Tổ bộ môn
Kế hoạch năm 2024-2025
KẾ HOẠCH TỔ BỘ MÔN NĂM HỌC 2024-2025
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÒ NINH TỔ BỘ MÔN
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Phò Ninh, ngày 26 tháng 9 năm 2024 |
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN
Năm học 2024 - 2025
Năm học 2024- 2025 là năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về Đề án “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội Chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Tiếp tục thực hiện đồng bộ đổi mới giáo dục theo chương trình GDPT 2018, hoàn thiện cơ sở vật chất, tài chính, nâng cao chất lượng đội ngũ, xây dựng một nền giáo dục dân chủ, kỷ cương, nề nếp thực hiện tốt mục tiêu phổ cập và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Căn cứ Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 về việc Ban hành chương trình giáo dục phổ thông 2018;
Căn cứ công văn số 2345/BGDĐT-GDTH, ngày 07/6/2021 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường tiểu học;
Căn cứ Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 về việc hướng dẫn đánh giá xếp loại học sinh Tiểu học;
Căn cứ Quyết định số 2134/QĐ-UBND ngày 09/8/2024 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Căn cứ Công văn số 2634/SGDĐT-GDPT ngày 05/9/2024 của Sở GDĐT Thừa Thiên Huế về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Tiểu học năm học 2024 - 2025;
Căn cứ Công văn số 395/PGDĐT-GDTH ngày 09/9/2024 của Phòng GD&ĐT về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Tiểu học năm học 2024 - 2025;
Căn cứ Kế hoạch số 26/KH-THPN, ngày 26/9/2024, của Trường TH Phò Ninh về việc ban hành Kế hoạch, nhiệm vụ năm học 2024- 2025.
Nhằm thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2024-2025 theo các chỉ tiêu được tập thể HĐSP nhà trường đã thống nhất tại Hội nghị CBVCNLĐ ngày 25/09/2024. Tổ bộ môn xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học 2024-2025 với các chỉ tiêu, giải pháp và nhiệm vụ cụ thể như sau:
A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
I. Về đội ngũ giáo viên :
STT |
Họ và tên |
Năm sinh |
Năm vào ngành |
Trình độ đào tạo |
Nhiệm vụ được giao |
1 |
Nguyễn Thị Nhàn |
1980 |
2002 |
ĐHSP |
TT - GV Tin học |
2 |
Đoàn Thị Thùy Trâm |
1984 |
2005 |
ĐHSP |
TP - GV Âm Nhạc |
3 |
Trần Thị Khánh Hương |
1984 |
2011 |
ĐHSP |
GV Tiếng Anh |
4 |
Phạm Thị Thúy Diễm |
1978 |
1999 |
ĐHSP |
GV Tiếng Anh |
5 |
Trương Thị Mỵ |
1981 |
2005 |
ĐHSP |
GV Mĩ thuật |
6 |
Nguyễn Đức Tân |
1981 |
2004 |
ĐHSP |
GV Thể dục |
7 |
Đỗ Đại Đường Hùng |
1985 |
2007 |
CĐSP |
GV TPT |
II. Về học sinh:
Tổng số học sinh đầu năm toàn trường là 458 em được chia ra:
Lớp 1/1: 29 em, nữ: 16 em Lớp 3/3: 29 em , nữ: 12 em
Lớp 1/2: 25 em, nữ: 14 em Lớp 4/1: 32 em ; nữ: 18 em
Lớp 1/3: 25 em, nữ: 11 em Lớp 4/2: 32 em ; nữ: 16 em
Lớp 2/1: 32 em, nữ: 14 em Lớp 4/3: 32 em ; nữ: 19 em
Lớp 2/2: 28 em, nữ: 10 em Lớp 5/1: 35 em ; nữ: 18 em
Lớp 2/3: 27 em, nữ: 13 em Lớp 5/2: 35 em , nữ: 19 em
Lớp 3/1: 31 em, nữ: 17 em Lớp 5/3: 34 em , nữ: 16 em
Lớp 3/2: 32 em , nữ: 15 em
III. Những thuận lợi và khó khăn :
1. Thuận lợi:
a. Giáo viên:
- 100% giáo viên trong tổ có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, có tay nghề vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác dạy và học.
- Tập thể giáo viên trong tổ đoàn kết, nhiệt tình trong công tác, giáo viên luôn nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ. Nhiều thầy cô giáo tâm huyết với nghề, yêu thương học sinh hết mực, giành nhiều thời gian, công sức để dạy dỗ, dìu dắt học sinh.
- Các giáo viên trong tổ đều có trình độ A tin học trở lên, nên rất thành thạo trong việc sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy.
- Tất cả các thành viên trong tổ đều đã được tiếp thu về đổi mới nội dung, chương trình SGK do phòng, trường triển khai và nắm tương đối chắc các phương pháp giảng dạy ở tất cả các môn học.
- Tổ luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của ban giám hiệu cũng như các đoàn thể trong trường.
b. Học sinh:
- Hầu hết phụ huynh quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để con em đến trường, dụng cụ học tập khá đầy đủ.
- Học sinh của các lớp đa số nằm ở địa bàn gần trường nên việc trao đổi về việc học tập của học sinh với phụ huynh dễ dàng. Hầu hết các em chăm ngoan, lễ phép, chăm chỉ học tập.
- Cơ sở vật chất tương đối khang trang, có đủ nhà vệ sinh cho giáo viên và học sinh, có hệ thống nước máy, có khuôn viên, sân chơi, cây xanh tương đối tốt.
2. Khó khăn:
- Lớp có số lượng học sinh đông, trình độ nhận thức của các em trong lớp không đồng đều. Một số em chưa có ý thức học tập, chấp hành nội quy nề nếp trường lớp.
- Một số học sinh cha mẹ làm ăn xa nên ở với ông bà, vì thế việc nhắc nhở các em học tập cũng hạn chế.
- Vẫn còn một số phụ huynh học sinh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của con em mình; học sinh vẫn còn em chậm phát triển trí tuệ.
- Tình hình thời tiết bão lũ diễn biến phức tạp xảy ra nhiều đợt, làm gián đoạn việc học tập của HS và giảng dạy của GV, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
B. NHIỆM VỤ CHUNG
1. Thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 với chủ đề “Kỷ cương trách nhiệm, đổi mới không ngừng, nâng cao chất lượng”. Thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT; tăng cường bảo đảm an toàn trường học; thực hiện hiệu quả phân cấp quản lí gắn với trách nhiệm giải trình trong tổ chức thực hiện kế hoạch năm học theo quy định và phù hợp với thực tiễn tại địa phương.
2. Chú trọng thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp và đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và thực hiện giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc theo quy định của Luật Giáo dục 2019.
3. Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; thực hiện xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để có đủ giáo viên, bảo đảm chất lượng dạy học các môn học, hoạt động giáo dục theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; triển khai hiệu quả công tác đánh giá và bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý theo các chuẩn quy định.
4. Thực hiện hiệu quả chuyển đổi số, đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học; thực hiện quản trị trường học dân chủ, kỷ cương, nề nếp, chất lượng và hiệu quả giáo dục trong các cơ sở giáo dục tiểu học.
5. Tiếp tục thực hiện hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát theo thẩm quyền; thực hiện hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm công tác truyền thông; khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; phát động, tổ chức các phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong công tác dạy học.
C. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
I.Phát huy hiệu quả và tiếp tục thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua:
Năm học 2023 - 2024 là năm học diễn ra trong bối cảnh ngành giáo dục và đào tạo Phong Điền nói riêng và Thừa Thiên Huế nói chung tiếp tục thực hiện đổi mới giáo dục. Để hoàn thành tốt mục tiêu đề ra, Tổ tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ sau:
Xây dựng kế hoạch phát động các cuộc vận động, phong trào thi đua, các chủ trương của Bộ, của Sở và của tỉnh, có tổ chức sơ kết, tổng kết như “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Tự làm đồ dùng dạy học”, …
Thành lập các câu lạc bộ cho học sinh để rèn luyện, bồi dưỡng năng khiếu. Tăng cường tổ chức hoạt động trải nghiệm, chú trọng các hoạt động thể dục, thể thao vui chơi giải trí cho học sinh; tạo điều kiện hướng dẫn học sinh tự quản, tự chủ động tổ chức, điều khiển các hoạt động tập thể, các hoạt động ngoài giờ lên lớp; phối hợp với cha mẹ học sinh tổ chức các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại.
Xây dựng kế hoạch theo dõi, tạo điều kiện học tập, phụ đạo những học sinh có năng lực học tập còn hạn chế và có giải pháp tích cực để giảm tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành các môn học, học sinh bỏ học; đánh giá đúng chất lượng giáo dục không chạy theo thành tích.
Tổ chức nhiều hoạt động nhằm phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu ở tất cả các môn học.
Cùng với nhà trường hoàn thành công tác kiểm định chất lượng và xây dựng, củng cố các tiêu chí của Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
II. Công tác nâng cao chất lượng toàn diện:
1. Xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ để chủ động, linh hoạt thực hiện và hoàn thành chương trình năm học:
Xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục và kế hoạch bài dạy theo Công văn số 2345/BGDĐT-GDTH; bố trí thời gian thực hiện chương trình đảm bảo tính khoa học, sư phạm, không gây áp lực đối với học sinh; linh hoạt trong tổ chức thực hiện dạy học các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và đối tượng học sinh, đảm bảo cuối năm học đạt được yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình.
Tổ chức xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục đảm bảo mỗi giáo viên nắm vững mạch nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình môn học, hoạt động giáo dục và nội dung bài học, chủ đề học tập được thiết kế trong sách giáo khoa; đặc điểm địa phương, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường và đặc điểm đối tượng học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch bài dạy, đề xuất những nội dung cần điều chỉnh hoặc bổ sung, tích hợp; điều chỉnh thời lượng thực hiện; nguồn học liệu và thiết bị dạy học; hình thức tổ chức và phương pháp dạy học; hình thức tổ chức và phương pháp đánh giá; xây dựng phân phối chương trình dạy học linh hoạt phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện tổ chức dạy học, bảo đảm các yêu cầu cần đạt của chương trình đối với môn học, hoạt động giáo dục để đạt hiệu quả cao nhất.
2. Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục:
Thực hiện chương trình các môn học theo quy định của Bộ, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh và thực tiễn giáo dục địa phương.
Chương trình từ lớp 1 đến lớp 5 (theo CTGDPT 2018) nhà trường xây dựng phân phối chương trình, thời khóa biểu để thực hiện giảng dạy có hiệu quả phù hợp với tâm sinh lý của học sinh.
Thực hiện dạy học các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học tự chọn theo quy định của CTGDPT 2018; tổ chức các hoạt động củng cố để học sinh tự hoàn thành nội dung học tập, các hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh.
Giáo viên mĩ thuật tổ chức dạy học môn Mỹ thuật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh toàn trường từ khối lớp 1-5; lựa chọn, sử dụng sản phẩm của học sinh để dùng vào việc trang trí lớp học, quà tặng nhân ngày sinh nhật cho các bạn…việc làm này rất có ý nghĩa khi tạo môi trường giáo dục thân thiện cho các em.
Giáo viên chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày kết quả học tập của mình; giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng; giáo viên hướng dẫn cho học sinh tự học để hoàn thành nội dung học tập trong giờ học trên lớp, sử dụng hiệu quả các tài liệu bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả việc dạy buổi 2, khuyến khích học sinh để sách vở và đồ dùng học tập tại lớp.
Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định đánh giá học sinh tiểu học. Nhà trường, tổ khối chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục từng môn học, hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.
Tăng cường thời lượng bồi dưỡng học sinh có năng khiếu thông qua hoạt động của các câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện và tạo điều kiện cho học sinh thực hành, trải nghiệm.
Trường tổ chức dạy học môn Tin học theo chương trình GDPT mới cho HS khối 3-5, thời lượng 1 tiết/tuần; đảm bảo 2 học sinh/máy. Hướng dẫn học sinh làm quen với internet, thư điện tử và đẩy mạnh các hoạt động giáo dục có nội dung Tin học để học sinh có điều kiện vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế; phát hiện và bồi dưỡng phát triển năng lực tin học, tư duy khoa học máy tính, hình thành và nuôi dưỡng đam mê khoa học, công nghệ cho học sinh.
Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục có nội dung Tin học để học sinh có điều kiện vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế như tổ chức giao lưu học sinh có năng khiếu vẽ tranh trên máy tính, học sinh năng khiếu môn Tin học đặc biệt hướng dẫn, tổ chức các trò chơi trên internet mang tính tư duy khoa học, logic cho các em.
3. Tổ chức dạy học các môn Ngoại ngữ 1, Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học:
a) Tổ chức dạy học các môn Ngoại Ngữ 1:
- Đối với lớp 1 và lớp 2: tiếp tục triển khai Chương trình môn tiếng Anh tự chọn bảo đảm các yêu cầu được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.
Dạy học tự chọn Ngoại ngữ 1 ở lớp 1, lớp 2 cần bảo đảm tính liên thông với môn ngoại ngữ thực hiện bắt buộc từ lớp 3; thời lượng dạy học phù hợp với hình thức học làm quen ban đầu, không gây quá tải cho học sinh; thực hiện kiểm tra đánh giá chú trọng đánh giá thường xuyên để hỗ trợ học tập, không dùng kết quả đánh giá để xét lên lớp; việc dạy học tự chọn Ngoại ngữ 1 ở lớp 1, lớp 2 được thể hiện trong kế hoạch giáo dục của nhà trường theo quy định.
- Đối với lớp 3, lớp 4 và lớp 5: triển khai thực hiện các giải pháp để tổ chức dạy học môn Tiếng Anh bắt buộc; bảo đảm tính liên thông và theo các yêu cầu được quy định trong chương trình các môn ngoại ngữ và các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT.
Khuyến khích các cơ sở giáo dục thực hiện xã hội hóa theo tinh thần tự nguyện trong dạy học ngoại ngữ để tăng cường thời lượng học; dạy học ngoại ngữ qua các chủ đề Toán và Khoa học; dạy học một số môn học bằng tiếng nước ngoài. Tăng cường tổ chức cho giáo viên, học sinh học ngoại ngữ qua truyền hình, các phương tiện truyền thông, các nguồn học liệu phù hợp khác. Đẩy mạnh thực hành ngoại ngữ qua các hoạt động như đọc truyện, hoạt động trải nghiệm, tạo môi trường ngoại ngữ ngoài lớp học, các sân chơi, giao lưu cho học sinh theo chỉ đạo tại Công văn số 3818/BGDĐT-GDTH ngày 31/07/2023 của Bộ GDĐT. Tổ chức khai thác, sử dụng hiệu quả Hệ thống học liệu tiếng Anh trên máy tính và trực tuyến cấp tiểu học theo kế hoạch của Bộ GDĐT; từng bước ứng dụng công nghệ (trí tuệ nhân tạo) vào các hoạt động dạy học và đánh giá để nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ theo các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT.
Đối với các tiết học theo hình thức xã hội hóa, tiết học tăng cường, phòng GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiểu học thực hiện nghiêm túc quy định của Bộ GDĐT về việc quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
b) Tổ chức dạy học môn Tin học:
Tổ chức dạy học môn Tin học bắt buộc cho tất cả học sinh lớp 3, 4, 5 theo yêu cầu được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông; triển khai thực hiện các giải pháp để tổ chức dạy học môn Tin học theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.
Triển khai công tác tập huấn, hướng dẫn để thực hiện hiệu quả các hoạt động giáo dục tin học, giáo dục kỹ năng công dân số để thực hiện “hình thành sớm các kỹ năng công dân số cho học sinh tiểu học” đồng thời làm cơ sở để học sinh tiếp cận, học tập thuận lợi môn Tin học ở các lớp 3, 4, 5 theo hướng dẫn của Bộ GDĐT; thực hiện tăng cường thời lượng, nội dung theo từng chủ đề, mạch kiến thức nhằm củng cố, khắc sâu các kiến thức trong môn Tin học để học sinh được nghiên cứu, tìm hiểu, khám phá, mở rộng kiến thức, phát triển năng lực Tin học.
4. Nâng cao hiệu quả phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và phương pháp,
hình thức đánh giá:
4.1. Thực hiện linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
Thực hiện linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, trong đó có phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của chương trình giáo dục, bảo đảo chất lượng, hiệu quả, vận dụng phù hợp những thành tố tích cực của các mô hình, phương thức giáo dục tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đặc biệt là đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trên lớp học.
Tăng cường tổ chức thực hành trải nghiệm, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống; dạy học tích hợp các nội dung giáo dục ở cấp tiểu học linh hoạt với các hình thức tổ chức phù hợp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường (Phụ lục 1 - Nội dung dạy học tích hợp).
Chú trọng đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học; nâng cao chất lượng và thực chất trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án) bảo đảm tạo thuận lợi cho quá trình triển khai hiệu quả phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, kiểm tra, đánh giá, thiết bị dạy học, học liệu, nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong quá trình dạy học; tránh việc áp dụng hình thức, khuôn mẫu trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy và thực hiện tiến trình dạy học mỗi bài học thành các hoạt động học với sản phẩm học tập cụ thể mà học sinh phải hoàn thành; cách thức thực hiện linh hoạt để tổ chức dạy học phát huy tính tự học, chủ động, sáng tạo của học sinh; tham khảo các bài giảng trên truyền hình, kho học liệu số dùng chung của Bộ GDĐT để nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo viên.
Thực hiện hiệu quả chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ (trí tuệ nhân tạo) trong hoạt động dạy học và quản lý giáo dục của các cấp trong việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá; trong quản lý quá trình dạy học và quản trị nhà trường.
4.2. Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức đánh giá:
Thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo quy định tại Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT; thực hiện đánh giá học sinh phù hợp với kế hoạch dạy học, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; không kiểm tra, đánh giá vượt quá yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
Thực hiện có hiệu quả các hình thức, phương pháp đánh giá áp dụng cho đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Xây dựng ma trận đề, ngân hàng câu hỏi, ngân hàng đề kiểm tra phục vụ cho đánh giá định kỳ đối với các môn học có bài kiểm tra định kỳ. Việc thực hiện các phương pháp, hình thức đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục phải bảo đảm yêu cầu về tính trung thực, khách quan, công bằng, đánh giá chính xác kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.
Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các giáo viên về hình thức tổ chức, phương pháp đánh giá thường xuyên; biên soạn đề kiểm tra định kỳ cho các môn học theo CTGDPT 2018; tổ chức thực hiện bài kiểm tra định kỳ đối với môn Tiếng Anh, môn Tin học và Công nghệ theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT từ năm học 2022 - 2023.
Đối với môn Tin học và Công nghệ thực hiện tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá như hai môn học độc lập, theo Chương trình GDPT môn Tin học và Chương trình GDPT môn Công nghệ.
5. Ðổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá học sinh tiểu học:
5.1 Tiếp tục triển khai dạy học Mỹ thuật đa phương tiện
Tiếp tục triển khai có hiệu quả các giờ dạy Mỹ thuật theo tinh thần của công văn số 2245/SGDĐT-GDTH ngày 18/9/2015 và sử dụng hiệu quả “Tài liệu dạy học Mĩ thuật dành cho giáo viên tiểu học” đã được trang cấp.
Chỉ đạo giáo viên thiết kế nội dung bài giảng bằng cách sắp xếp lại từ các bài học riêng lẻ trong sách giáo khoa hiện nay thành từng bài học theo chủ đề, dựa trên cốt truyện, liên kết giữa nội dung học tập với thực tế cuộc sống. Thông qua các chủ đề học tập, giáo viên vận dụng được phương pháp dạy học mới, khuyến khích học sinh chủ động tìm tòi, khám phá để tự hình thành kiến thức, kĩ năng.
Sản phẩm của học sinh có thể dùng vào việc trang trí lớp học, quà tặng nhân ngày sinh nhật cho các bạn…việc làm này rất có ý nghĩa khi tạo môi trường giáo dục thân thiện cho các em.
Giáo viên dạy Mỹ thuật cần quan tâm phát hiện và bồi dưỡng cho học sinh có năng khiếu tham gia hội thi “ Vẽ tranh trên máy vi tính” cấp huyện và tỉnh.
5.2 Triển khai dạy học ngoại ngữ
Chỉ đạo triển khai dạy học Tiếng Anh theo chương trình Tiếng Anh của Bộ GD&ĐT, 4 tiết/tuần đối với học sinh lớp 3, 4, 5. Dạy học tiếng Anh 2 tiết/tuần đối với lớp 1, 2.
Việc ra đề kiểm tra định kỳ theo Quyết định số 1479/QĐ-BGDĐT ngày 10/5/2016 của Bộ về Ban hành định dạng đề thi đánh giá năng lực sử dụng Tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, trong đó tập trung phát triển 2 kỹ năng: Nghe và Nói.
Khuyến khích các trường tổ chức dạy học Tiếng Anh thông qua dạy các môn TNXH, Khoa học và Toán để các em có điều kiện mở rộng vốn từ.
Tăng cường môi trường sử dụng tiếng Anh cho giáo viên và học sinh; khuyến khích đọc sách, truyện tiếng Anh; phát động phòng trào tất cả giáo viên tham gia cùng học tiếng Anh với học sinh.
Giáo viên dạy Tiếng Anh cần quan tâm phát hiện và bồi dưỡng cho học sinh có năng khiếu về Tiếng Anh tham gia giao lưu Câu lạc bộ học sinh năng khiếu môn Tiếng Anh khối 4&5 cấp huyện và tỉnh.
5.3 Triển khai dạy học môn Tin học
Tổ chức dạy học môn Tin học lớp 3, 4, 5 theo chương trình GDPT mới, trong giờ học đảm bảo ít nhất là 2 học sinh/máy tính.
Ngoài chương trình dạy học đã quy định cần hướng dẫn học sinh làm quen với internet, thư điện tử và đẩy mạnh các hoạt động giáo dục có nội dung tin học để học sinh có điều kiện vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế.
Giáo viên dạy Tin học cần quan tâm phát hiện và bồi dưỡng cho học sinh có năng khiếu về Tin học để tạo cơ hội cho các em giao lưu cùng bạn bè trên địa bàn huyện, tỉnh.
5.4 Triển khai dạy học môn Công nghệ
Tổ chức dạy học môn Công nghệ lớp 3, 4, 5 theo chương trình GDPT mới.
Ngoài chương trình dạy học đã quy định, cần hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động trải nghiệm để học sinh có điều kiện vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế.
5.5. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh:
- Thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh theo thông tư 27; đánh giá đúng thực chất, chính xác từng môn học trên từng học sinh.
- Trong đánh giá thường xuyên, giáo viên kết hợp nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá để đảm bảo có thêm minh chứng tin cậy, xác đáng trong quá trình đánh giá học sinh.
- Về đánh giá kết quả học tập của học sinh, giáo viên xác định mức độ hoàn thành, yêu cầu cần đạt đối với từng môn học để có biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, phụ đạo học sinh năng lực học tập còn hạn chế.
- Trong quá trình đánh giá bằng nhận xét ngoài bằng lời nói, khi chấm bài cần ghi rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu và phải chỉ ra được những chỗ chưa đạt so với yêu cầu của học sinh để giúp các em tiếp tục cố gắng nhằm đạt được yêu cầu cần đạt.
- Chú trọng việc xây dựng ma trận đề kiểm tra định kỳ đảm bảo theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, định hướng phát triển năng lực học sinh. Thực hiện theo quy trình tổ chức kiểm tra theo hướng đề chung cho khối lớp ở các bài kiểm tra định kỳ.
6. Thực hiện kế hoạch, thời gian năm học:
6.1. Các mốc thời gian thực hiện:
- Ngày tựu trường 20/8/2024 đối với lớp 1, ngày 26/8/2024 đối với lớp 2,3,4,5; Khai giảng năm học 05/9/2023;
- Học kỳ 1: từ 05/9/2024 đến trước 18/01/2025;
- Học kỳ 2: từ 20/01/2025 đến trước 25/5/2025;
- Ngày kết thúc năm học: trước 31/5/2025;
- Xét công nhận Hoàn thành chương trình tiểu học trước ngày 31/5/2025;
- Hoàn thành công tác tuyển sinh lớp 1 trước ngày 31/7/2025.
6.2. Thời gian thực học: Đảm bảo thời gian tối thiểu 35 tuần (trong đó học kỳ 1, 18 tuần, học kỳ 2, 17 tuần)
6.3. Thời gian nghỉ cuối kì và nghỉ các ngày lễ, tết:
- Nghỉ cuối kì 1: 1 tuần, sau khi thực hiện xong chương trình tuần 18 (củng cố kiến thức cho học sinh chưa hoàn thành, sinh hoạt chuyên môn, tổ chức trải nghiệm, kĩ năng sống cho học sinh…);
- Nghỉ các ngày lễ, Tết thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trong trường hợp đặc biệt như thời tiết khắc nghiệt, thiên tai, dịch bệnh... Phòng GD&ĐT sẽ báo cáo UBND huyện để quyết định cho học sinh nghỉ học và bố trí dạy bù vào thời gian phù hợp.
7. Về chuyên môn nghiệp vụ:
- Đảm bảo ngày giờ công lao động, hồ sơ quy định của ngành phải đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
- Mỗi giáo viên trước khi lên lớp phải soạn bài đúng, đủ, khoa học theo lịch báo giảng và thời khoá biểu, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học công văn 2345 và TT 27 của BGD.
- Ứng dụng CNTT vào việc soạn giảng dạy để lôi cuốn học sinh tích cực học tập.
- Chấm, chữa bài thường xuyên và khách quan để động viên các em.
- Tích cực dự giờ đồng nghiệp để học hỏi, đúc rút kinh nghiệm.
- Thường xuyên tự học để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
- Tham gia đầy đủ, nhiệt tình các buổi hội thảo, thao giảng do trường tổ chức.
- Tham gia sinh hoạt chuyên môn thường xuyên theo quy định.
- Cùng tham gia các hoạt động của các đoàn thể trong nhà trường.
a. Đối với tổ:
- Nâng cao chất lượng hoạt động và hình thức sinh hoạt của tổ khối chuyên môn và từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và chất lượng học tập của học sinh.
- Sự chỉ đạo của chuyên môn, nhà trường tổ lên kế hoạch thực hiện :
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn đều đặn 2 lần /tháng. Có kế hoạch chỉ đạo kịp thời để giáo viên trong tổ thực hiện đúng quy chế chuyên môn.
- Dự giờ thao giảng 6 tiết/năm/1 giáo viên.
- Dự giờ đồng nghiệp: Mỗi giáo viên 15 - 20 tiết/ học kỳ.
- Tổ trưởng duyệt giáo án 4 tuần/lần.
- Triển khai chuyên đề trong năm học: 01 chuyên đề
Thời gian |
Tên chuyên đề
|
Giáo viên thực hiện |
Tháng 2/2025 |
Một số biện pháp cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh lớp 3 trường tiểu học Phò Ninh. |
Trần Thị Khánh Hương |
- Thường xuyên nhắc nhở các giáo viên phải bám sát kế hoạch của nhà trường, chuyên môn và các đoàn thể để thực hiện tốt. Tham gia đầy đủ các buổi họp hội đồng, công đoàn, hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Lập kế hoạch hoạt động cụ thể từng tuần, từng tháng, từng học kỳ cụ thể.
b. Đối với giáo viên:
- Tất cả thành viên trong tổ phải thực hiện tốt quy chế chuyên môn, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
- Giáo viên lên lớp phải có đủ bài soạn, có chất lượng, soạn giảng đầy đủ, khoa học theo phương pháp mới và theo chuẩn kiến thức kỹ năng.
- Mỗi giáo viên thao giảng 6 tiết/1 năm, dự giờ 15-18 tiết/ 1học kỳ.
- Luôn luôn phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, thường xuyên gặp gỡ trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của các em để cùng kết hợp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho các em.
- Không ngừng tự học tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
- Có tinh thần phấn đấu thi đua trong các phong trào.
- Thường xuyên dự giờ để rút kinh nghiệm cho bản thân và cho đồng nghiệp.
D. CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU TRONG NĂM 2024 - 2025
I. Công tác số lượng:
- Toàn tổ duy trì 458 em đến cuối năm học. Đạt tỷ lệ : 100 %
- Luôn luôn động viên an ủi học sinh có hoàn cảnh khó khăn thường xuyên đi học.
- Tạo môi trường thân thiện, lớp học thân thiện để lôi cuốn các em tham gia học tập có hiệu quả.
II.Chất lượng giáo dục:
1. Đánh giá thường xuyên các môn học.
a. Môn Âm nhạc - Mỹ thuật:
Lớp |
TSHS |
Nữ |
Âm nhạc |
Mĩ thuật |
||||||||||
T |
H |
C |
T |
H |
C |
|||||||||
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
|||
1/1 |
29 |
16 |
10 |
34,5 |
19 |
65,5 |
|
|
16 |
55,2 |
13 |
44,8 |
|
|
1/2 |
25 |
14 |
8 |
32,0 |
17 |
68,0 |
|
|
12 |
48,0 |
13 |
52,0 |
|
|
1/3 |
25 |
11 |
6 |
24,0 |
19 |
76,0 |
|
|
10 |
40,0 |
15 |
60,0 |
|
|
K1 |
79 |
41 |
24 |
30,4 |
55 |
69,6 |
|
|
38 |
48,1 |
41 |
51,9 |
|
|
2/1 |
32 |
14 |
12 |
37,5 |
20 |
62,5 |
|
|
18 |
56,3 |
14 |
43,8 |
|
|
2/2 |
28 |
10 |
11 |
39,3 |
17 |
60,7 |
|
|
14 |
50,0 |
14 |
50,0 |
|
|
2/3 |
27 |
13 |
9 |
33,3 |
18 |
66,7 |
|
|
12 |
44,4 |
15 |
55,6 |
|
|
K2 |
87 |
37 |
32 |
36,8 |
55 |
63,2 |
|
|
44 |
50,6 |
43 |
49,4 |
|
|
3/1 |
31 |
17 |
15 |
48,4 |
16 |
51,6 |
|
|
18 |
58,1 |
13 |
41,9 |
|
|
3/2 |
32 |
15 |
12 |
37,5 |
20 |
62,5 |
|
|
17 |
53,1 |
15 |
46,9 |
|
|
3/3 |
29 |
12 |
10 |
34,5 |
19 |
65,5 |
|
|
14 |
48,3 |
15 |
51,7 |
|
|
K3 |
92 |
44 |
37 |
40,2 |
55 |
59,8 |
|
|
49 |
53,3 |
43 |
46,7 |
|
|
4/1 |
32 |
18 |
14 |
43,8 |
18 |
56,3 |
|
|
16 |
50,0 |
16 |
50,0 |
|
|
4/2 |
32 Các tin khác
|