Ai làm chủ giáo dục có thể thay đổi thế giới ''

Đăng nhập
 » Kế hoạch » Kế hoạch năm

Tổ 1-2-3

Cập nhật lúc : 10:13 10/11/2014  

Kế hoạch năm 2015-2016

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN

NĂM HỌC 2014 – 2015

 

            Căn cứ vào công văn số 11/PGD&ĐT-CM ngày 12 tháng 9 năm 2014 của Phòng GD&ĐT huyện Phong Điền V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014- 2015 cấp Tiểu học;

            Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học 2014 – 2015 của Trường Tiểu học Phò Ninh;

            Căn cứ vào kế hoạch hoạt động chuyên môn, quy trình chuyên môn của nhà trường;

            Căn cứ vào tình hình thực tế của tổ khối:

           Tổ  1- 2- 3 xây dựng kế hoạch năm học 2014 - 2015 như sau:

A.  ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

1. Về đội ngũ giáo viên :

 

STT

Họ và tên

Năm sinh

Năm vào ngành

Trình độ đào tạo

Nhiệm vụ được giao

1

Trần Thị Minh Hạnh

1967

1997

CĐSP

TT- CN 2/1

2

Trần Thị Thanh Thúy

1972

1993

CĐSP

CN 1/1

3

Ngô Thị Xuân Thắm

1977

1997

CĐSP

CN 1/2

4

Hoàng Thị Ngọc Thủy

1967

1988

CĐSP

TP - CN 2/2

5

Nguyễn Thị Châu Hồng

1978

1998

CĐSP

CN 2/3

6

Mai Đức Hoanh

1960

1983

ĐHSP

CN 3/1

7

Phạm Thị Thu Thảo

1964

1987

CĐSP

CN 3/2

8

Trương Thị Mỵ

1981

2005

CĐSP

GV Mĩ thuật

 

2. Về học sinh:

Tổng số học sinh đầu năm trong tổ là 204 em được chia ra:

      Khối 1 :  68  em                             Nữ : 27em

      Khối 2  : 84  em                               Nữ : 45em

      Khối 3 :  52  em                               Nữ : 17em

3. Những thuận lợi và khó khăn :

a. Thuận lợi:

* Giáo viên:

            - Tổ luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của ban giám hiệu cũng như các đoàn thể trong trường.

            -  Đội ngũ giáo viên luôn nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ. Nhiều thầy cô giáo tâm huyết với nghề, yêu thương học sinh hết mực, giành nhiều thời gian, công sức để dạy dỗ, dìu dắt học sinh.

            - Các giáo viên trong tổ đều có trình độ A tin học trở lên, nên rất thành thạo trong việc sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy.

            - 100% giáo viên trong tổ đạt chuẩn trình độ sư phạm, tập thể giáo viên trong tổ đoàn kết, nhiệt tình trong công tác có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy.

   - Tất cả các thành viên trong tổ đều đã được tiếp thu về đổi mới nội dung chương trình SGK do phòng, trường  triển khai và nắm tương đối chắc  các phương pháp giảng dạy ở tất cả các môn học.

* Học sinh:

            - Phần lớn đa số các bậc phụ huynh đã quan tâm đến việc học tập của con em mình

   - Đã chuẩn bị đồ dùng học tập thiết yếu phục vụ cho việc học tập.

   - Học sinh của các lớp đa số nằm ở địa bàn gần trường nên việc trao đổi về việc học tập của học sinh với phụ huynh dễ dàng. Hầu hết các em chăm ngoan, lễ phép, chăm chỉ học tập.

   - Phòng học khang trang, có đủ ánh sáng và quạt mát.

b. Khó khăn:

            - Một số học sinh thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên  thường phải phụ giúp cha mẹ công việc gia đình, ít có thời gian học tập ở nhà. Một số đồ dùng, trang thiết bị dạy học của nhà trường còn thiếu, chưa đồng bộ .

-Trình độ nhận thức của các em trong lớp không đồng đều. Một số em nhận thức quá chậm và chưa có ý thức học tập, chấp hành nội quy nề nếp trường lớp.

- Có một số học sinh khuyết tật nên rất khó khăn với trong việc tiếp thu kiến thức và hoà đồng cùng các bạn.

B. CÁC NHIỆM VỤ CHUNG:

            1. Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, củng cố kết quả cuộc vận động chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục; Chỉ thị số 2516/CT-BGD&ĐT ngày 18/5/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được lồng ghép vào các môn học Đạo đức, TNXH, Tiếng Việt, Lịch sử và đẩy mạnh hoạt động ngoại khoá như xây dựng chủ đề sinh hoạt theo tháng, vào thời điểm đầu năm học, ngày thành lập Đảng, Đoàn, Đội, ngày sinh của Bác....... Nội dung tập trung vào giáo dục học sinh lễ phép, kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn tuổi; thương yêu giúp đỡ bạn bè, xây dựng lối sống văn minh trong ứng xử, giao tiếp, không vi phạm nội quy nhà trường; thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy….

- Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo theo tinh thần Quyết định số 16/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/4/2008 về Ban hành Quy định đạo đức nhà giáo; coi trọng rèn luyện phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp gắn liền với việc thực hiện Điều lệ trường tiểu học; tạo điều kiện, cơ hội động viên, khuyến khích cán bộ quản lý, giáo viên học tập và sáng tạo, phát hiện và đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo.

2. Tiếp tục thực hiện sáng tạo các nội dung “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thông qua các hoạt động và việc làm thiết thực, thường niên của các trường tiểu học.

- Xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp - an toàn, đảm bảo đủ nước sạch và nhà vệ sinh hợp vệ sinh. Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho học sinh khi ở trường.

- Chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua việc trang trí trường lớp, xây dựng các quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường, các môn học, các hoạt động ngoại khóa và việc phối hợp với gia đình và cộng đồng trong các hoạt động giáo dục.

- Đưa các nội dung giáo dục văn hóa truyền thống vào nhà trường như hát dân ca, trò chơi dân gian,...Chú trọng các hoạt động thể dục, thể thao vui chơi giải trí tích cực phù hợp đối tượng học sinh, điều kiện của nhà trường và địa phương.

C. CÁC NHIỆM VỤ, CHỈ TIÊU VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

I. Công tác tư tưởng chính trị - chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên:

1. Về tư tưởng chính trị:

* Yêu cầu:

- Tiếp tục đẩy mạnh việc: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", tiếp tục thực hiện cuộc vận động: " Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo" và phong trào: " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong toàn ngành.

- Chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Thực hiện tốt nội quy, quy chế của trường cũng như của ngành đề ra.

- Tận tụy, hăng say, nhiệt tình trong công tác cũng như công việc được giao.

 * Biện pháp:

            - Các thành viên trong tổ phải  thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực”.

- Tham gia học tập đầy đủ các Chỉ thị - Nghị quyết của Đảng khi được triển khai. Chấp hành tốt chủ tr­ương, chính sách của Đảng và Nhà n­ước.

- Nêu cao tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ.

2. Về chuyên môn nghiệp vụ:

* Yêu cầu:

- Đảm bảo ngày giờ công lao động, hồ sơ quy định của ngành phải đầy đủ và đảm bảo chất lượng.

             - Mỗi giáo viên trước khi lên lớp phải soạn bài đúng, đủ, khoa học theo lịch báo giảng và thời khoá biểu, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học và công văn 5842 v/v Hướng dẫn điều chỉnh dạy học các môn học cấp tiểu học.

- Ứng dụng CNTT vào việc soạn bài và giảng dạy để lôi cuốn học sinh tích cực học tập.

- Chấm, chữa bài thường xuyên và khách quan để động viên các em.

- Tích cực dự giờ đồng nghiệp để học hỏi, đúc rút kinh nghiệm.

- Thường xuyên tự học để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

- Tham gia đầy đủ, nhiệt tình các buổi hội thảo, thao giảng do trường tổ chức.

- Tham gia sinh hoạt chuyên môn thường xuyên theo quy định.

- Cùng tham gia các hoạt động của các đoàn thể trong nhà trường.

a/ Đối với tổ

- Nâng cao chất lượng hoạt động và hình thức sinh hoạt của tổ khối chuyên môn và từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và chất lượng học tập của học sinh.

-  Sự chỉ đạo của chuyên môn, nhà trường tổ lên kế hoạch thực hiện :

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn đều đặn 2 lần /tháng. Có kế hoạch chỉ đạo kịp thời để giáo viên trong tổ thực hiện đúng quy chế chuyên môn.

+ Dự giờ thao giảng 6 tiết/ năm / 1 giáo viên.

+ Kiểm tra hồ sơ giáo viên mỗi tuần/1 lần

+ Kiểm tra vở sạch chữ đẹp 2 tháng 1 lần

- Phân công cụ thể từng giáo viên dạy chuyên đề để cùng nhau xây dựng tiết dạy có hiệu quả nhất.

- Thường xuyên nhắc nhở các giáo viên phải bám sát kế hoạch của nhà trường, chuyên môn và các đoàn thể để thực hiện tốt. Tham gia đầy đủ các buổi họp hội đồng, công đoàn, hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Duy trì sĩ số học sinh đến cuối năm học, đóng góp đầy đủ, kịp thời các loại quỹ do nhà trường đề ra.

- Lập kế hoạch hoạt động cụ thể từng tuần, từng tháng, từng học kỳ cụ thể.

b/  Đối với giáo viên

- Tất cả thành viên trong tổ phải thực hiện tốt quy chế chuyên môn, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

- Giáo viên lên lớp phải có đủ bài soạn, có chất lượng, soạn giảng đầy đủ, khoa học theo phương pháp mới và theo chuẩn kiến thức kỹ năng.

- Mỗi giáo viên thao giảng 6 tiết / 1 năm,  dự giờ 18 tiết/ 1học kỳ.

- Luôn luôn phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, thường xuyên gặp gỡ trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của các em để cùng kết hợp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho các em.

- Không ngừng tự học tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

- Có tinh thần phấn đấu thi đua trong các phong trào.

- Thường xuyên dự giờ để rút kinh nghiệm cho bản thân và cho đồng nghiệp.

II. Công tác duy trì số lượng:

* Chỉ tiêu :

 Toàn tổ duy trì  204 em đến cuối năm học. Đạt tỷ lệ : 100%

* Biện pháp :

- Trong các tiết dạy giáo viên luôn tạo tình huống sôi động để các em có hứng thú học tập.

- Luôn luôn động viên an ủi học sinh có hoàn cảnh khó khăn thường xuyên đi học.

- Tạo môi trường thân thiện, lớp học thân thiện để lôi cuốn các em tham gia học tập có hiệu quả.

III. Công tác nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện :

1. Chất lượng giáo dục hạnh kiểm :

* Chỉ tiêu:

- Toàn tổ có  204 học sinh, cả 3 khối lớp đều phấn đấu 100% học sinh thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của học sinh, không có học sinh thực hiện không đầy đủ.

- Học sinh cả 3 khối đều tham gia tích cực các hoạt động của lớp, của trường

* Biện pháp:

- Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá thi đua hàng tuần, xây dựng nề nếp tự quản.

- Nêu gương “Người tốt việc tốt” cho học sinh noi theo.

- Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá thi đua hàng tuần, xây dựng nề nếp tự quản.

- Thường xuyên rèn luyện, bồi dưỡng tính trung thực, lương thiện, giáo dục các em biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, biết giúp đỡ những hoàn cảnh gặp khó khăn, biết chào hỏi lễ phép người lớn.

- Xây dựng nề nếp và lớp học thân thiện.

- Đẩy mạnh phong trào thi đua “Trường học thân thiện học sinh tích cực” bằng  nhiều hình thức, tổ chức phong phú các trò chơi dân gian  nhằm giúp các em giữ được nếp sống hồn nhiên của tuổi thơ.

- Quan tâm lưu ý đến học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn.

- Giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm, thường xuyên kiểm tra nhận thức của học sinh về 5 nhiệm vụ của người học sinh.

- Coi trọng việc dạy chữ kết hợp với dạy người, nâng cao chất lượng giảng dạy môn Đạo đức, chú trọng tiết thực hành để hình thành cho các em một số chuẩn mực đạo đức phù hợp với lứa tuổi.

- Phối hợp ba môi trường “ Nhà trường, gia đình và xã hội” để cùng giáo dục các em.

2. Chất lượng giáo dục học lực :

* Chỉ tiêu :

a/ Các môn đánh giá bằng điểm số :

 

Lớp

TSHS

TOÁN

Giỏi

Khá

Tbình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1/1

34

18

53,0

12

35,2

4

11,8

0

 

1/2

34

17

50.0

12

35,2

4

11,8

1

3,0

K.I

68

35

51,5

24

35,2

8

11,8

1

1,5

2/1

28

15

53,6

6

21,4

7

25,0

0

 

2/2

29

10

34,5

11

37,9

7

24,1

1

3,5

2/3

27

10

37,1

10

37,1

7

25,8

0

 

K.II

84

35

41,7

27

32,1

21

25,0

1

1,2

3/1

25

10

40,0

10

40,0

5

20,0

0

 

3/2

27

13

48,1

10

37,1

4

14,8

0

 

K.III

52

23

44,2

20

38,5

9

17,3

0

 

 

Lớp

TSHS

TIẾNG VIỆT

Giỏi

Khá

Tbình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1/1

34

16

47,1

12

35,3

6

17,6

0

 

1/2

34

15

44,1

12

35,3

6

17,6

1

3,0

K.I

68

31

45,6

24

35,3

12

17,6

1

1,5

2/1

28

12

42,8

8

28,6

8

28,6

0

 

2/2

29

10

34,5

11

37,9

8

27,6

0

 

2/3

27

10

37,0

10

37,0

7

26,0

0

 

K.II

84

32

38,0

29

34,6

23

27,4

0

 

3/1

25

8

32,0

12

48,0

5

20,0

0

 

3/2

27

10

37,1

10

37,1

7

25,8

0

 

K.III

52

18

34,6

22

42,3

12

23,1

0

 

 

b/ Các môn đánh giá bằng nhận xét :

 

Lớp

TS

Âm nhạc

Mĩ thuật

Thủ công

Đạo đức

TNXH

Thể dục

A+

A

A+

A

A+

A

A+

A

A+

A

A+

A

1/1

34

10

24

8

26

9

25

8

26

8

26

7

27

1/2

34

8

26

7

27

8

26

9

25

8

26

7

27

K.I

68

18

50

15

53

17

51

17

51

16

52

14

54

2/1

28

10

18

8

20

5

23

7

21

8

20

7

21

2/2

29

5

24

6

23

7

22

7

22

5

24

7

22

2/3

27

5

22

5

22

10

17

10

17

8

19

7

20

K.II

84

20

64

19

65

22

62

24

60

21

63

21

63

3/1

25

9

16

5

20

5

20

7

18

6

19

10

16

3/2

27

6

21

6

21

5

22

7

20

7

20

10

16

K.III

52

15

37

11

41

10

42

14

38

13

39

20

32

 

c/ Chất lượng giáo dục :

 

Lớp

TSHS

Giỏi

Khá

T. Bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1/1

34

16

47,1

12

35,3

6

17,6

0

 

1/2

34

14

41,2

13

38,2

6

17,6

1

3,0

K.I

68

30

44,1

25

36,8

12

17,6

1

1,5

2/1

28

12

42,8

8

28,6

8

28,6

0

 

2/2

29

10

34,5

11

37,9

7

24,1

1

3,5

2/3

27

10

37,0

10

37,0

7

26,0

0

 

K.II

84

32

38,0

29

34,5

22

26,3

1

1,2

3/1

25

8

32,0

12

48,0

5

20,0

0

 

3/2

27

10

37,1

10

37,1

7

25,8

0

 

K.III

52

18

34,6

22

42,3

12

23,1

0

 

*Biện pháp:

- Thực hiện giáo dục toàn diện ở bậc Tiểu học. Giáo viên cần nắm vững nội dung sách giáo khoa, nắm vững Thông tư quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học của Bộ GD& ĐT. Thực hiện đổi mới phương pháp  dạy học và thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức và kỹ năng các môn học ở cấp tiểu học.

- Thực hiện theo phương châm phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh.

- Nắm chắc kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu từng môn học.       

- Khảo sát chất lượng đầu năm, phân loại học sinh. Nắm rõ từng em yếu các môn học cụ thể để có biện pháp phụ đạo kịp thời. Tổ kết hợp với Ban giám hiệu kiểm tra học sinh yếu hàng tháng.

- Thường xuyên chấm, chữa kịp thời để động viên các em.

- Phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi để bổ sung cho đội tuyển học sinh giỏi của trường.

- Kịp thời biểu dương những học sinh học tập tốt bên cạnh đó cũng động viên các em học yếu hơn.

IV. Công tác tham gia các phong trào thi đua và thực hiện các cuộc vận động :

1. Đăng ký tham gia các hội thi theo kế hoạch của PGD

a. Đối với học sinh

* Chỉ tiêu:

Tất cả các lớp tham gia thi “Vở sạch- chữ đẹp” cấp trường, 2 lớp đạt giải cấp huyện và tham gia dự thi cấp tỉnh.

            - Đăng kí thi : “ Giữ vở sạch- Viết chữ đẹp” .

+ Lớp 1/1 ( Cô Trần Thị Thanh Thúy )

+ Lớp 2/1 ( Cô Trần Thị Minh Hạnh )

+ Lớp 3/2 ( Cô Phạm Thị Thu Thảo )

- Thi “ Viết chữ đẹp’ học sinh.

+ Lớp 1/1 : 03em : Hồ Thanh Nhật Phước, Trần Hoàng Bảo Nhi, Phạm Hồng Phúc.

+ Lớp 1/2 : 02em : Nguyễn Anh Nhật Huy, Hồ Thị Hồng Ngọc.

            + Lớp 2/1 : 02em : Nguyễn Phan Thủy Tiên, Hoàng Thị Diệu Hương

            + Lớp 2/2 : 03em : Dương Thị Nguyệt Dung, Hồ Thị Quỳnh Chi, Phạm Anh Khoa.

            + Lớp 3/1  : 02em : Trần Thị Trà, Hồ Văn Bình.

            + Lớp 3/2 : 03em :Phạm Nguyễn My Dung, Phan Phước Yến Thi, , Phạm Trung Tín.

* Biện pháp:

- Ngay từ đầu năm giáo viên chủ nhiệm giáo dục các em ý thức rèn chữ giữ vở

- Chấm chữa kịp thời để uốn nắn và sửa sai cho các em.

- Nhắc nhở động viên các em tham gia đồng thời kết hợp với phụ huynh học sinh tạo điều kiện về thời gian và cơ sở vật chất để các em được học tập tốt.

- Thi chữ viết đẹp hàng tháng để biểu dương các em.

b. Đối với giáo viên:

* Chỉ tiêu:

            - 100% giáo viên trong tổ tham gia hội thi giáo viên giỏi cấp trường .

            - 100% giáo viên tham gia thi hồ sơ giáo án cấp trường

            - 02 giáo viên dạy giỏi cấp huyện.

            + Ngô Thị Xuân Thắm

            + Nguyễn Thị Châu Hồng

            * Biện pháp:

             - Tiếp tục làm tốt công tác bồ