháp:

- Quán triệt học sinh tham gia đầy đủ các buổi lao động của trường, lớp, ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường, tham gia lao động tập thể, tham gia các HĐGDNGLL.

- Nắm bắt thông tin kịp thời, thực hiện nghiêm túc mọi kế hoạch của nhà trường.

- Không ngừng học tập để nâng cao kĩ năng sư phạm, trình độ chuyên môn, đáp ứng tốt các yêu cầu của giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, học hỏi, chia sẻ cùng đồng nghiệp để có những bài dạy lí thú và hiệu quả nhất khi tham gia thi.

- Chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện để tham gia tốt hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi theo kế hoạch.

6. Tiếp tục thực hiện xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”

 a) Chỉ tiêu:

 - Thực hiện tốt 5 tiêu chí xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”

b) Biện pháp:

- Kết hợp với hội cha mẹ học sinh để trang hoàng lớp học hợp vệ sinh, khoa học.

- Giáo dục các em luôn có ý thức giữ gìn trường lớp sạch sẽ, xem lớp học như ngôi nhà thứ hai của mình.

- Tổ chức các hình thức dạy học gây hứng thú cho học sinh để các em luôn chủ động, hứng thú, say mê trong học tập.

- Dạy học phân hoá đối tượng học sinh để phát huy năng lực vốn có, sở trường của từng em.

7. Thực hiện nghiêm túc kế hoạch thao giảng, dự giờ, triển khai chuyên đề:

a)  Chỉ tiêu:

- Dự giờ: 18 tiết /năm/ 1 giáo viên

- Thao giảng: 6 tiết/ năm /1 giáo viên

- Triển khai chuyên đề theo kế hoạch nhà trường:

 

Thời gian

Tên chuyên đề

 

Giáo viên thực hiện

Tháng 10

Khối 1:Phát huy tính tích cực học nhóm cho HS lớp 1

Trần Thị Minh Hạnh

Tháng 11

Khối 2: Rèn cho học sinh kĩ năng viết đúng, viết đẹp chữ hoa trong giờ tập viết

Ngô Thị Xuân Thắm

Tháng 12

 

Khối 3: Gây hứng thú cho học sinh trong giờ kể chuyện

Hoàng Thị Ngọc Thủy

b) Biện pháp:

- Tích cực đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học.

- Không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tăng cường dự giờ đồng nghiệp để cùng trao đổi, chia sẻ, tự rút ra cho mình  những điều cần thiết để dạy học sinh lớp mình tốt hơn.

8. Tổ chức phụ đạo học sinh có năng lực học tập còn hạn chế với kế hoạch phù hợp:

a) Chỉ tiêu:

100% học sinh trong lớp học đều được giáo viên giảng dạy quan tâm, đặc biệt là những học sinh có năng lực học tập còn hạn chế, hoàn cảnh khó khăn.

b) Biện pháp:

- Chỉ đạo giáo viên dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh, phân hóa theo từng đối tượng (đặc biệt ở buổi thứ 2).

- Trong quá trình dạy học cần quan tâm, có biện pháp và lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp đối với những học sinh học không chuyên cần, có hoàn cảnh khó khăn.

- Tổ chuyên môn cần tổ chức các chuyên đề nhằm tháo gỡ những khó khăn mà học sinh thường gặp phải trong quá trình học tập. Hằng tháng, tổ trưởng cần ra bài khảo sát chất lượng học tập của học sinh đối với các môn học.

- Giáo viên chủ nhiệm cần lập danh sách và theo dõi những học sinh có năng lực học tập còn hạn chế của lớp mình. Có kế hoạch xoá yếu một cách cụ thể.

- Các tổ khối trưởng, Ban giám hiệu có kế hoạch hàng tháng trong công tác kiểm tra phụ đạo học sinh có năng lực học tập hạn chế, kiểm tra mức độ tiến bộ của tất cả các học sinh đó trong toàn trường. 

9. Bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch:

a) Mục đích bồi dưỡng thường xuyên:

- Bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục cho cán bộ quản lý và giáo viên.

 - Bồi dưỡng thường xuyên nhằm phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả BDTX; nâng cao nhận thức, tư tưởng chính trị, ý thức trách nhiệm của nhà giáo, trong giai đoạn cách mạng mới.

b) Nội dung và kế hoạch bồi dưỡng:

 

Thời gian

Nội dung bồi dưỡng

Hình thức

Thời gian ( tiết)

Ghi chú

Tháng

9-12/2015

Nội dung 1: Triển khai NQ số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013, NQ số 88/2014/QH13 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.

-Triển khai Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng phê duyệt đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông.

Tập trung và

tự nghiên cứu

30 tiết

 

Tháng 8-9/2015

Nội dung 2: Nội dung  bồi dưỡng chính trị đầu năm học và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2015 – 2016

Tìm hiểu về tổ chức lớp học và sinh hoạt tổ chuyên môn theo mô hình trường học mới VNEN.

Tập trung và

tự nghiên   cứu

30 tiết

 

Tháng 10/2015

Nội dung 3:

+ TH 23: Mạng Internet - Tìm kiếm và khai thác thông tin.

           

Tập trung và

tự nghiên cứu

60 tiết

 

15 tiết

 

Tháng 11/2015

+ TH 24: Đánh giá kết quả học tập ở tiểu học.

 

Tập trung và

tự nghiên cứu

15 tiết

 

Tháng 12/2015 – 4/2016

+ TH 25: Các kĩ thuật bổ trợ trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở tiểu học.

 

Tập trung và

tự nghiên cứu

15 tiết

 

11/2015

+ TH 28: Kiểm tra, đánh giá các môn học bằng điểm số.

Tập trung và

 tự nghiên cứu

15 tiết

 

 

Lưu ý: Thông tư Ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học TT số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 thay thế cho Quyết định số 30/2005/QĐ-BGDĐT ngày 30/9/2005 của Bộ GD&ĐT.

10. Đăng kí danh hiệu thi đua và đề tài SKKN

 

TT

Họ và tên

DHTĐ

Đề tài SKKN

1

Trần Thị Minh Hạnh

CSTĐCS

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt dạng toán có lời văn

2

Trần Thị Thanh Thúy

LĐTT

 

3

NguyễnThị Châu Hồng

CSTĐCS

Một số biện pháp xây dựng nền nếp cho học sinh lớp 1

4

Ngô Thị Xuân Thắm

LĐTT

 

5

Hoàng Thị Ngọc Thủy

CSTĐCS

Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3

6

Phạm Thị Thu Thảo

LĐTT

 

7

Mai Đức Hoanh

LĐTT

 

8

Trương Thị Mỵ

LĐTT

 

 

C. Quy trình thực hiện kế hoạch:

 

Thời gian

Nội dung công việc

Người ph